An ninh lương thực không có nghĩa là chỉ trồng lúa

Theo dõi VGT trên

An ninh lương thực được giải quyết bằng sức mạnh của cả nền kinh tế chứ không phải chỉ từ nông nghiệp hoặc từ lúa. Có thể chuyển đổi đất lúa sang các loại mục đích khác mà vẫn đảm bảo ninh lương thực, ngoại trừ việc chuyển đổi thành khu công nghiệp” – Đây là ý kiến của Phó Giáo sư – tiến sĩ Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hiệp hội đất Việt Nam.

An ninh lương thực không có nghĩa là chỉ trồng lúa - Hình 1

Phó Giáo sư – tiến sĩ Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hiệp hội đất Việt Nam: “có thể chuyển đổi đất lúa sang các loại mục đích khác mà vẫn đảm bảo ninh lương thực”

Ngày 1/10, Hội thảo Quản lý sử dụng đất đai và việc xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên đất đai dài hạn tại Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội. Tham dự hội thảo, Tiến sĩ, Phó Giáo sư Vũ Năng Dũng – Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam cho rằng, an ninh lương thực được giải quyết bằng sức mạnh của cả nền kinh tế chứ không phải chỉ từ nông nghiệp hoặc từ lúa. Đặc biệt, ông cho rằng, có thể chuyển đổi đất lúa sang các loại mục đích khác mà vẫn đảm bảo ninh lương thực, ngoại trừ việc chuyển đổi thành khu công nghiệp.

- Thưa PGS, việc sử dụng đất hiện nay đang gặp vấn đề như thế nào?

PGS – TS Vũ Năng Dũng: Hiện nay, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chúng ta có 10,1 triệu ha đất nông nghiệp. Kể cả đất lâm nghiệp, chúng ta có trên 26 triệu ha. Đối với Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất lúa thì đất lúa của chúng ta hiện nay vẫn là 4,1 triệu ha, chiếm trên 40% đất sản xuất nông nghiệp.

Tôi nghĩ rằng, trong tương lai chúng ta vẫn phải giữ đất cảnh tác lúa hợp lý. Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn nhất định, có thể chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây ngắn ngày hoặc các cây thức ăn gia súc để thay thế nhập khẩu như ngô. Hiện chúng ta có 1,1 triệu ha đất trồng ngô, với 4,7 triệu tấn ngô sản xuất hàng năm, tuy nhiên chúng ta vẫn phải nhập khẩu ngô. Vậy thì, thay vì nhập khẩu, chúng ta có thể mở rộng diện tích đất trồng ngô lên 2 – 3 triệu ha gieo trồng để có 20 triệu tấn ngô trong tương lai, thay thế phần ngô nhập khẩu để thay thế thức ăn chăn nuôi.

Về đất lúa vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn, nhưng cần khẳng định rằng, 2 đồng bằng là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên và được đầu tư các công trình thủy lợi để thuận lợi cho trồng lúa hơn bất cứ loại cây gì nên đương nhiên phải phát triển trồng lúa. Tuy nhiên, giữ diện tích lúa như thế nào, chuyển đổi ra sao thì tùy theo từng giai đoạn, chúng ta vẫn có thể chuyển đổi được.

Đặc biệt, thủy sản của Việt Nam là một ngành rất mạnh. Tôi tin rằng, thủy sản của chúng ta sẽ phát triển mạnh hơn và đến cuối thế kỷ này, chúng ta sẽ trở thành đất nước xuất khẩu thủy sản lớn. Hơn nữa, những làng nghề của nông dân Việt Nam sản xuất chế biến gỗ rất giỏi, hiện nay chúng ta đã trồng rừng để chế biến gỗ. Trong thời gian qua, xuất khẩu đồ gỗ của chúng ta phát triển rất nhanh, hơn hẳn các ngành khác trong nông nghiệp. Tương lai, với nghề trồng rừng và bàn tay khéo léo của người nông dân thì đồ gỗ Việt Nam vẫn có một vị thế nhất định trên thị trường thế giới.

- Thưa PGS, nếu thay đổi diện tích đất trồng lúa theo chiều hướng giảm đi thì liệu có an toàn không trước áp lực gia tăng dân số?

Con số 2,8 hay 3 triệu ha đất trồng lúa là tùy theo tình hình của từng giai đoạn nhất định. Nếu đất lúa hiện nay là 4,1 triệu ha mà quy hoạch đổi sang các cây ngắn ngày như ngô, đậu tương hay những cây có chất lượng xuất khẩu cao như rau, hoa thì khi đất nước cần lúa, chúng ta vẫn có thể chuyển sang trồng lúa được nên không cần lo lắng lắm. Chỉ có điều, chúng ta không nên chuyển đổi sang đất khu công nghiệp mà sau này không thể chuyển đổi sang trồng lúa được nữa.

Một số người vẫn lo lắng là cứ chuyển đổi sang loại khác rồi thì không chuyển sang trồng lúa được nữa. Điều đó là không đúng. Ngay cả khi chúng ta chuyển sang trồng cây hàng năm hay thậm chí là cây lâu năm, chúng ta vẫn có thể quay trở lại trồng lúa. Đặc biệt, đất nước ta là nước nhiệt đới nên chỉ cần chúng ta có đất, có nước là có thể trồng lúa khi đất nước cần.

Tuy nhiên tôi nhắc lại, trừ việc lấy đất làm đường hay cơ sở hạ tầng bắt buộc thì nhất thiết phải hạn chế chuyển đổi sang phi nông nghiệp vì sau này sẽ không thể chuyển trở lại làm đất lúa. Ở nước ta, vùng trung du rất gần vùng đồng bằng, không xa như ở các nước khác. Tại sao chúng ta không lên vùng trung du làm công nghiệp, như dọc đường Hồ Chí Minh, một con đường sa lộ đẹp như thế, chúng ta có rất nhiều vị trí để xây dựng những thành phố lớn, tại sao chúng ta không đó xây dựng mà lại cứ phải chen chúc nhau ở đồng bằng như Vinh, Hà Nội? Ngay thành phố Đồng Hới cũng chỉ cách đường Hồ Chí Minh 12km, trên đó nếu xây dựng Thành phố thì rất tuyệt vời, vừa giải quyết môi trường, vừa giải quyết vấn đề giãn dân. Tuy nhiên, do chúng ta chưa có chiến lược làm việc đó.

Thứ 2, chúng ta ở các khu dân cư tựa lưng vào vùng trung du, miền núi để khai thác kinh tế biển thì đất nước chúng ta về an ninh quốc phòng sẽ rất tuyệt vời.

- Như vậy có nghĩa là quy hoạch Quốc gia của chúng ta chưa có chiến lược dài hạn, thưa PGS?

Video đang HOT

Chúng ta có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhưng dài hơn nữa thì chúng ta không có. Ngay thành phố Hà Nội chúng ta cũng đang làm quy hoạch đến 2050 là cao nhất.

- Như vậy, đây có thể là một bất cập trong quy hoạch của chúng ta?

Đây đúng là một bất cập vì một quy hoạch chiến lược sử dụng đất thì phải dựa trên quy hoạch của các ngành, nếu quy hoạch của các ngành chưa làm thì cũng không thể làm quy hoạch sử dụng đất dài hạn được.

- Đây có phải là lý do để xảy ra tình trạng quy hoạch treo tràn lan như hiện nay, thưa ông?

Đã là quy hoạch thì phải có một thời hạn nhất định để thực hiện. Nói là “treo” bởi chúng ta quy hoạch rồi nhưng không có thời hạn cụ thể để thực hiện. Ví dụ, một khu công nghiệp 100 ha thì không thể khai thác hết trong 10 năm, nhưng chúng ta phải có kế hoạch là cứ mỗi hai năm, chúng ta lại khai thác 20ha. Như vậy, chúng ta chỉ làm 20ha chứ không nên làm cả 100ha rồi để đấy. Đây là do khâu tổ chức thực hiện của chúng ta quá yếu.

Chuyện mất đất lúa ở những vùng đồng bằng như đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là chuyện đương nhiên, không thể khác bởi chúng ta không có đất gì khác. Việc phát triển các khu dân cư hay xây dựng cơ sở hạ tầng đương nhiên phải lấy vào đất lúa. Chỉ có điều phải có kế hoạch cho hợp lý.

Ví dụ như việc xây dựng nông thôn mới hiện nay còn 3 tồn tại. Thứ nhất là chưa có hình mẫu phù hợp cho từng vùng sinh thái, ví dụ như với đồng bằng sông Cửu Long thì kiểu nhà phải như thế nào, đường sá giao thông không thể có đường bộ mà là đường thủy, phải có bến tàu bằng xi măng chắc chắn… hay như ở miền núi, kiểu nhà cũng chưa vẽ ra được… Thứ hai là cải tạo khu dân cư cũ như thế nào và thứ 3, khi dân số phát triển lên thì phải có đất ở, vấn đề ở chỗ chúng ta phải thiết kế như thế nào để có được khu dân cư mới để phù hợp với nông thôn mới thì chúng ta lại chưa làm được. Đó là 3 cái tồn tại mà chương trình nông thôn mới còn “nợ” chưa làm được.

- Có ý kiến cho rằng, chúng ta cứ lấy 1ha đất lúa để làm đường giao thông hoặc nhà ở thì phải bù lại một ha đất lúa ở chỗ khác. Quan điểm của ông về ý kiến này như thế nào?

Việc lấy đất lúa để làm một số công trình hạ tầng như đường cao tốc và các khu dân cư là điều không thể tránh khỏi. Nhưng chúng ta cũng không thể bù lại vì lấy đất ở đâu để làm? Nếu muốn bù thì lại phải ra vùng ven biển, nhưng để thành đất lúa thì phải mất 10 đến 20 năm. Nhưng tôi cũng tin rằng, đất lúa của chúng ta hàng năm vẫn mở rộng được nhờ các con sông bồi đắp.

Có một chương trình mà chúng tôi đã đề nghị nhưng chưa làm được, đó là chương trình ruộng bậc thang ở vùng núi phía Bắc và thậm chí cả ở miền Trung. Chương trình này có lợi ích tuyệt vời cả về môi trường, cảnh quan và rất hợp với lòng dân. Rất tiếc chúng ta chỉ làm có một giai đoạn rồi dừng lại. Tôi đề nghị vẫn tiếp tục đầu tư cho miền núi để mở rộng diện tích ruộng bậc thang.

- Xin cảm ơn PGS về cuộc trao đổi.

Xuân Hưng – (Bài, ảnh)

Theo_VnMedia

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa

Sáng nay 2/10, sau nhiều ngày bị ngập nước, người dân đã được trở về nhà, tuy nhiên mọi đồ đạc sinh hoạt, lương thực của họ đều đã bị lũ cuốn trôi và hư hỏng, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 1

Trong đêm ngày 30/9 và 1/10, tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã có mưa to, gây vỡ 2 hồ đậ.p lớn nhất tại địa phương này khiến phần lớn khu dân cư xung quanh bị ngập sâu trong nước, quốc lộ 1A bị ách tắc nghiêm trọng, rất may không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, tài sản của người dân đã bị nước cuốn trôi, nhấn chìm gây hư hỏng hoàn toàn, lương thực thực phẩm bị ngập sâu trong nước nhiều ngày.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 2

Theo thống kê ban đầu, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất là xã Tân Trường. Cụ thể, 291 hộ bị ngập sâu; 121 ha lúa chuẩn bị thu hoạch bị nhấn chìm trong nước; thiệt hại hoa màu là 37 ha; nuôi trồng thủy sản: 38 ha; đường giao thông bị hư hỏng: 5800 m2. "Ước tính, thiệt hại ban đầu là khoảng gần 60 tỷ đồng", ông Nguyễn Trọng Năm, Chủ tịch UBND xã Tân Trường cho biết.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 3

Anh Lê Văn Hà (SN 1974, trú thôn 5, xã Tân Trường) chỉ nơi mét nước dâng và cho biết: "Khoảng 2h sáng ngày 1/10, vợ chồng tôi và 2 con nhỏ đang ngủ thì bất ngờ bị nước tràn bờ, rất may là vợ chồng tôi đã kịp đưa các cháu lên trần nhà, sau đó được cán bộ địa phương đưa xuống đến cứu".

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 4

Anh Hà có 4 đứa con, hiện còn học tiểu học, tuy nhiên sau khi nước rút, toàn bộ số đồ dùng học tập của các cháu đã bị ướt. "Giờ không biết lấy gì cho các cháu đi học, ti vi, nồi cơm điện đều hỏng hết", anh Hà than thở.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 5

Nhưng bộ quần áo, chăn chiếu tìm thấy sau bị nước cuốn trôi.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 6

Theo thống kê sơ bộ, tại địa phương có trên 1000 gia súc gia cầm bị nước cuốn trôi, gây thiệt hại lớn cho người dân.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 7

Sách vở của toàn bộ các hộ gia đình đều bị hư hỏng, họ đang rất cần sự giúp đỡ từ phía các địa phương.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 8

Gia đình cô Lê Thị Liên (50 tuổ.i, trú thôn 5, xã Tân Trường) đặc biệt khó khăn khi chồng mới mất, hiện gia đình cô Liên đang đứng trước bộn bề khó khăn, đặc biệt là đồ ăn thức uống, chăn màn đều bị nước cuốn trôi, 4 người con của cô Liên hiện không còn sách vở để học.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 9

Nước nhấn chìm toàn bộ các đồ dùng gia đình như tivi, tủ lạnh.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 10

Đến lương thực, tất cả đều đã hư hỏng. "Gia đình chẳng còn gì ngoài mớ gạo ướt này, tôi phơi chúng ra mong cứu đói ngày nào hay ngày ấy", bà Lan buồn bã nói.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 11

Hiện rất nhiều hộ dân vẫn đang bị nước cô lập, đi lại rất khó khăn.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 12

Theo người dân kể lại, chỉ trong vòng 1h, nước lũ đã dâng cao đến nóc nhà, rất may là cán bộ địa phương đã tích cực cứu nên không gây thiệt hại về người. "Nước dân lên đến tận nóc nhà, tôi bị nước ngập lên đến đầu, tưởng chế.t chứ nhưng may mà có mấy cái xuồng của cán bộ đến cứu sống kịp thời", bà Tâm kể.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 13

Ông Thành (88 tuổ.i, một người dân) cho biết: "Chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh ngập lụt khủng khiếp đến vậy, rất may tôi đã được cứu sống kịp thời".

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 14

Hàng trăm chiến sĩ bộ đội đã được huy động giúp dân khắc phục khó khăn.

Cảnh tan hoang sau vụ vỡ 2 hồ đậ.p ở Thanh Hóa - Hình 15

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao nếu không có biện pháp đề phòng.

Theo An Thanh (Tri thức trực tuyến)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024

Tin đang nóng

Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé
13:03:55 29/09/2024
Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người
13:01:14 29/09/2024
Dàn trai xinh gái đẹp của "5S Online" sau 12 năm giờ ra sao?
12:53:57 29/09/2024
Lisa nghi sắp rời BLACKPINK, sự nghiệp bỏ xa đồng đội, không còn chung đẳng cấp?
11:41:19 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024

Tin mới nhất

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

5 bài học lớn sau bão số 3

11:00:46 29/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, bão số 3 gây thiệt hại kinh tế cũng như về người rất lớn (344 người chế.t và mất tích), trong đó số người chế.t do sạt lở đất, lũ quét (264 người chế.t và mất tích) chiếm tỷ lệ cao.

Có thể bạn quan tâm

Làm game MMO đầu tiên trên thế giới, NPH "ngủ đông" 27 năm, bất ngờ "comeback" với siêu phẩm mới

Mọt game

17:10:52 29/09/2024
Cách đây gần 30 năm, Tibia - một trong những tựa game Fantasy MMO đầu tiên trên thế giới đã ra mắt, cùng thời với những cái tên nổi tiếng như Ultima Online, EverQuest và Runescape.

Sau hôm nay, Chủ Nhật 29/9/2024, thời tới cản không nổi, 3 con giáp phát lộc phát tài nhờ trún.g s.ố độc đắc

Trắc nghiệm

17:00:33 29/09/2024
3 con giáp phát lộc phát tài nhờ trún.g s.ố độc đắc, tiề.n bạc đầy túi, của nả đầy tay, ăn sung mặc sướng.Vận trình sự nghiệp của người tuổ.i Dần sẽ có nhiều biến động. Bản mệnh có nhiều

Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều

Sao châu á

16:51:56 29/09/2024
Sau khi bị nói là xách dép cho Triệu Lệ Dĩnh, Dương Mịch vừa bất ngờ có động thái gây chú ý. Nhiều người cho rằng, cô nàng chỉ đang vùng vẫy trong hố đen sự nghiệp của mình mà thôi.

Sẽ triệu tập đại diện ủy quyền của 2 con gái bà Trương Mỹ Lan

Pháp luật

16:32:04 29/09/2024
Trong kế hoạch, HĐXX sẽ triệu tập các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?

Sao việt

16:25:20 29/09/2024
Sau ồn ào ẩn ý qua lại với Minh Triệu, mới đây, Kỳ Duyên khiến fan lo sốt vó khi gặp trở ngại lớn. Đó là chiến binh nghìn má.u mà cô cần phải lưu ý trên hành trình chạm tay vương miện Hoàn vũ đã lộ diện.

Yuna Vũ nhận cái kết đắng khi liên tục bị Michael Trương từ chối phũ phàng?

Tv show

15:48:05 29/09/2024
Michael Trương cho biết anh không thấy rõ được tình cảm mà Yuna Vũ dành cho mình. Vì vậy, đó cũng là lý do khiến Michael không chọn bỏ phiếu trái tim cho cô nàng.

Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km

Netizen

15:14:57 29/09/2024
Do số lượng du khách tới Khu du lịch Đại Nam quá đông nên nhà gửi xe của khu du lịch hoàn toàn chật kín và buộc người dân phải gửi xe tại những điểm cách đó khoảng 2km.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử từ chứng đau đầu dai dẳng

Sức khỏe

15:07:57 29/09/2024
Theo đó, qua chương trình tầm soát đột quỵ ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh nhân mắc các bệnh về mạch má.u não được bác sĩ ở hai bệnh viện hội chẩn trực tuyến và luân chuyển để điều trị bệnh nhân.

Rating Love Next Door giảm mạnh, netizen mệt mỏi vì cặp chính cứ yêu rồi lại "quay xe"

Phim châu á

15:06:27 29/09/2024
Phim cố gắng cài cắm và khai thác các câu chuyện về tình yêu và sự nghiệp của giới trẻ ngày nay, nhưng đáng tiếc điều này lại không thể giữ khán giả.

Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long

Sáng tạo

14:58:51 29/09/2024
Gần 10 năm qua tại tỉnh Hậu Giang có một phụ nữ hàng ngày trồng cỏ trong chậu rồi đem bán. Nghề độc lạ này đã mang lại cho bà thu nhập mỗi tháng hơn 15 triệu đồng.

Mỹ nam Kpop tai tiếng hát See Tình tiếng Việt cực mượt, khóc vì fan làm 1 điều đậ.p tan tin đồn bị "ghẻ lạnh"

Nhạc quốc tế

14:23:42 29/09/2024
Ngày 28/9, show diễn Space City - concert nằm trong chuyến lưu diễn solo đầu tiên của idol nhóm EXO Chanyeol đã chính thức diễn ra tại TP.HCM.