Ăn nhiều tỏi, nam giới có thể bị vô sinh
Một nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông ăn nhiều tỏi có thể bị giảm số lượng tinh trùng thậm chí có khả năng vô sinh.
Như chúng ta đã biết tỏi là một loại thực phẩm tự nhiên có tính kháng sinh phổ rộng, chứa khoảng 2% allicin, có tác dụng ức chế đặc biệt với nhiều tác nhân gây bệnh như Staphylococcus aureus, viêm màng não, viêm phổi, tiêu chảy…
Ăn tỏi sống cũng có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường ruột rất hiệu quả. Tuy nhiên tỏi lại mang đặc tính cay nồng, vì vậy nếu ăn quá nhiều sẽ gây tổn hại đến tinh trùng.
Nếu ăn quá nhiều sẽ gây tổn hại đến tinh trùng.
Y học chứng minh rằng ăn tỏi quá nhiều sẽ dẫn đến hư hại niêm mạc dạ dày, mà chúng ta đều biết dạ dày là nơi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống toàn bộ cơ thể. Như vậy một khi chức năng của nó bị tổn thương sẽ dẫn đến ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, sút cân… Thậm chí còn ảnh hưởng đến thận, gây huyết hư, thiếu máu và cuối cùng là làm tiêu hao “tinh binh”.
Tuy nhiên các đấng mày râu của chúng ta không nên vì thế mà tránh xa loại thực phẩm này, vì tỏi có thể ngăn ngừa ung thư, kích thích tiêu hoá,… chỉ cần sử dụng ở mức độ vừa đủ thì nó sẽ rất có ích cho sức khoẻ con người.
Các bác sĩ khuyến cáo, với những người mà dạ dày có vấn đề thì không nên ăn tỏi sống, có thể sử dụng tỏi đã qua chế biến nhưng mỗi lần chỉ nên ăn từ một đến hai nhánh.
Theo Khỏe và đẹp
Video đang HOT
Dịch hạch liệu có nguy cơ quay trở lại?
Mấy ngày nay, thông tin về dịch hạch thể phổi xuất hiện ở Mỹ và Trung Quốc xuất hiện nhiều trên các mặt báo, tạo ra một mối lo mới trong cộng đồng.
Chuột là loài động vật trung gian gây dịch hạch ở người.
12 năm qua, Việt Nam không có bệnh nhân bị dịch hạch nhưng lại là "sát sườn" với Trung Quốc. Người dân không khỏi hoang mang trước những thông tin về dịch bệnh mới này.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tâm sự: Nói đến dịch hạch người ta lo sợ vì căn bệnh này đã từng khiến cho rất nhiều người chết. Trong thời kỳ trước, chỉ cần nhìn thấy biển thông báo vùng dịch hạch thì không ai dám đến gần.
Việt Nam từng đối diện với dịch hạch
Trong thập niên 1960-1970, VN là nước đã báo cáo có số bệnh nhân dịch hạch nhiều nhất nhì thế giới với hàng ngàn trường hợp xảy ra hằng năm. Tại các vùng Nam bộ và ven Tây Nguyên, do đặc điểm rừng núi, hoang dã nên thường xuyên có dịch hạch xảy ra nhiều hơn miền Bắc.
Thạc sĩ Hà chia sẻ từ khi ra trường, ông làm công việc cấp cứu hồi sức truyền nhiễm. Ông may mắn được tham gia công tác điều trị dịch hạch tại Việt Nam năm 1978.
Nhớ lại dịch hạch mùa ấy, Thạc sĩ Hà kể, do khó khăn của kinh tế, miền Bắc thiếu gạo nên đưa gạo từ miền Nam ra. Chuột từ miền Nam di cư ra Bắc mang theo dịch hạch.
Gạo đưa ra chứa ở kho Lương Yên và kho nhà máy rượu. Lúc ấy công nhân phát hiện chuột chết hàng loạt nhưng không biết nguyên nhân do đâu. Sau đó, dịch hạch bùng phát trên người.
Không chỉ xảy ra ở Hà Nội, dịch hạch còn xảy ra ở Hải Phòng, Nam Định. Các bác sĩ phải căng mình điều trị cho bệnh nhân. Có nhiều bệnh nhân phát hiện muộn đã tử vong, nhiều trường hợp được cứu sống. Có những bệnh nhân người tím đen do vi khuẩn dịch hạch tấn công vào khắp cơ thể, chúng vào máu rồi "chu du" đến các cơ quan nội tạng khác.
Thạc sĩ Hà cho biết dịch hạch rất dễ điều trị, các loại thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị hiệu quả bệnh dịch hạch đều là những loại thông thường có sẵn tại các bệnh viện như: Streptomycin, Gentamycin, Chloramphenicol, Tetracycline, Doxycycline, Trimethoprim-Sulfamethoxazole, Kanamycin. Riêng đối với thể nặng như thể phổi, cùng với kháng sinh cần kết hợp với các biện pháp hồi sức hô hấp tuần hoàn tích cực.
