An ninh và hải quan soi chiếu chung ở các sân bay
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh vừa yêu cầu các sân bay và cảng vụ hàng không thực hiện một điểm soi chiếu chung an ninh và hải quan trong quý 4 năm nay.
Cục Hàng không vừa yêu cầu Tổng công ty cảng hàng không chủ trì, phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố và cac Cảng vụ hàng không xây dựng quy chế phối hợp kiểm tra, soi chiếu hành khách, hành lý trên các chuyến bay quốc tế trong quý 4 năm nay. Cac cang vu được giao giám sát việc triển khai thực hiện của các cảng hàng không, sân bay có khai thác các chuyến bay quốc tế.
Theo Cục Hàng không, việc các cảng hàng không có khai thác chuyến bay quốc tế áp dụng một điểm soi chiếu chung nằm trong quy định tại Nghị định 92 về an ninh hàng không có hiệu lực từ 27/11/2015.
Gộp chung khâu soi chiếu hành lý sẽ giảm thiểu thời gian của hành khách. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Riêng với sân bay Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không yêu cầu khẩn trương đầu tư, bố trí máy soi để thực hiện ngay trong tháng 11.
Theo một lãnh đạo Cục Hàng không, việc an ninh và hải quan cùng soi chiếu sẽ làm giảm thời gian chờ đợi của hành khách, tăng cường quản lý giám sát hải quan, phù hợp thông lệ quốc tế.
Giữa tháng 10, Tân Sơn Nhất được trang web The Guide to Sleeping in Airports,xếp hạng đứng thứ 4 trong danh sách sân bay tệ nhất châu Á. Năm 2014, sân bay này cũng bị liệt vào danh sách tệ nhất do trang web trên bình chọn. Theo đánh giá của trang web, hải quan sân bay này đã bị một số hành khách cáo buộc có tình trạng tham nhũng.
Video đang HOT
Lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó, có biện pháp thực hiện một điểm soi chiếu chung, gắn camera khu vực soi chiếu…
Đoàn Loan
Theo VNE
Người khuyết tật "gặp khó" tại nhiều sân bay
Chỉ 5/21 sân bay tại Việt Nam có xe nâng phục vụ người khuyết tật nên có trường hợp hành khách khuyết tật bị từ chối vận chuyển. Lý do đơn vị khai thác cảng "chần chừ" sắm thiết bị trên là bởi mỗi xe nâng có giá từ 5 - 7 tỷ đồng.
Vấn đề xe nâng phục vụ người khuyết tật tại sân bay mới đây được đề cập đến nhiều sau khi xảy ra việc 2 nhân viên Vietjet Air bị phạt vì từ chối làm thủ tục lên máy bay cho một hành khách khuyết tật tại sân bay Đà Nẵng. Phải thừa nhận cách xử lý cứng nhắc, chưa hợp lí của nhân viên Vietjet Air; nhưng bên cạnh đó cũng cần nhắc tới những lý do khách quan đang còn tồn tại ở nhiều sân bay.
Đại diện Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) - chủ đầu tư cũng là đơn vị khai thác các cảng hàng không - sân bay, cho biết, hiện Việt Nam có 21 cảng hàng không - sân bay, nhưng chỉ 5 sân bay có xe nâng phục vụ người khuyết tật, gồm: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc và Liên Khương. Mỗi chiếc xe nâng có giá từ 5 -7 tỷ đồng, tùy loại xe nâng với khả năng phục vụ được tối thiểu là 1 người/lần.
Số lượng xe nâng ít ỏi này được ACV cho các hãng hàng không thuê để phục vụ đối tượng hành khách là người khuyết tật. Điều này có nghĩa là ở cùng 1 sân bay, với 1 chiếc xe nâng, hãng nào đăng ký trước sẽ được thuê, hãng nào "chậm chân" thì đành chịu. Tại sân bay Nội Bài, mức phí thuê thiết bị hỗ trợ là 1,6 triệu đồng/giờ; còn tại sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc và Liên Khương, mức phí thuê xe nâng dao động từ 300.000 - 500.000 đồng cho mỗi lần phục vụ hành khách. Trong khi đó, các hãng hàng không đều áp dụng chính sách miễn phí với hành khách khuyết tật.
Mới đây 2 nhân viên Vietjet Air đã bị phạt vì từ chối phục vụ một nữ hành khách khuyết tật.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Võ Huy Cường - Phó cục trưởng Hàng không Việt Nam - cho biết, chi phí đầu tư xe nâng lớn là lí do tại các sân bay rất hạn chế loại xe này.
"Tình trạng các sân bay địa phương thiếu thiết bị hỗ trợ khá phổ biến, với 16 cảng hàng không sân bay hiện tại chưa có xe nâng thì cần tới hơn 100 tỷ đồng để mua sắm được tối thiểu 1 xe nâng. Trong khi chúng ta chưa có đủ xe nâng hỗ trợ khách đi xe lăn thì nhân viên hãng, cán bộ sân bay phải cùng hỗ trợ đưa khách khuyết tật lên, xuống máy bay vì mục tiêu phục vụ hành khách, không thể bỏ hành khách tại sân bay" - ông Cường cho biết.
Cũng theo Cục phó Võ Huy Cường, Cục Hàng không đã yêu cầu ACV rà soát các sân bay không có xe nâng trước 13/4 và xây dựng lộ trình bổ sung xe nâng tại các cảng hàng không - sân bay trên toàn quốc để nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách là người khuyết tật.
Hãng hàng không "xoay xở" thế nào?
Đại diện Vietnam Airlines cho biết, hãng có công ty phục vụ mặt đất tại 3 sân bay chính là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và các công ty này đều đang cung cấp dịch vụ thiết bị phục vụ người khuyết tật cho Vietnam Airlines, cho các hãng hàng không có hợp đồng phục vụ mặt đất và các hãng hàng không khác có nhu cầu. Còn tại các sân bay nội địa Vietnam Airlines phải ký hợp đồng thuê công ty cung cấp dịch vụ mặt đất củaACV.
"Vietnam Airlines đã đầu tư vào riêng thiết bị chuyên dùng khoảng hơn 50 tỷ đồng từ trước tới nay, bao gồm xe nâng phục vụ trên sân đỗ và các loại xe lăn chuyên dụng sử dụng dưới mặt đất và trên máy bay. Các thiết bị này đều có cơ cấu vận hành đặc chủng nên ngoài chi phí vận hành cao thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cũng không nhỏ. Đối với các sân bay nước ngoài mà Vietnam Airlines khai thác tới, chi phí thuê xe phục vụ người khuyết tật không nhỏ. Đơn cử như giá thuê dịch vụ xe lăn tại sân bay Inchoen (Hàn Quốc) là 65 USD/lần phục vụ; giá thuê xe nâng người tàn tật là 200 USD/lần phục vụ..." - đại diện Vietnam Airlines thông tin.
Theo thống kê của Vietnam Airlines, trong giai đoạn từ 2008-2009, số lượng khách yêu cầu dịch vụ xe lăn trung bình 4.000 khách/tháng, khoảng 15 khách/ngày. Số liệu từ 1/1/2015 đến 7/1/2015 cho thấy, có khoảng 140 khách/ngày đã yêu cầu dịch vụ xe lăn các loại trên toàn mạng.
Hành khách tại khu vực nhà chờ của Vietjet Air và Jetstar Pacific tại sân bay Tân Sơn Nhất
Trong khi đó,Giám đốc điều hành hãng hàng không Vietjet - ông Lưu Đức Khánh - cho hay, chính vì thiếu đồng bộ như vậy nên rất nhiều trường hợp ở sân bay xuất phát, Vietjet thuê được dịch vụ xe nâng để để phục vụ khách nhưng tại sân bay đến, đại diện VietJet phải trực tiếp "bế, cõng" hành khách khuyết tật xuống thang bộ; nhưng sau đó bị đại diện Cảng vụ hàng không nhắc nhở vì không đảm bảo an toàn.
"Đơn cử như trên chuyến bay VJ8911/HAN-BKK ngày 24/5/2014, Vietjet đã đặt dịch vụ xe nâng cho khách khuyết tật nhưng đến khi lên tàu bay thì không có phương tiện phục vụ do thiếu xe, buộc hãng phải cắt khách khuyết tật vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm khách khác. Khách khuyết tật và người nhà đã phản ứng quá khích, đập phá nhà ga, làm vỡ cửa kính tại cửa khởi hành. Kết quả, VietJet phải bồi thường cho khách kèm theo tai tiếng về dịch vụ không tốt mà thực tế là bất khả kháng tại nhà ga" - ông Khánh cho hay
Trên thực tế, việc trang bị xe nâng và các hạng tầng liên quan khác phục vụ hành khách đi máy bay là doanh nghiệp khai thác cảng hàng không-sân bay phải đầu tư, tuy nhiên hãng vận chuyển lại là đơn vị trực tiếp phục vụ đối tượng hành khách này. Bởi vậy, công bằng mà nói, trong trường hợp hành khách là người khuyết tật phản ứng vì không được phục vụ đi máy bay có phần trách nhiệm của cả đơn vị khai thác cảng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cục hàng không VN: Bắt cấp dưới lo kinh phí đi nước ngoài Kết luận thanh tra về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Cảng vụ hàng không (CVHK), Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc giao các CVHK bố trí kinh phí hơn 864 triệu đồng cho các đoàn đi nước ngoài có thành phần không phải là người của CVHK. Cảng hàng...