An ninh nước sạch
Câu chuyện “ khủng hoảng nước” ở Hà Nội, dẫu dần dần được khắc phục nhưng đặt ra một khái niệm mới “an ninh nước sạch”.
Cuộc sống người dân Hà Nội đảo lộn vì “khủng hoảng nước”. Ảnh Zing
Con người có thể nhịn ăn 1 tuần nhưng không thể nhịn uống một ngày. Không phải tự nhiên Liên Hợp quốc lấy ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước thế giới. “Nước sạch, vệ sinh và môi trường là những yếu tố mang tính căn bản, thiết yếu, thể hiện sự tôn trọng phẩm giá và quyền con người”, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres từng nhận định.
Việt Nam là nước ở vùng mưa nhiều, lắm sông suối, mặt hồ, giàu nước ngầm… nên dường như người ta đối xử “tệ bạc” với nước sạch. Có thể thấy qua việc đô thị hóa nên lấp hết hồ đô thị (Hà Nội từ năm 1954 đến nay lấp xong 80%), ô nhiễm nước từ sông, suối đến nước ngầm.
Có sang các nước vùng Vịnh, nơi chủ yếu là sa mạc và chỉ mưa một tháng trong năm, mới thấy xót xa cho giọt nước Việt Nam. “ Khủng hoảng nước sạch” ở Hà Nội tuần qua với hàng trăm ngàn hộ dân bị ảnh hưởng cho thấy người ta có thêm thứ “sợ hãi” nữa rình rập.
Nhận thức được tầm quan trọng của nước, năm 1998 Việt Nam đã có Luật Tài nguyên nước (TNN) số 08/1998/QH10; năm 2012 có Luật TNN số 17/2012/QH13. Gần đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục TNN. Theo đó, đề mục TNN được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 43 văn bản. Chỉ đáng tiếc, văn bản còn “đá nhau” và đáng tiếc hơn, pháp luật chưa đi vào cuộc sống, ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ nguồn nước đã được pháp định còn mơ hồ.
Điều 14 về chiến lược TNN xác định: “Đáp ứng nhu cầu về sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất, phát triển bền vững kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả tác hại do nước gây ra; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước”. Như vậy, có thể hiểu, TNN liên quan đến quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững.
Video đang HOT
Câu chuyện cung cấp nước sạch có mùi vị khét, độc hại… ở Hà Nội trong tuần qua cho thấy từ câu chuyện nước sinh hoạt cho đô thị có thể chuyển hóa thành vấn đề an ninh xã hội, chứ không hề giản đơn.
Mặc dù Điều 45 của Luật TTN quy định Nhà nước “Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt”.
Tuy nhiên, “khủng hoảng nước sạch” ở Hà Nội cho thấy, lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là nước sinh hoạt, trước hết cho các đô thị lớn, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư, nếu như không muốn nói là phải “độc quyền”.
Nhà máy nước phải là mục tiêu bảo vệ vì nó là vấn đề an ninh xã hội. Mất điện có thể thắp đèn dầu nhưng mất nước sạch là điều gây xáo trộn cuộc sống không kém, bởi không ai sống được nếu thiếu nước sạch./.
Từ Tâm
Theo PLVN
Hàng vạn học sinh phía Tây Hà Nội đã được đảm bảo nước sạch đầy đủ
Theo thông tin phóng viên trao đổi nhanh với các trường sáng nay (17/10), học sinh khu vực phía Tây Hà Nội đã được đảm bảo nước dùng.
Thầy Nguyễn Văn Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông liên cấp Việt-Úc Hà Nội cho hay: " Hôm qua (ngày 16/10), trước tình hình căng thẳng nguồn nước đảm bảo cho vệ sinh cho học sinh, cán bộ, nhân viên nhà trường, các đơn vị liên quan của Thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm, tạo điều kiện ưu tiên cho nhà trường một số xe cấp nước.
Cùng với đó, nhà trường cũng chủ động liên hệ để có thêm một số xe nước, về cơ bản là đảm bảo được nước dùng.
Học sinh khu vực phía Tây Hà Nội được đảm bảo nước dùng đầy đủ. Ảnh minh họa: thcs.lequydonhanoi.edu.vn
Thầy Tiến cho biết thêm: "Tối qua, chúng tôi phải trực đến 3h30 để khi nào có nước thì có thể tiếp nhận. Đến hôm nay (17/10), nước sạch từ hệ thống đã cấp nước lại. Nước này chủ yếu là phục vụ cho việc đảm bảo vệ sinh trong trường.
Còn toàn bộ nước dùng cho nấu ăn và uống của học sinh nhà trường vẫn sử dụng nguồn nước tinh khiết đóng chai từ một hãng lớn. Đây là việc nhà trường đã đảm bảo từ rất lâu rồi".
Thầy Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội khẳng định: "Nhà trường hoàn toàn đảm bảo nước an toàn cho học sinh trong trường.
Ngày hôm qua (17/10), có 2 đoàn cha mẹ học sinh của trường đi kiểm tra vấn đề nước dùng cho các con trong trường. Lúc đầu, họ cũng lo lắng nhưng khi chúng tôi đưa đi kiểm tra thì họ rất yên tâm".
Đại diện nhà trường đã đưa các phụ huynh đến khu vực để các bình nước dùng cho uống, nấu ăn cho các con.
Thầy Cường cho biết, vấn đề dự trữ nước, nhà trường đã tính toán ngay từ khi lập trường nên trường đỡ bị ảnh hưởng rất nhiều khi nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn những ngày qua.
"Ngay từ khi phát hiện nước có mùi khét nồng nặc, nhà trường đã chủ động đóng van không lấy nguồn nước đó vào. Và chủ động nước cho ăn uống, sử dụng trong trường.
Đến khi nào nguồn nước sạch được khẳng định là đảm bảo hoàn toàn, chúng tôi mới mở van hệ thống nhận nước", thầy Cường cho hay.
Trao đổi nhanh với phóng viên, thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn Hà Nội cho hay: "Được sự quan tâm của Hội đồng quản trị nhà trường, nguồn nước để đảm bảo cho việc ăn uống của các con là nước tinh khiết đóng chai.
Nhà trường đảm bảo tối đa nhu cầu sử dụng nước cho các con để phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi gửi gắm con cho chúng tôi".
Theo thông tin phóng viên tìm hiểu, ngày 17/10, các khách hàng khu vực quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) mua nước từ công ty cổ phần Viwaco đã được cấp nước trở lại.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net
Thời nào rồi mà còn cảnh dân vật vã thức đêm chờ thùng nước sạch ngay giữa Thủ đô thế này? Thời đại nào rồi, mà ngay giữa Thủ đô, dân phải vật vã thức đêm xếp hàng chờ nước sạch, như những năm 60 của thế kỷ trước? Mấy ngày nay, dư luận truyền tay nhau tấm ảnh dân rồng rắn mang xô chậu xếp hàng chờ lấy nước sạch trên một chiếc xe đời cũ. Nhìn thoáng qua, ai cũng quả quyết...