Ăn nem thính bị sán lợn làm tổ trong não
Bệnh nhân không đi lại được, nôn nhiều, tưởng bị u não. Chụp phim phát hiện rất nhiều nang sán ở trên não. Người này cho biết có thói quen ăn nem thính làm từ thịt nạc sống.
Những nốt tròn trong có nhân là nang sán lợn làm tổ dày đặc trong não bệnh nhân. Ảnh: BS cung cấp.
Các bác sĩ tại Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, ấu trùng sán lợn (còn gọi là bệnh lợn gạo/ bệnh sán não/ bệnh nang sán do nang sán dây lợn Taenia solium) gây ra trên người.
Bệnh ấu trùng sán lợn là một bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi các mô nang ấu trùng của sán dây Taenia solium. Những nang ấu trùng nhiễm vào não, cơ, hoặc các mô khác và là nguyên nhân chính của cơn động kinh.
Cụ thể, bệnh nhân đang điều trị tại viện là ông N.H.C (59 tuổi) ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
Theo ông C, từ năm 2007, ông bị đau đầu nên phải đi viện khám. Chẩn đoán ban đầu ông bị rối loạn tiền đình nhưng càng ngày ông càng đau đầu dữ dội.
Video đang HOT
Đến năm 2012, chân phải ông không đi được, hay buồn nôn, ăn gì nôn đấy. Thậm chí, uống nước cũng nôn, người gầy sút cân. Bác sĩ nghi nghờ ông bị u não.
Ông đến Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng TW khám thì biết mình bị nhiễm ấu trùng sán lợn. Ấu trùng làm tổ trong não đè vào dây thần kinh thăng bằng nên ông hay chóng mặt, đau đầu. Ông được điều trị từ năm 2012 đến nay.
Ông C cho biết, có thói quen ăn tiết canh và nem chạo nên bác sĩ nói đây có thể là nguyên nhân khiến ông bị nhiễm sán lợn.
Theo TS.BS Nguyễn Thu Hương, phó khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TW, nhiễm sán dây ở người xảy ra do nấu chưa chín thịt lợn.
Ngoài ra, đường lây lan thường xảy ra thông qua thức ăn nhiễm bẩn trên bàn tay người, và có thể do ăn các loại trái cây hoặc rau quả được tưới bởi phân người nhiễm bệnh.
Các vị trí của nang sán hay bắt gặp trên cơ thể người là não và mắt. Với các bệnh nhân nặng có thể gây nên các biểu hiện bệnh lý não với sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi tri giác, động kinh.
Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người không nên ăn tiết canh lợn, thịt lợn chưa được nấu chín. Cần vệ sinh tay chân trước khi ăn để tránh ăn phải trứng sán lợn.
Theo Thiên Lam
Zing News
Mùa hè, coi chừng nguy kịch tính mạng vì côn trùng đốt
Sốt do côn trùng đốt là căn bệnh khá phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhất tại các vùng quê có nhiều bụi rậm, là nơi sinh sống của các loài côn trùng mò thuộc họ ve. Các loài côn trùng này gây sốt kéo dài, thậm chí nguy kịch tính mạng.
Vết đốt do côn trùng gây nên. Ảnh H.Hải
Thời gian gần đây, tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt cao dài ngày, mệt mỏi, vàng da toàn thân do côn trùng đốt. Đáng chú ý có những bệnh nhân còn bị biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi... từ những nốt đốt tưởng như vô hại của côn trùng. Phần lớn các bệnh nhân khi nhập viện đều không biết, hoặc chủ quan dù thấy nốt côn trùng đốt.
Nằm điều trị tại khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp đã được 6 ngày, nhưng bà Phạm Thị Nhiệm (68 tuổi ở Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn còn rất mệt mỏi, vàng da toàn thân, men gan tăng. Trước thời điểm nhập viện, bà Nhiệm sốt liên tiếp 1 tuần liền, được chẩn đoán sốt vi rút điều trị không đỡ. Thấy người càng lúc càng mệt mỏi, bệnh viện Mỹ Đức đã chuyển bệnh nhân lên BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt do côn trùng đốt và đã phát hiện bà bị mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính do rickettsia gây nên; trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò.
TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sốt do côn trùng mò, ve đốt không phải là hiện tượng lạ. Ngược lại, đây là căn bệnh khá phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhất tại các vùng quê có nhiều bụi rậm, là nơi sinh sống của các loài côn trùng mò thuộc họ ve. Khi bị côn trùng mò thuộc họ ve đốt, người bệnh thường có biểu hiện sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có loét ở vùng da bị đốt, nổi hạch toàn thân và nổi ban. Trên thực tế, bệnh thường dễ bị bỏ qua, chẩn đoán nhầm nếu không quan sát, khám kỹ, không phát hiện được vết đốt trên cơ thể người bệnh.
Dễ chẩn đoán nhầm sốt vi rút
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, sốt do ấu trùng mò đốt dễ chẩn đoán nhầm, bởi dấu hiệu sốt, sốt cao kéo dài và dai dẳng, rất giống với biểu hiện của sốt vi rút. Chỉ đến khi diễn tiến nặng lên, có biểu hiện vàng da, tổn thương da... thì mới thấy bất thường và nghĩ đến những khả năng khác. Thực tế các ca bệnh nhập viện, đa phần đều không để ý đến nốt côn trùng, không nghĩ một vết đốt lại khiến những người lớn khỏe mạnh phải nhập viện. Trong khi đó, bề bệnh học, sốt do ấu trùng mò đốt có thể gây những bệnh cảnh nặng như tình trạng nhiễm trùng huyết vơi suy sụp đa phủ tạng. Các bác sĩ cảnh báo, có nhiều trường hợp suy đa phủ tạng thậm chí tử vong khi bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì thế, trong mùa hè này, nếu thấy bỗng dưng sốt cao kéo dài, dai dẳng người dân cần nghĩ đến nguy cơ côn trùng đốt để đi khám. Người bệnh cũng nên tự kiểm tra trên cơ thể, nếu thấy các vết đốt màu đen trên nền da màu hồng bị viêm tấy kèm sốt kéo dài thì cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế, tránh để diễn biến kéo dài có thể gây vàng da, tổn thương gan, thậm chí có biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy phủ tạng... đe dọa tính mạng.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương mỗi năm tiếp nhận điều trị khoảng 150 trường hợp bị sốt do các loại côn trùng như mò, ve đốt. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận trên 20 ca bệnh do bị loài côn trùng này đốt. Bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh vùng cao, trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn...
Theo D.Hải
Sức khỏe đời sống
Mẹo cực hay giảm đau cho bé khi mọc răng Chăm con khi be moc răng thât gian nan. Đê con bơt quây khoc, me hay ap dung nhưng meo dươi đây nhe! Me se không thê biêt đươc thơi điêm nao be se moc răng, cho đên khi con co nhưng biêu hiên như chay dai, sôt, quây khoc, cau găt,... ma không phai do be đoi bung, ta bi ươt hay...