Ăn nên làm ra bằng nuôi lợn khép kín
Khép kín là bí quyết chăn nuôi lợn hiệu quả của ông Hoàng Văn Mơ ở xã Nghĩa Trung, Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Ông Mơ kể, trước khi chăn nuôi lợn ông từng xoay xở làm đủ thứ nghề. Năm 2012, có chút vốn, ông đầu tư nuôi 30 con lợn thịt. Nhờ chăm sóc tốt, đàn lợn khỏe mạnh, lớn nhanh. Sau 4 tháng ông xuất bán lứa lợn đầu tiên thu về 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thấy nuôi lợn thu nhập khá, ông Mơ quyết định dồn lực nâng quy mô. Năm 2013, ông tăng số lượng đàn lợn lên 50 con/lứa, 2 lứa/năm. Năm 2014, ông đã mở rộng quy mô nuôi lợn lên 200 con/lứa, 2 lứa/năm. Ngoài ra, ông còn đầu tư xây bể biogas để xử lý chất thải và có khí đốt phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.
Đàn lợn nái ngoại được ông Mơ chăm sóc rất cẩn thận. Ảnh: Đ.T
“Đang ăn nên làm ra, cuối năm 2014, dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của của gia đình tôi bị chết hơn 100 con, thiệt hại hơn 300 triệu đồng” – ông Mơ nhớ lại. Mất của, chán nản ông Mơ bỏ bê chuồng trại một thời gian dài. Được sự động viên, hỗ trợ của các thành viên trong Tổ chăn nuôi lợn xã Nghĩa Trung, tháng 5.2015 ông quyết định tái đàn, làm lại từ đầu.
Lần này, ông Mơ đầu tư nuôi lợn nái để chủ động con giống. Dẫn chúng tôi tham quan dãy chuồng lợn nái hiện đại được đầu tư gần nửa tỷ đồng, ông vui vẻ giải thích: “Trước đây, tôi toàn mua lợn giống từ bên ngoài vừa đắt, lại dễ gặp rủi ro do không đảm bảo được người bán có tiêm phòng đầy đủ cho lợn mẹ và lợn con. Lần này tôi nuôi 20 con lợn nái ngoại để chủ động lợn giống”. Mỗi ô chuồng lợn nái đều được đánh số thứ tự, có bảng ghi khối lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày, lịch tiêm phòng định kỳ, thời gian phối giống. Ông Mơ còn hợp tác làm đại lý cấp 1 cho các công ty thức ăn, thuốc thú y. Hiện với quy mô 20 con lợn nái, 100 con lợn thịt/lứa, 2 lứa/ năm gia đình ông có thu nhập cao từ chăn nuôi lợn.
Video đang HOT
Theo Danviet
Công nghệ sinh thái kết hợp "1 phải, 5 giảm" đạt hiệu quả kép
Mô hình công nghệ sinh thái (CNST) kết hợp "1 phải 5 giảm" của ông Đỗ Văn Thiệt ở ấp Phú Hạ, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân (An Giang) đạt hiệu quả kép trong SX lúa nếp, phát huy tối đa khả năng giảm giống, sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thử nghiệm với diện tích 1ha, ông Thiệt chọn giống lúa nếp CK92 xác nhận với đặc tính là giống nếp chất lượng cao, có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng, độ thuần đạt từ khoảng 98 - 99%, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt cho năng suất rất cao, từ 7 - 8 tấn/ha.
Ông Thiệt với mô hình ruộng lúa bờ hoa đạt hiệu quả cao.
Mô hình CNST kết hợp với "1 phải, 5 giảm" tiến hành trồng hoa dọc theo bờ ruộng kết hợp sử dụng giống xác nhận để giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm lượng nước và giảm thất thoát sau thu hoạch.
Ông Thiệt chia sẻ kinh nghiệm, việc sử dụng phương pháp "1 phải 5 giảm" đã được áp dụng khá lâu và nay kết hợp mô hình "ruộng lúa bờ hoa" mang lại hiệu quả rất cao, ruộng lúa sẽ thu hút nhiều loại thiên địch có lợi tấn công thiên địch có hại, vì vậy ruộng lúa giảm chi phí đầu tư và công chăm sóc cũng như sử dụng lao động để phun xịt nhiều lần.
Mô hình ruộng lúa bờ hoa kết hợp "1 phải 5 giảm".
Mô hình nhằm góp phần giúp nông dân tiết kiệm chi phí từ 1 - 1,5 triệu đồng/ha/vụ, an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường và tăng mức lợi nhuận.
Từ hiệu quả trên mà năng suất lúa của ông Thiệt luôn ở mức dao động từ 1 - 1,3 tấn/công (vụ ĐX); 1 - 1,1 tấn/công (vụ HT) và 800 - 900kg/công (vụ TĐ). Vụ ĐX với năng suất đạt 1,3 tấn /công và bán với giá 6.750 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình lãi hơn 30 triệu đồng/ha.
Các loại hoa được trồng dọc theo bờ ruộng có chung đặc điểm là màu sắc rực rỡ, ít tốn công chăm sóc và khả năng tăng trưởng tốt, chủ yếu là soi nháy, đậu bắp, đậu xanh, mè, hoa cúc... được trồng trước khi gieo sạ từ 10 - 15 ngày để đảm bảo hoa được nở và thu hút được thiên địch. Hoa có xuyên suốt từ 50 - 60 ngày và sau đó được trồng lại cho vụ tiếp theo.
Để nâng cao hiệu quả trong SX lúa nếp ông Thiệt thường xuyên tham gia các lớp tập huấn IPM, "1 phải 5 giảm", "3 giảm 3 tăng"... do Trạm BVTV huyện Phú Tân tổ chức cho nông dân. Để cây lúa phát triển tốt ở mọi giai đoạn ông còn tiến hành làm đất, cày xới, sử dụng giống chất lượng, có tính chống chịu các loại sâu bệnh cao.
Hiện nay, lúa của ông Thiệt đã hơn 65 ngày tuổi cây phát triển tốt, bộ lá xanh mượt, không bị bệnh tấn công, ước tính năng suất sẽ đạt từ 800 - 900 kg/công.
Ông Thiệt cho biết thêm, làm lúa rất ngại rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh cháy bìa lá và vàng lá chín sớm. Nhưng hiện tại lúa đã sắp đòng trổ nhưng vẫn chưa sử dụng lần thuốc trị rầy, sâu hại lần nào vì mức độ gây hại trong ngưỡng cho phép, không đáng kể. Mô hình này có thể giúp gia đình vừa tiết kiệm được giống, tiền bơm nước, thuốc BVTV... lợi nhuận cao hơn khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/ha so với ruộng bình thường.
Ông Thiệt đang kiểm tra tình hình sâu bệnh trên lúa
Hướng tới nền SX lúa sạch, chất lượng hạt gạo tốt và bền vững với môi trường, ông Thiệt sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình CNST kết hợp "1 phải, 5 giảm" trên diện tích 10ha còn lại của gia đình ông. Bằng những nỗ lực và niềm đam mê đồng ruộng, ông Thiệt đã xuất sắc giành về cho mình giải Nhì cuộc thi Nông dân tham gia ứng dụng CNST do tỉnh An Giang tổ chức.
Theo Lê Hoàng- Hồng Ngự (NNVN)
Nhà vườn chủ động ứng phó với mưa bão Biến đổi khí hậu từ El Nino sang La Nina gây ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, nhiều nông dân ở miền Đông Nam bộ đang tăng cường các biện pháp nuôi dưỡng, gia cố lại vườn tược để ứng phó với mưa bão. Do ảnh hưởng của thời tiết thất thường, trong thời gian qua, nhiều diện tích bưởi da xanh,...