An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ
EU đối mặt tình thế khó xử: phụ thuộc khí đốt Mỹ đắt đỏ hay quay lại với nguồn cung từ Nga – nước đang bị trừng phạt.
Liệu châu Âu có đánh đổi nguyên tắc lấy an ninh năng lượng?
Cơ sở dự trữ khí đốt tự nhiên tại Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Sau hơn ba năm xung đột Nga – Ukraine, châu Âu đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chính sách năng lượng: tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt đắt đỏ từ Mỹ hay quay lại với nguồn cung giá rẻ từ Nga – quốc gia đang bị EU trừng phạt. Đây là bài toán khó về an ninh năng lượng mà các nước châu Âu đang phải đối mặt.
“Điểm yếu” trong chính sách năng lượng
Khủng hoảng năng lượng 2022-2023 buộc châu Âu phải tìm kiếm nguồn cung thay thế cho khí đốt Nga. Theo Reuters ngày 14/4, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ đã trở thành giải pháp tạm thời, nhưng đồng thời tạo ra một “điểm yếu” mới. Khi Tổng thống Donald Trump có những động thái gây rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương và biến năng lượng thành công cụ mặc cả trong đàm phán thương mại, các doanh nghiệp châu Âu bắt đầu lo ngại.
Năm 2023, khí đốt Mỹ chiếm 16,7% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, đứng sau Na Uy (33,6%) và Nga (18,8%). Tuy nhiên, thị phần của Nga dự kiến giảm xuống dưới 10% trong năm nay do các lệnh trừng phạt. EU đang chuẩn bị mua thêm LNG từ Mỹ, nhưng cuộc chiến thuế quan do ông Trump khởi xướng đã làm gia tăng mối lo ngại về sự phụ thuộc này.
Tatiana Mitrova, nghiên cứu viên tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu (Đại học Columbia), cảnh báo LNG của Mỹ có thể trở thành “công cụ địa chính trị” trong tương lai.
Ngày 8/4, Tổng thống Trump đã áp đặt mức thuế quan 20% đối với EU, đồng thời yêu cầu khối này chi thêm 350 tỷ USD cho năng lượng của Mỹ để bù đắp cho “thâm hụt thương mại dai dẳng”. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, ông đã tuyên bố tạm dừng áp dụng hầu hết các mức thuế quan toàn cầu trong 90 ngày, tạo cơ hội cho các đối tác đàm phán.
Video đang HOT
Theo Politico, EU đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để nối lại các cuộc đàm phán về việc tăng mua LNG từ Mỹ, với hy vọng rằng Tổng thống Trump sẽ cởi mở hơn sau khi đình chỉ thuế quan đang gây sốc cho nền kinh tế châu Âu.
Tiếng nói từ ngành công nghiệp
Trước áp lực chi phí và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều giám đốc điều hành công ty năng lượng lớn ở EU bắt đầu đề cập đến khả năng nhập khẩu trở lại khí đốt Nga, điều mà họ coi là “không tưởng” chỉ một năm trước.
Ông Didier Holleaux, Phó Chủ tịch điều hành tại Engie (Pháp), cho rằng nếu có hòa bình ở Ukraine, châu Âu có thể quay lại nhập khẩu 60-70 tỷ mét khối khí đốt Nga mỗi năm, bao gồm cả LNG, đáp ứng 20-25% nhu cầu của EU, giảm so với mức 40% trước xung đột.
Patrick Pouyanne, người đứng đầu TotalEnergies (Pháp), cũng cảnh báo châu Âu không nên phụ thuộc quá mức vào khí đốt Mỹ: “Chúng ta cần đa dạng hóa nguồn cung, không nên phụ thuộc vào một hoặc hai tuyến”. Ông dự đoán châu Âu có thể nhập khẩu 70 tỷ mét khối khí đốt Nga sau khi xung đột kết thúc.
Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga giá rẻ, đang phải vật lộn để duy trì ngành sản xuất. Tại khu công nghiệp hóa chất Leuna, các nhà sản xuất cho biết khí đốt Nga sẽ sớm quay trở lại.
Ông Christof Guenther, Giám đốc điều hành InfraLeuna, cho biết ngành công nghiệp hóa chất Đức đã cắt giảm việc làm trong năm quý liên tiếp, và việc mở lại đường ống Nord Stream sẽ giúp giảm giá năng lượng hiệu quả hơn bất kỳ chương trình trợ cấp nào.
Theo một cuộc thăm dò của Viện Forsa, 49% người Đức ở bang Mecklenburg-Vorpommern, nơi có đường ống Nord Stream, muốn quay lại sử dụng khí đốt Nga. Klaus Paur, Giám đốc điều hành Leuna-Harze, khẳng định: “Chúng tôi cần khí đốt Nga, chúng tôi cần năng lượng giá rẻ, bất kể nó đến từ đâu”.
Chiến lược mới của EU
EU đang tìm cách tập hợp các đơn hàng từ các nhà cung cấp tư nhân và phối hợp với các nhà cung cấp của Mỹ như một cách để có được nhiều LNG với giá cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, EU đã từng triển khai một hệ thống tương tự sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, nhưng chỉ có một số ít công ty quan tâm đến ưu đãi này, đặt ra câu hỏi về tính khả thi của sáng kiến mới.
Hiện tại, EU yêu cầu các quốc gia thành viên phải đổ đầy 90% nhiên liệu vào kho chứa trước ngày 1/11 hàng năm. Tuy nhiên, các nước châu Âu lo ngại rằng việc đổ xô đi mua nhiên liệu vào mùa hè sẽ đẩy giá lên cao. Trước tình hình đó, họ đang thúc đẩy việc nới lỏng các quy định về dự trữ, với hy vọng rằng sự linh hoạt sẽ cho phép chi ít hơn cho LNG.
EU đã cố gắng tiếp cận chính quyền Trump về vấn đề này trong nhiều tháng, nhưng những nỗ lực của họ đã vấp phải sự bối rối và thờ ơ từ Washington. Một quan chức EU chia sẻ với Politico: “Những đề xuất này đã được thảo luận trong một thời gian dài, nhưng chúng tôi hy vọng rằng bây giờ đã có cơ hội để đạt được tiến triển. Tình hình hiện nay đã thay đổi – thị trường đang sụt giảm và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang kêu gọi ông Trump thay đổi chiến thuật, tạo ra một cơ hội mới cho EU.”
Châu Âu hiện có ít lựa chọn. Các cuộc đàm phán với Qatar về việc cung cấp thêm khí đốt bị đình trệ, và năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.
Có thể nói, tương lai an ninh năng lượng châu Âu đang trở nên khó đoán hơn bao giờ hết. Các nước vừa muốn đảm bảo nguồn cung ổn định, vừa không muốn phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ đối tác nào, đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động hiện nay.
Lý do Kazakhstan đóng vai trò quan trọng trong giải quyết khủng hoảng năng lượng
Kazakhstan, nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới, đang nổi lên như đối tác tiềm năng giúp châu Âu và Mỹ vượt qua khủng hoảng năng lượng.
Nhưng cơ hội này có thể vuột mất nếu phương Tây không nhanh chóng hành động.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại một cuộc gặp ở Saint Petersburg. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo tờ Thời báo Trung Á (timesca.com) ngày 8/1, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay, Kazakhstan - quốc gia sản xuất uranium lớn nhất thế giới - đang nổi lên như một đối tác tiềm năng cho tương lai năng lượng của châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, cơ hội này đang dần tuột khỏi tay phương Tây do thiếu những nỗ lực ngoại giao và đầu tư chiến lược.
Bình luận với tờ Thời báo Trung Á, Tiến sĩ Robert M. Cutler cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã cho thấy rõ những hạn chế của năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió. Dù đã đầu tư nhiều năm với tham vọng lớn, các nguồn năng lượng này vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu ổn định và quy mô lớn của các nền kinh tế hiện đại. Trong tình hình đó, năng lượng hạt nhân đã trở thành giải pháp khả thi duy nhất để đạt được mục tiêu không phát thải mà vẫn đảm bảo độ tin cậy.
Tình hình càng trở nên cấp bách khi châu Âu cần giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Thực tế cho thấy, "gót chân Achilles" về mặt địa chính trị của châu lục này chính là việc phụ thuộc vào nguồn khí đốt từ Nga trong nhiều thập kỷ qua. Điều đáng lo ngại là châu Âu phải nhập khẩu tới 97% uranium, trong đó phần lớn được làm giàu tại Nga - tạo ra một sự phụ thuộc tương tự.
Kazakhstan, với vai trò là nhà sản xuất gần 40% uranium tự nhiên của thế giới, có thể là chìa khóa giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, cả châu Âu và Mỹ đều chưa tận dụng được cơ hội đó.
Đặc biệt, chưa có tổng thống Mỹ đương nhiệm nào từng thăm Kazakhstan, trong khi Nga và Trung Quốc đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống ngoại giao này.
Trung Quốc hiện đang nhập khẩu 60% lượng uranium từ Kazakhstan, được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư vào khai thác mỏ và cơ sở nhiên liệu hạt nhân. Nga, thông qua tập đoàn Rosatom, cũng đã xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ với công ty Kazatomprom của Kazakhstan. Điều này mang lại cho Bắc Kinh và Moskva đòn bẩy đáng kể trong thị trường uranium toàn cầu.
Một thách thức lớn là Kazakhstan vẫn phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng của Nga để vận chuyển và làm giàu uranium. Đến cuối năm 2024, khoảng 90% lượng uranium xuất khẩu của nước này đi qua các tuyến đường do Nga kiểm soát. Tình hình càng phức tạp khi Kazakhstan đã ký thỏa thuận cung cấp gần một nửa sản lượng quặng uranium hàng năm cho Trung Quốc trong thập kỷ tới.
Trong bối cảnh đó, Pháp là một điển hình về cách tiếp cận hiệu quả với Kazakhstan. Công ty năng lượng Orano của Pháp đã có cổ phần đáng kể trong các mỏ uranium của quốc gia này. Các chuyến thăm ngoại giao gần đây của Tổng thống Emmanuel Macron đã góp phần củng cố mối quan hệ song phương, cho thấy tiềm năng hợp tác giữa phương Tây với Kazakhstan.
Tiến sĩ Cutler cũng đề xuất Mỹ nên áp dụng chiến lược toàn diện tập trung vào ba điểm chính: ngoại giao chiến lược, phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng năng lực trong lĩnh vực hạt nhân. Đối với châu Âu và Mỹ, việc coi Kazakhstan không chỉ là nhà cung cấp tài nguyên mà còn là đối tác chiến lược trong chính sách năng lượng là vô cùng quan trọng.
Thông qua hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng năng lực chế biến tại Kazakhstan, phương Tây có thể giúp thúc đẩy sự ổn định chính trị và đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng hạt nhân. Điều này sẽ giúp châu Âu giảm sự phụ thuộc vào uranium làm giàu của Nga, đồng thời tạo điều kiện để Mỹ phục hồi ngành công nghiệp hạt nhân của mình, ứng phó với sự thống trị của Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực này.
Liệu LNG từ Mỹ có lấp đầy được khoảng trống khí đốt Nga tại châu Âu? Việc thay thế khí đốt của Nga bằng LNG của Mỹ có thể làm tăng chi phí vận chuyển và giá cả ở châu Âu. Cơ sở xử lý khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại bang Louisiana, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, câu hỏi về khả năng Mỹ thay thế nguồn cung khí đốt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Nam rapper xứng đáng nổi tiếng hơn: Rap, hát, visual có đủ chỉ thiếu đúng 1 điểm
Nhạc việt
21:59:46 18/05/2025
Bình Phước: Truy tìm tài xế liên quan vụ tai nạn khiến 1 người tử vong
Tin nổi bật
21:54:32 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube
Nhạc quốc tế
21:42:00 18/05/2025
Nửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đến
Góc tâm tình
21:34:38 18/05/2025
Tạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết người
Pháp luật
21:30:02 18/05/2025
Syria đặt thời hạn cho các nhóm vũ trang gia nhập lực lượng quốc phòng quốc gia

TikTok tích hợp tính năng AI mới đầy 'ma thuật'
Thế giới số
20:41:41 18/05/2025
Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?
Sao châu á
20:38:38 18/05/2025
Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31
Sao âu mỹ
20:30:58 18/05/2025