An ninh biển là nội dung chính tại Diễn đàn Đối thoại Quốc phòng Seoul
Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một trong những chủ đề chính tại Diễn đàn đối thoại quốc phòng Seoul (SDD) đang diễn ra tại Hàn Quốc mà nhiều học giả cũng như nhiều lãnh đạo quốc phòng quan tâm là vấn đề an ninh biển.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại
Nhiều lo ngại trước việc luật pháp quốc tế về biển đang bị xâm hại nghiêm trọng
Diễn đàn Đối thoại Quốc phòng Seoul lần thứ 8 với chủ đề chính “Cùng nhau xây dựng hòa bình: Các thách thức và tầm nhìn” diễn ra tại Thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ ngày 3 đến 9-9. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam dự Đối thoại. Tham dự Đối thoại Quốc phòng Seoul lần thứ 8 có các nhà lãnh đạo quốc phòng, chuyên gia, học giả đến từ 56 nước và 6 tổ chức quốc tế.
Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Diễn đàn Đối thoại Quốc phòng Seoul hàng năm đều có một chủ đề chung, đó là nói về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đặc biệt là những vấn đề đang nổi lên theo từng giai đoạn. Năm nay, Diễn đàn Quốc phòng Seoul quy tụ sự hiện diện của nhiều lãnh đạo Bộ quốc phòng các nước, nhất là các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có bài phát biểu đề dẫn của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ.
Video đang HOT
Chủ đề mà nhiều học giả cũng như nhiều lãnh đạo quốc phòng quan tâm là vấn đề an ninh biển. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh hiện có rất nhiều lo ngại trước việc luật pháp quốc tế về biển đang bị xâm hại nghiêm trọng và cách hành xử dùng vũ lực, quân sự hóa những khu vực biển chung của thế giới, xâm hại đến quyền của những quốc gia ven biển và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đánh giá về những ý kiến của đại biểu về vấn đề an ninh hàng hải và vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ASEAN-Hàn Quốc diễn ra chiều 4-9 tại Thủ đô Seoul, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết hội nghị này tới nay đã tổ chức được bảy lần và ngày càng được coi trọng, thể hiện qua sự hiện diện của tất cả các Thứ trưởng Quốc phòng của các nước ASEAN cũng như của Hàn Quốc.
Biển Đông được nêu ra như một vấn đề quan ngại chung của các nước ASEAN
Theo Thứ trưởng, tương tự Đối thoại Quốc phòng Seoul, cuộc họp của Thứ trưởng Quốc phòng ASEAN-Hàn Quốc cũng nêu nhiều vấn đề an ninh liên quan đến Hàn Quốc và vấn đề của ASEAN, trong đó Biển Đông được nêu ra như một vấn đề quan ngại chung của các nước ASEAN cũng như của cộng đồng quốc tế, trong đó có Hàn Quốc. Các đại biểu đều quan ngại trước việc hệ thống luật pháp quốc tế về an ninh an toàn hàng hải và hàng không đang bị đe dọa, cũng như hoạt động quân sự hóa và hành xử bằng tạo áp lực.
Các đại biểu cũng quan tâm đến hoạt động kinh tế bình thường của các quốc gia ven biển trên cơ sở luật pháp quốc tế trong quyền tài phán quyền chủ quyền của mình bị các nước khác không tôn trọng gây phương hại đến những hoạt động hòa bình trên biển, khiến tình hình khu vực nóng lên, đồng thời đe dọa đến tự do an toàn hàng hải và hàng không. Thứ trưởng cho biết đây là ý kiến chung của các Thứ trưởng Quốc phòng ASEAN cũng như của Hàn Quốc, đồng thời nhấn mạnh tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều cùng chung lo ngại tương tự.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết vấn đề an ninh mạng cũng là một chủ đề được thảo luận tại diễn đàn lần này. Đây là một vấn đề không mới nhưng lại phát triển rất nhanh và đe dọa đến hòa bình ổn định của khu vực cũng như mọi quốc gia. Trong phiên họp chủ đề ngày 4-9, đoàn Việt Nam đã có bài phát biểu về an ninh mạng, trong đó đề cao vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác quốc phòng, trong nỗ lực khắc phục hậu quả, những thách thức về an ninh mạng cũng như những vấn đề an ninh chung.