Nếu phát hiện bệnh nhân có triệu chứng đau hạch cấp tính, chẩn đoán đúng dịch hạch sẽ giúp việc cứu sống bệnh nhân dễ dàng hơn.
Dịch hạch được xem như đại dịch
Các thế kỷ trước, người ta xếp dịch hạch vào đại dịch, bệnh có tác động lớn gây tử vong, hoảng loạn, đặc biệt là thế kỷ trước khi người ta chưa tìm ra căn nguyên, đường lây truyền như thế nào, dịch hạch xảy ra chỗ nào hủy hoại nền văn minh của nước đó.
Dịch hạch đã xuất hiện từ thời cổ xưa, tồn tại đến hiện nay và trong vòng 2.000 năm qua đã gây bốn trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Nhất là hai đại dịch vào thế kỷ 6 làm chết gần 40 triệu người và thế kỷ 14 nổi tiếng với tên "trận dịch đen" thời Trung cổ, được ước tính gây tử vong cho khoảng 25 triệu người châu Âu, 40 triệu người châu Á, châu Phi.
Đến năm 1895, Alexandre Yersin là người đầu tiên phát hiện ra căn nguyên của dịch hạch. Bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đây là loại bệnh của thú vật truyền sang người.
Nguồn gốc bệnh từ thú vật hoang (thường là loài gặm nhấm như cáo, chồn...), sau đó lan truyền sang thú vật khác, đặc biệt là chuột, loài gặm nhấm sống gần người khác. Loài truyền vi khuẩn gây dịch hạch là con bọ chét. Khi chúng đốt chuột khiến chuột chết hàng loạt.
Bọ chét sẽ rời xác chuột, nhảy đi tìm một con chuột khác để sống ký sinh và có thể cắn người, gây lây nhiễm bệnh. Bệnh nhân sẽ mắc bệnh dịch hạch thể hạch với hai triệu chứng nổi bật là sốt cao và sưng hạch (hạch bẹn, nách, cổ) rất cấp tính.
Gần đây, người ta đặc biệt chú ý đến bệnh dịch hạch do có mối lo ngại vi khuẩn Yersinia pestis có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học trong cuộc chiến khủng bố.
Theo Thạc sĩ Hà, dịch hạch có ba thể chính: Thể hạch từ vết đốt gây viêm hạch vùng nếu chẩn đoán sớm nếu điều trị khu trú và bệnh nhân sớm chữa khỏi.
Thể hai: Nhiễm khuẩn huyết từ hạch vào máu gây nhiễm khuẩn trong máu, vi khuẩn nhân lên dẫn lên các nội tạng bị độc tố gây nhiễm trùng toàn thân, gây chảy máu, xuất huyết, thân thể tím đen, viêm màng não...
Dịch hạch gây nên nhiều đại dịch trên thế giới.
Thể thứ 3: Dịch hạch thể phổi là thể cực kỳ nặng nề mà có thể lây truyền từ người sang người. Thể phổi có hai thể: Thể phổi nguyên phát vi khuẩn dịch hạch qua con đường hít phải (thường là thợ săn, những người sử dụng đồ lông thú). Những con vi khuẩn dịch hạch khi hít phải, vào trong cơ thể, thâm nhập vào phổi gây viêm phổi tiên phát, viêm hoại tử phổi, nhiễm độc dẫn đến suy hô hấp, tử vong.
Thể phổi thứ phát là viêm phổi, bệnh nhân khạc ra máu, ra đờm. Trong đờm và máu có vi khuẩn dịch hạch, người ngoài hít phải vi khuẩn dịch hạch từ đờm bệnh nhân trở thành viêm phổi tiên phát rất nặng.
Để chẩn đoán sớm dịch hạch, cần lưu ý đến khu vực sinh sống có bọ chét, chuột, nhất là khi phát hiện có chuột chết, sau đó người bị sốt, nổi hạch... thì nhanh chóng đi khám bệnh.
Với những người hay làm thịt chuột cũng cần hết sức cảnh giác, vì nếu tay có vết xước, vi khuẩn gây bệnh hạch có thể xâm nhập qua vết hở vào máu và gây bệnh.
Theo Infonet
Mất mạng do ăn tái, sống Nhiều người có thói quen ăn các món tái, sống một cách cẩu thả mà không biết rằng nguy cơ các ấu trùng, giun sán... thâm nhập dẫn đến nguy kịch, thậm chí mất mạng. Giun lươn bò lổn nhổn dưới da do ăn hải sản tái, sống - Ảnh: T.L Ngon miệng, hại mạng! Tháng 6 vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhiệt...