An ninh năng lượng của Armenia gặp khó do mối quan hệ băng giá với Nga
Armenia vẫn phụ thuộc vào một số lĩnh vực năng lượng của Nga và mối quan hệ nguội lạnh giữa hai nước hiện nay có thể ảnh hưởng đến nguồn cung của quốc gia Nam Á này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong một cuộc gặp với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: ecfr.eu
Theo Viện Báo cáo Chiến tranh và Hòa bình (IWPR) ngày 17/1, mối quan hệ căng thẳng giữa Armenia với Nga có thể có tác động vượt ra ngoài liên minh chính trị và an ninh, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng khi Nga cung cấp hầu hết nhu cầu khí đốt cho Armenia.
Armenia chính thức được coi là một quốc gia tự cung tự cấp về lượng điện, đáp ứng tới 98% nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng thực tế phức tạp hơn.
“Khả năng tự cung cấp của chúng tôi phụ thuộc vào các quốc gia mà chúng tôi nhập khẩu khí đốt và urani để vận hành các nhà máy nhiệt điện và điện hạt nhân. Và khi các quan chức chính phủ của chúng tôi nói về khả năng tự cung tự cấp, tại sao họ lại quên nói cách để duy trì điều đó?”, chuyên gia năng lượng Armen Manvelyan nói với IWPR, lưu ý rằng trên thực tế, hơn 70% điện năng của Armenia phụ thuộc vào Nga.
Theo ủy ban thống kê của Armenia, năm 2021, nhiệt điện chiếm 42,9% điện năng của nước này, trong khi 25,4% được cung cấp bởi các nhà máy hạt nhân sử dụng urani nhập khẩu từ Nga.
Video đang HOT
Ngoài ra, Armenia còn nhập khẩu khí đốt tự nhiên và dầu để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của mình, chủ yếu từ Nga. Theo dữ liệu từ Bộ Quản lý Lãnh thổ, Nga cung cấp 87,5% nhu cầu khí đốt của Armenia thông qua đường ống dẫn qua Gruzia, trong khi Iran cung cấp 12,5% thông qua thỏa thuận trao đổi hàng hóa.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/11, đại sứ mới được bổ nhiệm của Iran tại Armenia, Mehdi Sobhani, ám chỉ rằng Tehran có thể giúp Yerevan giảm phụ thuộc năng lượng vào Nga. Kể từ năm 2009, Armenia đã cung cấp điện cho Iran để đổi lấy nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên. Thỏa thuận này dự kiến kết thúc vào năm 2026, nhưng vào tháng 8, hai nước đã đồng ý gia hạn và mở rộng thỏa thuận cho đến ít nhất là năm 2030. Tuy nhiên, Nga có thể dừng nguồn cung vì tập đoàn khí đốt Gazprom sở hữu đường ống dẫn khí đốt từ Iran đến Armenia.
Theo Ủy ban Thống kê Armenia, năm 2021, khí đốt tự nhiên chiếm 76,2% nguồn năng lượng nhập khẩu và các sản phẩm dầu mỏ chiếm 21,9%.
Armen Manvelyan, một chuyên gia năng lượng, lưu ý rằng trong bối cảnh mối quan hệ căng thẳng với Nga sau tình hình ở Nagorny-Karabakh, sự phụ thuộc này có vấn đề.
Ông tiếp tục: “Armenia hiện không ở trong tình trạng năng lượng tốt nhất. Nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, các nhà máy nhiệt điện đang hoạt động, nhưng hoạt động của chúng phụ thuộc vào nguồn năng lượng do Nga cung cấp. Và nếu giá tăng lên, Armenia có thể phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng”.
Mặc dù việc tăng giá chưa phải là điều sắp xảy ra, nhưng sự rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Armenia và Nga có nghĩa là không thể loại trừ khả năng này.
Chuyên gia Manvelyan cho biết: “Cho đến nay, các mức thuế ưu đãi hiện tại được xác định bởi chất lượng của mối quan hệ chính trị giữa hai nước. Nếu hai bên có quan hệ chính trị tốt, chúng tôi sẽ có được mức giá tốt. Khi mối quan hệ chính trị xấu đi, tình hình có thể trở nên nguy hiểm và giá cả có thể tăng lên”.
Mỹ vẫn phụ thuộc vào uranium của Nga bất chấp căng thẳng do xung đột ở Ukraine
Mục tiêu của chính quyền Biden nhằm cô lập nền kinh tế Nga trong suốt năm qua đã có một ngoại lệ lớn khi Mỹ tiếp tục mua uranium làm giàu có nguồn gốc từ Nga.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. Ảnh: Eenews.net
Theo Sputnik (Nga) ngày 14/5, trước khi cuộc xung đột ở Ukraine leo thang thành cuộc chiến ủy nhiệm toàn diện giữa Nga và NATO vào năm ngoái, các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ phụ thuộc vào Nga, Kazakhstan và Uzbekistan để cung cấp gần một nửa lượng uranium làm giàu của họ. Hơn một năm sau cuộc xung đột, Washington dường như đã thất bại trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế.
Mục tiêu của chính quyền Biden nhằm cô lập nền kinh tế Nga bằng các lệnh trừng phạt trong suốt năm qua đã có một ngoại lệ lớn khi Mỹ tiếp tục mua uranium làm giàu có nguồn gốc từ Nga để sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân của họ.
Theo tính toán, các công ty Mỹ đã mua lượng uranium được làm giàu của Nga trị giá khoảng 1 tỷ USD trong năm qua. Mỹ có mạng lưới gần 60 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên hơn 20 bang, cung cấp tới 1/5 lượng điện năng và khoảng 10% tổng nhu cầu năng lượng của cả nước.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng việc Mỹ tiếp tục mua mặt hàng này chính là do Washington thiếu khả năng chuyển đổi và làm giàu ở trong nước, với tập đoàn hạt nhân khổng lồ Rosatom của Nga là nhà xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân chính trên toàn cầu.
Mặc dù Nga chỉ khai thác khoảng 6% lượng uranium của thế giới, nhưng nước này kiểm soát khoảng 40% thị trường chuyển đổi uranium và 46% tổng công suất làm giàu uranium toàn cầu.
Năm 2021, Mỹ dựa vào sự độc quyền hạt nhân của Nga đối với 14% uranium cung cấp năng lượng cho các lò phản ứng hạt nhân của nước này. Cùng năm, châu Âu cũng đã mua gần 1/5 lượng nhiên liệu hạt nhân của họ từ tập đoàn Rosatom.
Vào cuối năm 2021, gần 1/5 nhà máy điện hạt nhân trên thế giới là ở Nga hoặc do Nga xây dựng và Rosatom đang xây dựng thêm 15 nhà máy bên ngoài Nga, theo Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia.
Trên hết, năng lượng hạt nhân được cho là đang hồi sinh trong bối cảnh giá hydrocarbon tăng vọt (phần lớn là do sự gián đoạn thị trường toàn cầu trong bối cảnh các nước phương Tây nỗ lực độc lập với khí đốt của Nga), cũng như những lo ngại về môi trường, trong đó hạt nhân được coi là ít gây tổn hại nhất đối với các cơ quan quản lý vốn bị ám ảnh bởi biến đổi khí hậu đang tìm kiếm các nguồn năng lượng không phát thải CO2.
Do đó, uranium được làm giàu đã bị loại bỏ một cách kỳ lạ khỏi lệnh cấm nhập khẩu của chính quyền Biden nhắm vào năng lượng Nga vào năm ngoái. Hiện cả Washington và Moskva dường như đều không chú ý đến lời kêu gọi tìm kiếm các thị trường thay thế.
Điều đó có nghĩa là trong trường hợp áp lệnh trừng phạt với uranium, Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm giải pháp thay thế, trừ khi họ bắt đầu mua uranium làm giàu có nguồn gốc từ Nga được dán mác thành uranium từ một số nước thứ ba.
Ngoài ra, khoảng 1/4 uranium được sử dụng bởi các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ cũng có nguồn gốc từ các đối tác của Nga là Kazakhstan và Uzbekistan, có nghĩa là Moskva có thể gây áp lực đáng kể đối với an ninh năng lượng của Mỹ nếu Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực này.
Armenia đề xuất ký thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Azerbaijan Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại cuộc gặp với các thành viên đảng Hợp đồng Dân sự cầm quyền ở thành phố Gavar ngày 13/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đề xuất ký kết thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Azerbaijan. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại hội nghị lãnh đạo Cộng...