Theo Thứ trưởng, trong bối cảnh đó, xu thế chung của hội nghị là cố gắng tìm được những tiếng nói thẳng thắn, nêu khách quan những thách thức và cùng nhau có tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế về những vấn đề an ninh đang nổi lên như hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, vấn đề an ninh trên biển, an ninh mạng và nhiều vấn đề quốc phòng khác.
Theo nld.com.vn
Mỹ - Triều Tiên đã đàm phán tới cốt lõi của vấn đề
Thời báo Hàn Quốc mới đây đăng tải bài viết của Phó Giáo sư Sandip Kumar Mishra giảng dạy tại Đại học Jawaharlal Nehru ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, trong đó đánh giá tích cực về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 diễn ra ngày 27 - 28/2 vừa qua tại Hà Nội, Việt Nam.
Hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội (Việt Nam) ngày 28/2/2019. Ảnh: TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Phó Giáo sư Mishra cho rằng dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không đạt được tuyên bố chung sau hội nghị, nhưng điều quan trọng là phải nhấn mạnh một số mặt tích cực tại sự kiện lần này.
Thứ nhất, việc tổ chức được một hội nghị thượng đỉnh nữa giữa Mỹ và Triều Tiên trong vòng 8 tháng sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cả hai bên đang cố gắng giải quyết vấn đề. Trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới, như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan..., việc Tổng thống Trump tiến hành hội nghị theo lịch trình cần được đánh giá cao.
Thứ hai, Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội cũng tốt hơn về mặt đối thoại sâu rộng mà cả Mỹ và Triều Tiên đã có ở cấp cao nhất. Hai nhà lãnh đạo đã dành khoảng vài giờ trong 2 ngày để cùng trò chuyện. Điều này chắc chắn sẽ giúp hai bên hiểu hơn về lập trường của nhau và những điều bên kia mong muốn đạt được. Điều quan trọng để có bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai là hai nước nên có nhiều sự trao đổi hơn và Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội đã tạo ra một nền tảng cho những cuộc trao đổi như vậy.
Thứ ba, cả hai bên đã có sự chín chắn với việc vẫn dành cho nhau những đánh giá thiện chí và tích cực sau hội nghị.
Thứ tư, việc không có một tuyên bố chung cũng có nghĩa là cả hai nước đã đàm phán tới cốt lõi của vấn đề và phải hiểu rằng sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề đó. Các cuộc đàm phán trong tương lai có thể phức tạp hơn, nhưng nếu giữ được sự kiềm chế và có tinh thần xây dựng trong việc xóa bỏ bất đồng, cả hai bên vẫn có thể đạt được các thỏa thuận trong tương lai.
Thứ năm, việc xóa bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên chỉ có thể đạt được bằng cách gây dựng niềm tin giữa Washington và Bình Nhưỡng. Do đó, như Tổng thống Mỹ đã đề cập trong cuộc họp báo sau hội nghị, hoãn thỏa thuận là điều tốt hơn việc đạt một thỏa thuận "tồi", hay nói cách khác là một thỏa thuận không được thực hiện và đi kèm với sự thiếu tin tưởng giữa các bên.
Mạnh Hùng (TTXVN)
Theo Tintuc
Mộng thành "sao" K-pop, 7 phụ nữ Brazil lại bị lừa làm gái massage Một nhóm phụ nữ Brazil đã tới Hàn Quốc với hy vọng gia nhập ngành công nghiệp giải trí K-pop trị giá hàng tỷ đô la, nhưng thay vào đó, họ lại bị rơi vào bẫy lừa làm gái mại dâm. Cảnh sát Hàn Quốc cho biết, 7 phụ nữ Brazil ở độ tuổi 20 và 30 đã được giải cứu khỏi nhà...