An ninh Nga thu hàng triệu đôla đồng hồ xa xỉ Piguet trả đũa Thụy Sĩ
An ninh Liên bang Nga đã đột kích thu giữ lô đồng hồ Audemars Piguet trị giá nhiều triệu USD trong một động thái được cho là nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của Thụy Sĩ.
Đồng hồ xa xỉ Audemars Piguet. Ảnh: Guardian
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tờ NZZ am Sonntag của Thụy Sĩ cho biết các đặc vụ an ninh Nga đã thu giữ lô đồng hồ Audemars Piguet trị giá hàng triệu USD trong một động thái được cho là nhằm trả đũa Thụy Sĩ cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ tới Nga.
Theo tờ báo Thụy Sĩ, những chiếc đồng hồ xa xỉ, trị giá tới trên 700.000 bảng mỗi chiếc, đã bị thu giữ từ cơ sở địa phương của công ty bởi các đặc vụ thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vào 22/3. Tờ báo dẫn các nguồn độc lập và một bản ghi nhớ bí mật của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ được gửi cho các thành viên Quốc hội nước này, trong đó cung cấp chi tiết về cuộc đột kích bắt giữ lô hàng đồng hồ xa xỉ.
Thụy Sĩ đã từ bỏ lập trường trung lập truyền thống của mình, ủng hộ các chính phủ phương tây khác áp đặt các biện pháp trừng phạt cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang nga vào đầu tháng 3 này, đáp trả chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Các nhà chức trách Nga được cho là đã nêu lý do thu giữ đồng hồ là vi phạm hải quan, nhưng giới chức Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết động thái này “rất có thể là một biện pháp nhằm đáp trả lệnh trừng phạt”.
Các lãnh đạo hãng đồng hồ danh tiếng Audemars Piguet không trả lời ngay lập tức các email yêu cầu bình luận về vụ việc. Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ thông báo sẽ ngừng xuất khẩu sang Nga và đã tạm dừng hoạt động bán lẻt ở nước này từ cuối tháng 2.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết đại sứ quán nước này tại Moskva đã hỗ trợ các công ty ở Nga, và cho biết “trong quá trình diễn ra các lệnh trừng phạt và những biện pháp đối phó của Nga, các công ty Thụy Sĩ đối mặt với nhiều bất ổn và các biện pháp quản lý”.
Video đang HOT
“Đại sứ quán hiện đang duy trì cuộc trao đổi rất tích cực” với các công ty Thụy Sĩ hoạt động ở Nga, người phát ngôn bộ trên cho biết trong một email trả lời Bloomberg News. “Vì thế các trường hợp đơn lẻ không thể được bình luận, cũng để đảm bảo an toàn cho nhân viên của các công ty này.”
Với nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu của châu Âu, việc rút lui khỏi Nga là một thách thức lớn. Các công ty bao gồm cả tập đoàn thực phẩm đóng gói khổng lồ Nestlé SA của Thụy Sĩ có hàng nghìn nhân viên và các cơ sở sản xuất nhạy cảm có nguy cơ bị Nga thu giữ và xử lý nếu họ rút khỏi nước này.
Audemars Piguet, công ty thuộc sở hữu và kiểm soát của gia đình trong gần 150 năm qua, là một trong ba ba thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ độc lập lớn nhất, cùng với Patek Philippe và Rolex.
Trong khi đó, Nga là thị trường xuất khẩu lớn thứ 17 của đồng hồ Thụy Sĩ trong năm 2021.
Tòa nhà Quốc hội Thụy Sĩ tại Bern. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, nội các Thụy Sĩ hôm 25/3 cho biết quốc gia trung lập này đã áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga, đảm bảo quốc gia này tuân thủ các biện pháp trừng phạt mà EU đã áp dụng.
Trong một tuyên bố, chính phủ Thụy Sĩ cho biết quyết định trên đồng nghĩa với việc xuất khẩu hàng hóa và các dịch vụ liên quan cho ngành năng lượng của Nga hiện bị cấm.
“Cùng bị cấm là việc tham gia vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và cung cấp các khoản vay hoặc nguồn tài chính khác cho những doanh nghiệp đó”, tuyên bố bổ sung.
Theo các biện pháp có hiệu lực vào lúc 22h00 GMT ngày 25/3, nhập khẩu hàng sắt thép từ Nga hoặc có xuất xứ từ Nga sang Thụy Sĩ sẽ bị cấm, cũng như việc xuất khẩu hàng hóa xa xỉ và hàng hải sang Nga.
Trong lĩnh vực tài chính, các giao dịch với một số công ty nhà nước và cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đã bị cấm.
“Điều này có nghĩa là tất cả các biện pháp nằm trong gói trừng phạt thứ tư của EU đã được thực hiện”, chính phủ Thụy Sĩ khẳng định.
Giới nhà giàu Trung Quốc bỏ bất động sản, đổ tiền đầu tư vào đồng hồ xa xỉ
Giới nhà giàu Trung Quốc đang mạnh tay đổ tiền mua sắm đồng hồ hạng sang như Rolex, trong bối cảnh thị trường nhà đất ở nước này trầm lắng do điều chỉnh chính sách từ chính quyền.
Với một bộ phận khách hàng, đồng hồ đắt tiền không chỉ là đồ dùng khẳng định vị thế xã hội, mà còn là công cụ đầu tư để chống lạm phát. Ảnh: Getty Images
Giới đầu tư Trung Quốc từng một thời đổ dồn vào bất động sản đang chuyển sự chú ý sang đồng hồ xa xỉ. Họ coi đây là cách bảo toàn tài sản trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch kiềm chế đầu cơ nhà đất.
Nhiều đại lý đồng hồ đắt tiền cho biết công việc kinh doanh tại Trung Quốc khởi sắc trong vài tháng trở lại đây, khi những người lắm tiền ngưng mua thêm nhà, thay vào đó đổ vốn mua sắm các loại đồng hồ xa xỉ như Rolex hay Patek Philippe. Theo giới chuyên gia, xu hướng mới này khiến lượng đồng hồ đắt tiền Thụy Sĩ nhập vào Trung Quốc tăng đến 40% trong 10 tháng đầu năm nay, bất chấp việc kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Theo Camille Gaujacq - chuyên gia phân tích tại hãng tư vấn thị trường Daxue Consulting có trụ sở ở Thượng Hải, suy thoái trên thị trường bất động sản - vốn một thời được coi là "mỏ đầu tư" của giới nhà giàu, đã đẩy nhiều người tìm kiếm các phương tiện đầu tư thay thế khác. Và đồng hồ xa xỉ có thể là câu trả lời.
Kể từ năm 1990 đến đầu năm 2021, thị trường bất động sản tại Trung Quốc dường như chỉ theo một chiều tăng giá. Nhưng việc ông Tập Cận Bình quyết tâm thúc đẩy "thịnh vượng chung" cùng với sự đổ vỡ của tập đoàn Evergrande và nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành bất động sản tại Trung Quốc đã khiến mặt bằng giá nhà đất suy giảm trong vài tháng gần đây, một diễn biến được cho là hiếm gặp.
Giới phân tích và người mua nhà kỳ vọng đà giảm giá sẽ còn tiếp diễn. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây một lần nữa nhắc lại quan điểm của ông Tập Cận Bình về "nhà là để ở, chứ không phải là để đầu cơ", trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh thực thi nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Ngày 20/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã cắt giảm 5 điểm với lãi suất cơ bản cho vay chuẩn (LPR), từ 3,85% xuống còn 3,80%. Nhưng LPR 5 năm vẫn ở mức 4,65% - vốn ảnh hưởng nhiều đến việc định giá các khoản thế chấp nhà.
Cầu tiêu dùng nội địa tại Trung Quốc suy yếu do tác động của kinh tế tăng trưởng chậm lại. Nhưng mặt hàng đồng hồ xa xỉ lại được giới nhiều tiền ở đại lục săn lùng mạnh. Một cuộc khảo sát hồi tháng 10 cho thấy 88% trong tổng số 1.500 được hỏi cho biết họ có ý định giữ hoặc tăng chi tiêu cho mua sắm đồng hồ đắt tiền trong 12 tháng tới với mức giá trung bình hơn 12.000 USD/chiếc. Người thuộc diện khảo sát là đối tượng người trưởng thành, có mức thu nhập trung bình hộ gia đình từ 78.480 USD/năm.
"Nhu cầu mua sắm đồng hồ xa xỉ rất mạnh. Nếu như lui tới các hiệu đồng hồ Rolex ở thời điểm hiện tại, sẽ không có đủ lượng đồng hồ cung ứng cho khách hàng", Simon Tyle, người đứng đầu hãng tư vấn CSG Intage có trụ sở ở Hong Kong thực nghiên cứu khảo sát trên bày tỏ.
Với những khách hàng giàu có, đồng hồ đắt tiền không chỉ là đồ dùng khẳng định vị thế xã hội, mà còn là công cụ đầu tư để chống lạm phát. Sam Yu là chủ một cơ sở sản xuất máy sưởi điện và sở hữu hai căn tại Giang Tô. Anh này mới mua một chiếc Patek Philippe giá gần 110.000 USD hồi tháng 8 và coi đây là "khoản đầu tư thông minh.
"Sau hai năm, tôi có thể bán chiếc đồng hồ này mà vẫn thu được khoản lợi nhuận nhỏ. Tôi không thể làm được điều đó nếu như mua căn hộ. Trong bối cảnh chính sách về thị trường bất động sản nhiều bất chắc như hiện nay, phải mất nhiều tháng mới tìm được một khách hàng mua căn hộ trừ khi tôi giảm giá căn hộ sâu", Yu chia sẻ.
Theo Watcheco, nền tảng thương mại điện tử chuyên buôn bán đồng hồ đắt tiền đã qua sử dụng, nhiều thương hiệu cao cấp có xu hướng tăng giá trong vài năm gần đây. Đơn cử như một chiếc Rolex Submariners hiện có thể bán với mức giá gấp năm lần giá gốc. "Nhu cầu rất lớn, trong khi nguồn cung một số thương hiệu xa xỉ lại eo hẹp. Giá gần như sẽ không đi xuống trong tương lai gần", David Wang, chủ một cửa hàng chuyên bán đồng hồ xa xỉ ở Thượng Hải nhận định.
LHQ khởi động đàm phán Công ước về đa dạng sinh học Ngày 14/3, Liên hợp quốc (LHQ) đã khởi động các cuộc thảo luận về Công ước về đa dạng sinh học (CBD) tại Geneva, Thụy Sĩ với mục đích đạt được một thỏa thuận quy mô toàn cầu nhằm nâng cao việc bảo vệ thiên nhiên. Dự kiến, CBD này sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Rạn san hô Great Barrier...