Ăn nước ao cạnh đường ống nước Sông Đà
Chỉ cách đường ống nước Sông Đà không đầy 2km, thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vẫn phải dùng nước ao trong chính danh nông dân thành phố.
Dân làng ở đây chưa bao giờ biết đến nước sạch nhà máy, nước giếng khoan là nguồn “nước sạch” chủ động duy nhất họ dùng cho mọi sinh hoạt thường ngày. Nhưng, 3 năm trở lại đây giếng khoan cũng không còn nước. Xoay xở mọi cách, có những gia đình chi đến 70 triệu khoan giếng, song sâu trong lòng đất 70m nước vẫn không có đủ dùng. Thế là cái ao làng, trước chỉ để khoắng chân lúc đi làm đồng về nay trở thành nguồn cấp nước chính.
Hàng trăm vòi lớn bé từ nhà dân xổ ra cắm xuống ao hút nước, trong khi bên cạnh là con mương nước thải của thôn đang bốc mùi. Nỗi khổ, nguy cơ bệnh tật khi phải ăn nước ao tù của người dân Ngọc Than đã diễn ra nhiều năm, và cho đến nay vẫn chưa thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết.
Thiết nghĩ, sự bàng quan đến vô tâm của chính quyền đã – đang – sẽ bắt người dân phải chịu đựng đến bao lâu nữa?
Đập ngay vào mắt khi đến thôn Ngọc Than là đường ống dẫn nước ao mắc chi chít trên cột điện.
Những búi ống nước này dẫn xa nhất có thể lên đến 1km.
Ở ao đình – nơi thả cá – hàng trăm đường ống lớn nhỏ cắm xuống mặt nước không mấy sạch, và nặng mùi khi gió quẩn. Mỗi khi tát ao, người ta lại xây giếng sâu xuống đáy ao, cắm ống xuống đó để lấy nước trong hơn.
Tình trạng phải dùng nước ao để sinh hoạt đã rộ lên khoảng 3 năm nay, khi nguồn nước giếng khoan trong lòng đất đã cạn.
Chị Nguyễn Thị Dung thôn Ngọc Than đang mang cát ra bờ ao rửa, sau đó bỏ vào bể ở nhà để lọc nước ao dùng sinh hoạt.
Người làng Ngọc Than thông ống, sửa lại các đầu rọ đã bị đất trét đặc khi cái nóng bắt đầu gay gắt.
Video đang HOT
Việc đi xin nước ăn ở đây xảy ra như cơm bữa.
Mặc dù nước ao được dùng để sinh hoạt, nhưng dân làng vẫn phải dùng nước vào những việc khác như rửa cuốc xẻng…
Dàn ống nước đua nhau thả xuống ao từ những nhà mặt đường.
Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.
Bờ ao là nơi người dân rửa ráy, tắm giặt…mọi thứ đều mang ra đây cả giống như cách sinh hoạt ở giếng làng các vùng quê.
Lũ trẻ vẫn tắm, các vòi nước vẫn sục xuống ao hút nước, và bên bờ bên kia là chuồng lợn với hệ thống xả nước trực tiếp ra ao.
Nếu thấy nước ven bờ chưa đủ trong, người ta sẽ cất công mắc dàn ống ra giữa ao cho “sạch sẽ”. Thật cám cảnh!
Theo Dantri
Chuyện về cặp giường nóng, lạnh của "Công tử Bạc Liêu"
Tại chùa Sà Lôn (hay còn gọi là chùa Chén Kiểu) ở Sóc Trăng hiện có lưu giữ hai cặp giường được cho là của "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Điều đặc biệt ở hai chiếc giường này là "trái cực" nhau, một chiếc nóng, một chiếc lạnh.
Mới đây, PV Dân trí tìm đến chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) và được chiêm ngưỡng cặp giường này ngay trong chùa.
Ông Trần Văn Hai (62 tuổi), một người làm công quả sống cố cựu ở chùa, xác nhận, cặp giường này chính là của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Theo ông Hai, cặp giường được nhà chùa mua lại từ người khác vào khoảng năm 1950 - 1960.
Theo quan sát của PV, cặp giường có cấu trúc tương tự nhau, màu nâu đen, mỗi chiếc cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, nhưng có hoa văn trang trí khác nhau và điều đặc biệt ở cặp giường này là có một cái nóng và một cái lạnh. Theo ông Hai, ở phần mặt nền của chiếc giường nóng có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực.
Chiếc giường nóng với mặt giường lót bằng các miễng gỗ giáng hương.
Nói về giá trị của mỗi chiếc giường, ông Hai cho biết, thời đó nhà chùa mua lại chiếc giường lạnh khoảng 5.000 đồng, còn giường nóng khoảng 9.500 đồng. "Những năm 45, lúc đó lúa chỉ có bốn cắc năm một giạ nên giá trị của mỗi chiếc giường là rất lớn, chỉ có nhà giàu mới sở hữu những đồ vật như thế này", ông Hai nói.
Trải qua thời gian, dù được lưu giữ cẩn thận nhưng hai chiếc giường cũng đã có dấu hiệu xuống cấp, hiện nhà chùa không cho khách lên ngồi, nằm thử khi đến tham quan nữa mà rào lại, chỉ cho phép chiêm ngưỡng.
Chiếc giường lạnh với những miếng đá lớn lót làm mặt nền.
Ngoài cặp giường nóng lạnh, tại chùa còn giữ một chiếc bàn dài và một chiếc bàn tròn mà theo ông Hai cũng là của gia đình "Công tử Bạc Liêu". Ngay tại chiếc bàn tròn, nhà chùa cũng có treo hình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy.
Ông Hai cho biết, mặt bàn dài là gỗ đỏ, chân gỗ bằng cẩm lai; còn mặt bàn tròn trên lót đá, chân bằng gỗ mun đen, hai chiếc bàn đều có cấu trúc, hoa văn đẹp mắt. Theo ông Hai, hai chiếc bàn được nhà chùa mua khoảng năm 1948, trong đó bàn dài có giá 4.000 đồng, còn bàn tròn khoảng 1.200 đồng.
Bàn tròn có mặt bàn làm bằng đá, có nhiều hoa văn độc đáo.
Những đồ vật này, theo ông Hai đã trải qua 3 đời trụ trì chùa. Vào những buổi lễ lớn hoặc ngày thường có nhiều người đến chùa tham quan, họ rất quan tâm chiêm ngưỡng khi biết đó là những đồ dùng của gia đình "Công tử Bạc Liêu" - một trong những gia đình giàu có bậc nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh.
Bàn dài làm từ gỗ quý của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Qua tìm hiểu một số tưu liệu, gia đình "Công tử Bạc Liêu" có một ngôi nhà gọi là Nhà Lầu ở điền Bàu Sàng (Vĩnh Lợi), đây là nơi gia đình Trần Trinh Huy dùng để điều hành công việc trong điền. Những năm 1945, do tình thế đất nước, gia đình Trần Trinh Huy cho người chở nhiều đồ dùng quý giá từ Nhà Lớn (Khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay) như bàn thờ, tủ kiếng, sa-lông, bộ trường kỷ cẩm lại cẩn xà cừ, giường, tủ...vào cất giữ trong Nhà Lầu. Sau đó, Nhà Lầu bị tá điền cướp nhiều tài sản rồi bị đốt trụi. Những đồ vật nói ở trên là những đồ vật ở Nhà Lầu trước đây.
Nói về nguồn gốc của những đồ vật đang được lưu giữ ở chùa Chén Kiểu, khi tiếp xúc với PV Dân trí, ông Trần Trinh Đức (con trai "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy) xác nhận, các đồ vật ở chùa Chén Kiểu đều là của cha ông ngày xưa.
Theo Dantri
Vụ trúng trầm 100 tỷ đồng: Dân bị lừa mua trầm 'đểu' Liên quan đến vụ hai cha con ông Tr., ở thôn Trằm Mé (xã Sơn Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) "trúng" trầm trị giá nhiều tỉ đồng khi đi rừng tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, ngày 9/5, lực lượng chức năng gồm kiểm lâm, công an tiếp tục được huy động để chốt chặn các điểm, đồng thời xác minh sự việc....