Ăn nên làm ra từ nuôi loài cá ăn rau là chính, chuyên để chiên sù
Tận dụng điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương thuận lợi là nằm dọc sông Sài Gòn, một số nông dân ở phường Vĩnh Phú, TX. Thuận An ( tỉnh Bình Dương) đã thử nghiệm và nuôi thành công giống cá tai tượng. Điển hình như ông Võ Văn Vân, ở khu phố Đông; khi mới nuôi ông gặp không ít khó khăn nhưng đến nay loài cá này đã mang lại nguồn thu 150 triệu đồng mỗi năm.
Tận dụng điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương thuận lợi là nằm dọc sông Sài Gòn, một số nông dân ở phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An (tỉnh Bình Dương) đã thử nghiệm và nuôi thành công giống cá tai tượng. Điển hình như ông Võ Văn Vân, ở khu phố Đông; khi mới nuôi ông gặp không ít khó khăn nhưng đến nay loài cá này đã mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.
Ông Vân bên hồ cá tai tượng của gia đình. Ảnh: VĂN TIẾN
Ông Vân cho hay, cá tai tượng có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường; người nuôi có thể tận dụng thức ăn có sẵn như rau các loại kết hợp với cám tổng hợp. 80% thức ăn cho cá từ các loại rau ông mua từ các chợ đầu mối, ông chỉ kết hợp thêm khoảng 20% cám tổng hợp, vì thế chi phí mua thức ăn giảm đi đáng kể.
Cá tai tượng là loại cá ăn tạp nên dễ nuôi. Điều quan trọng, cá ăn nhiều rau xanh thì thịt cá sẽ ngon hơn, ngọt hơn. Do đó, trại cá của ông luôn có nhiều nhà hàng tìm đến đặt mua, như vậy ông đã giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho sản phẩm.
Trước đây, ông Vân thử nuôi một số loài cá khác nhau như cá tra, chép, trê… nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Sau đó, ông nuôi thử nghiệm cá tai tượng mua từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ khí hậu và nguồn nước phù hợp nên loài cá này phát triển rất tốt, nên sau đó ông nhân rộng ra.
Ban đầu, ông Vân nuôi khoảng 300 – 500 con, đến nay ông nuôi trên 6.000 con; có lúc cao điểm ông nuôi khoảng 10.000 con. Nguồn nước nuôi cá tai tượng chủ yếu ông đưa từ sông Sài Gòn vào các hồ. Trong vòng 15 ngày, ông vệ sinh nguồn nước trong hồ bằng hình thức ngưng cho cá ăn, bởi nguồn nước bẩn là do quá trình cá ăn rau, lượng rau cá ăn không hết, vì vậy ngưng cung cấp thức ăn cá sẽ dọn sạch sẽ hồ, nước trở nên sạch hơn. Tuy vậy, việc ngưng cho cá ăn không ảnh hưởng quá trình phát triển của cá.
Video đang HOT
Theo ông Vân, cá tai tượng sau khi nuôi từ 18 tháng đến 2 năm thì cho thu hoạch. Loài cá tai tượng nếu càng cho ăn nhiều rau thì chất lượng thịt càng thơm ngon. Ảnh: IT.
Hiện tại, ông Vân có 3 hồ nuôi cá tai tượng với tổng diện tích mặt nước 1.000m2. 1 vụ cá ông nuôi đến 2 năm mới cho thu hoạch. Đó là cách nuôi chủ yếu từ thức ăn tự nhiên, còn nếu dùng thức ăn cám tổng hợp thì thu hoạch sớm hơn, khoảng 18 tháng/vụ cá. Tuy vậy, ông vẫn chọn cách nuôi truyền thống, tức là tận dụng thức ăn từ thực vật để nuôi cá, vì chất lượng cá ngon hơn nên các nhà hàng chuộng hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá tai tượng, kỹ thuật nuôi cá tai tượng, ông Vân cho biết, sau khi thu hoạch cá xong cần vệ sinh ao hồ cho sạch, như vét bùn sạch, tiệt trùng bằng vôi và cho nước ra vào trong vòng 5 – 6 tháng rồi mới thả cá giống khoảng 3 tháng tuổi. Có như vậy môi trường sống của cá mới bảo đảm an toàn, cá phát triển tốt.
Bệnh của loài cá này không phức tạp, chủ yếu là bệnh ghẻ (chủ yếu xuất hiện trong mùa lạnh), bệnh xuất huyết mang. Để có chi phí nuôi cá, ông chọn nuôi xen kẽ từng hồ, có như vậy khi thu hoạch lứa cá này ông có kinh phí để mua thức ăn nuôi lứa cá khác. Hàng ngày, ông đi chợ đầu mối mua rau xanh các loại làm thức ăn cho cá, kết hợp thêm cám tổng hợp nên tiết kiệm được chi phí.
Để có được thành công nuôi cá như hôm nay, ông Vân đã trải qua 2 lần trắng tay. Đó là vào năm 2012, ông thất thu trên 3 tấn cá; năm 2016 ông mất khoảng 3 tấn do vỡ bờ bao sông, gây ngập và cá đi ra sông hết. Hiện nay, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 150 triệu đồng.
Bên cạnh cá tai tượng, ông Vân đang thử nghiệm mô hình cá chép Nhật, do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thí điểm. Theo ông Vân, loài cá này chủ yếu ăn cám tổng hợp; quá trình phát triển loài cá này rất tốt, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng ở đây.
Ông Nguyễn Thanh Giàu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú, cho biết hiện nay, trên địa bàn phường có Tổ hợp tác nuôi cá tai tượng với 17 thành viên. Đầu ra sản phẩm cá tai tượng ổn định, góp phần giúp người nuôi cá yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, Hội Nông dân phường cũng tạo điều kiện giới thiệu các nguồn vốn vay cho các hộ nuôi cá, cụ thể như vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đã có 11 hộ vay với tổng số tiền 500 triệu đồng, vốn Ngân hàng Chính sách xã hội… để đầu tư sản xuất.
Theo Văn Tiến (Báo Bình Dương)
Tuân thủ "5 cao, 3 thấp", nuôi cá lồng hiệu quả và bền vững
Đó là khẳng định của ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, với chủ đề "Phát triển cá lồng hiệu quả cao và bền vững trên sông và hồ chứa vùng trung du miền núi phía Bắc", vừa tổ chức tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Khu vực Trung du miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển nuôi cá trên sông, hồ chứa, hồ thủy điện. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng, bè trên sông và hồ chứa tại một số tỉnh miền Bắc phát triển mạnh. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá lăng đen, cá rô phi, cá diêu hồng, cá chiên, cá ngạnh, trắm, chép...
Nghề nuôi cá lồng đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao sản lượng và tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Các đại biểu dự diễn đàn tham quan mô hình cá lồng của Hợp tác xã Hợp Lực, thuộc xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai. Ảnh: V.C
"Để nuôi cá lồng, bà con cần chuẩn bị đủ vốn và tinh thần. Tinh thần ở đây là công nghệ, là phương pháp và cả sự quyết tâm, tính sáng tạo. Phải làm từ nhỏ đến lớn, khi có kinh nghiệm, kỹ thuật, vốn thì mới nhân rộng. Trong quá trình nuôi, bà con cần phải ghi chép sổ nhật ký, rút kinh nghiệm để vụ sau thắng lợi hơn". Ông Kim Văn Tiêu
Mặc dù số lượng lồng bè và sản lượng nuôi tăng dần qua các năm nhưng sản phẩm nuôi vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, chưa tạo thành sản phẩm hàng hóa tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết: Tiềm năng phát triển cá lồng ở vùng trung du miền núi phía Bắc là rất lớn, tuy vậy việc đánh thức tiềm năng, lợi thế này chưa được bao nhiêu.
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề "Phát triển cá lồng hiệu quả cao và bền vững trên sông và hồ chứa vùng trung du miền núi phía Bắc" tổ chức tại huyện Quỳnh Nhai, nhằm giới thiệu về những tiềm năng, lợi thế đó, để bà con nông dân hiểu rõ và phát huy.
