An ninh kinh tế: Kỷ nguyên mới với EU
EU đã quyết định theo đuổi Chiến lược an ninh kinh tế, đánh giá rủi ro đối với nền kinh tế châu Âu thông qua danh sách các công nghệ quan trọng.
Theo nhận định của chuyên gia Eduardo Castellet Nogués thuộc Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu trên trang web của Viện Hoàng gia Elcano (Tây Ban Nha) mới đây, các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải đối mặt với một vấn đề: nền kinh tế của khối quá phụ thuộc vào Trung Quốc và các nước khác về chuỗi cung ứng chiến lược, do đó EU đã đề ra chiến lược “ giảm thiểu rủi ro”.
Ông Agedit Demarais, chuyên gia chính sách cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, định nghĩa đó là biện pháp nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ hàng đầu của phương Tây, do đó ngăn cản các công ty Trung Quốc sử dụng bí quyết phương Tây để đổi mới và điều đó “làm giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với hàng hóa quan trọng”.
Các khoáng sản quan trọng chỉ là một ví dụ, trong đó EU nhập khẩu 93% lượng tiêu thụ hàng năm các nguyên liệu chiến lược này từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực mới trên là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm khôi phục động lực cho ngành công nghiệp và đổi mới của châu Âu đồng thời thúc đẩy các mục tiêu của quá trình chuyển đổi xanh.
Video đang HOT
Ngoài ra, EU cũng đồng ý về một Công cụ chống cưỡng chế, tự trao cho mình quyền triển khai các biện pháp trả đũa để chống lại “sự ép buộc kinh tế”.
Điều đáng chú ý là Chiến lược An ninh Kinh tế châu Âu đề cập trực tiếp đến thông tin tình báo được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên về an ninh kinh tế và lộ trình của EU để sàng lọc các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài mà các công ty châu Âu thực hiện bên ngoài thị trường chung.
Tuy nhiên, như nhiều chuyên gia đề cập, cách tiếp cận mới vẫn chưa hoàn hảo. EU vẫn mô tả Trung Quốc là “đối tác hợp tác và đàm phán”, “đối thủ cạnh tranh kinh tế” và “đối thủ có hệ thống”.
Trong khi một số quốc gia thành viên đang đi theo con đường đảm bảo an ninh kinh tế thông qua các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm vào Trung Quốc và Nga, thì sự thiếu phối hợp giữa họ là một vấn đề đáng lo ngại. Hà Lan đã đi đầu với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gần đây nhằm hạn chế khả năng tiếp cận các nguyên liệu chính để sản xuất chip của Trung Quốc. Đức, tuy là nước đi sau, nhưng cũng đã công bố “Chiến lược đối với Trung Quốc” mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối thủ chiến lược.
Tuy nhiên, một số thành viên EU khác vẫn có sự khác biệt lớn trong quan điểm đối với Trung Quốc, trong đó Pháp tránh thừa nhận công khai về mối đe dọa từ cường quốc thương mại hàng đầu thế giới này và Hungary cũng không coi Trung Quốc là một mối đe dọa.
Chuyên gia Nogués lưu ý, mặc dù đây là một kỷ nguyên mới trong chính sách đối ngoại của EU nhưng khối không được nhầm lẫn giữa “giảm thiểu rủi ro” với chủ nghĩa bảo hộ. Giảm thiểu rủi ro là đảm bảo các nguyên liệu quan trọng đối với an ninh quốc gia chứ không phải chặn các sản phẩm hướng đến người tiêu dùng bình thường. Đối với EU, chính sách “giảm thiểu rủi ro” bị tác động bởi hai yếu tố: khả năng cạnh tranh kinh tế, bắt nguồn từ Brussels; và an ninh quốc gia, bắt nguồn từ các quốc gia thành viên.
Chuyên gia Nogués kết luận, an ninh kinh tế không thể xây dựng từ sự cô lập mà từ sự tham gia thông qua phối hợp trong chuỗi cung ứng chiến lược, chia sẻ thông tin về khả năng tiếp cận thị trường của nhau trước các đối thủ chiến lược của EU và đặc biệt là tích hợp các chuỗi cung ứng quan trọng vào một mạng lưới an toàn, đáng tin cậy.
EU đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại do gián đoạn vận tải qua Biển Đỏ
Ngày 23/1, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis phụ trách giám sát kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này đang đối mặt với nguy cơ giá tiêu dùng tăng và tăng trưởng chậm lại do sự gián đoạn vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ.
Tàu thuyền di chuyển qua kênh đào Suez. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Dombrovskis cho biết lưu lượng vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã giảm 22% trong một tháng do ảnh hưởng của các cuộc tấn công của lực lượng Houthis tại Yemen nhằm vào các tàu đi qua tuyến vận tải biển này. Tuy nhiên, mức giảm sẽ còn lớn hơn vì các công ty vận tải đang phải chuyển hướng hải trình của các tàu vòng qua châu Phi.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của các Bộ trưởng Thương mại EU nhằm tìm cách giải quyết vấn đề này, ông Dombrovskis cho biết: "Đến nay chưa ghi nhận tác động rõ ràng đối với giá năng lượng cũng như giá hàng hóa nói chung. Nhưng chúng tôi đã thấy tác động đối với giá vận tải và đây là một yếu tố rủi ro".
Theo quan chức trên, các tác động kinh tế rộng hơn đối với nền kinh tế EU nói chung sẽ phụ thuộc vào thời gian kéo dài cuộc khủng hoảng này. Ông nhấn mạnh: "Hành động nhanh chóng là cần thiết".
Ông Dombrovskis cho biết EC sẽ cập nhật dự báo kinh tế vào tháng 2 tới, trong đó có tính đến sự gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ.
Kênh đào Suez ở đầu phía Bắc của Biển Đỏ, là tuyến vận chuyển 12-15% thương mại hàng hóa toàn cầu và chiếm 25-30% container hàng hóa. Đối với EU, 23% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ châu Á đến bằng đường biển, trong đó phần lớn đi qua kênh đào này.
Nền kinh tế EU đang trải qua suy thoái nhẹ với lạm phát cao. Tình trạng gián đoạn thương mại qua Biển Đỏ có thể ngăn cản các ngân hàng trung ương trong khối cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Geoffrey van Leeuwen cho biết chi phí vận tải tuyến Thượng Hải-Rotterdam qua kênh đào Suez trong một số trường hợp đã tăng 200% kể từ khi lực lượng Houth
Tổng thư ký LHQ cảnh báo những nguy cơ từ AI Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, trong phiên trả lời tại hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở thành phố Davos của Thụy Sĩ, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã đề cập tới những nguy cơ từ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), cảnh báo những hiểm họa khó lường nếu công nghệ này...