Mấy năm gần đây, nghề nuôi cá lồng ở huyện Quỳnh Nhai nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung phát triển khá nhanh. Phần lớn người dân nơi đây nuôi cá lồng theo kiểu "3 không", tức là không có hợp đồng tiêu thụ, không biết bán cho ai và không biết bán với giá bao nhiêu là hợp lý nên khó tránh khỏi rủi ro.
Theo ông Tiêu, để phát triển cá lồng đạt hiệu quả cao, bền vững trên sông và hồ chứa, bà con nông dân cần thiết kế lồng phù hợp với điều kiện thực tế khu vực nuôi. Việc lựa chọn con giống rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của nghề nuôi cá lồng. Người nuôi cá lồng cần lựa chọn, mua con giống chất lượng tốt từ các cơ sở uy tín. Yêu cầu con giống phải khỏe mạnh, không bệnh tật, không xây xát, phải có địa chỉ rõ ràng và phải được kiểm dịch trước khi mua...
"Người dân cần tuân thủ, thực hiện tốt 5 cao, 3 thấp trong nuôi cá lồng. 5 cao là: Tốc độ sinh trưởng cao, tỷ lệ sống cao, năng suất cao, hiệu quả cao và số vụ thành công cao. 3 thấp là: Chi phí thức ăn thấp, giá thành thấp và thiệt hại thấp nhất. Cần bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn. Đây là một tiến bộ kĩ thuật, vì nếu bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn trong nuôi cá lồng, sẽ giúp cá tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh, giảm hệ số thức ăn và tăng giá thành sản phẩm. Làm được như vậy, chắc chắn bà con nông dân sẽ gặt hái nhiều thành công với nghề nuôi cá lồng" - ông Tiêu nhấn mạnh.
GS- TS Kim Văn Vạn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã chỉ ra các yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đó là: Chất lượng môi trường nước nuôi cá, chất lượng cá giống, thức ăn nuôi cá, vốn, thị trường tiêu thụ thủy sản, kỹ thuật...
"Nuôi cá lồng cần có quy hoạch vùng nuôi rõ ràng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Cần nắm chắc kỹ thuật nuôi, áp dụng giải pháp tổng hợp, hiểu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh sẽ có giải pháp phòng trị bệnh tích cực, hiệu quả cho cá nuôi. Nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi thông qua việc cung cấp đủ, đúng chủng loại chất lượng thức ăn, thành phần dinh dưỡng theo lứa tuổi, theo loài nuôi" - GS Vạn cho hay.
300 nông dân nuôi cá lồng đến từ 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La tham dự diễn đàn đã được nghe các chuyên gia về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giải đáp cặn kẽ, tỉ mỉ những khúc mắc, băn khoăn thường gặp phải trong thực tế nuôi cá lồng thời gian qua.
Anh Bùi Văn Thưởng - nông dân ở xã Tân Hợp (Mộc Châu, Sơn La) cho hay: "Tham dự diễn đàn lần này, tôi được nghe chuyên gia giải thích, tư vấn về việc vệ sinh lồng sạch sẽ trước khi thả con giống. Các chuyên gia cũng đã tư vấn cho tôi nên lấy cá giống ở những cơ sở uy tín, chất lượng... Diễn đàn có ý nghĩa thiết thực, giúp người làm nghề nuôi cá lồng như chúng tôi hiểu rõ hơn những yếu tố cần thiết để nuôi cá lồng đạt hiệu quả cao và bền vững...".
Theo ông Kim Văn Tiêu, trước khi nuôi cá lồng, bà con cần phải tham quan, học hỏi trước rồi mới thực hiện. Nếu đã làm rồi thì vẫn phải tiếp tục tham quan để bổ sung cho mình những kiến thức mới. Khi đã tham quan rồi thì phải mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất cá lồng của mình.
Theo Danviet
Tàu cá cùng 9 ngư dân vừa ra khỏi cửa biển đã bị sóng đánh chìm Do sóng to gió lớn, không quen luồng lạch nên một tàu cá cùng 9 ngư dân Quảng Nam vừa mới ra khỏi cửa biển đã bị chìm. Các ngư dân may mắn được cứu hộ kịp thời. Đến 21 giờ ngày 11-7, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên -...