Án nặng cho kẻ giết chủ quán bar
Bị cáo Trần Trọng Tuấn trước giờ tuyên án
Sau 3 lần hoãn phiên tòa xét xử vì luật sư và đại diện VKS vắng mặt, hôm qua (17-1), phán quyết cuối cùng đã được TAND thành phố Hà Nội tuyên đối với đối tượng đã sát hại chủ quán bar White House trên phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.
Tối 18-12-2009, Trần Trọng Tuấn (SN 1974, ở phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cùng hai người bạn đến quán bar White House uống rượu vì bạn gái của Tuấn là chị P.L (SN 1982) đang làm nhân viên ở quán bar này. Đến 23h30 thì Tuấn xuống sàn để nhảy. Do uống nhiều rượu nên trong lúc nhảy, Tuấn đã va vào khách trong quán dẫn đến xô xát. Thấy vậy, lực lượng bảo vệ đã chạy đến can ngăn và đưa Tuấn ra ngoài cửa quán.
Tuy nhiên, Tuấn đã không chịu rời quán mà tiếp tục đứng ở cửa chửi bới, rút dao đe dọa lực lượng bảo vệ. Thấy Tuấn có biểu hiện càn quấy, ông Phạm Anh Dũng (SN 1957, trú tại đường Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm) với tư cách là giám đốc quản lý quán bar đã ra nói chuyện với Tuấn. Bất ngờ Tuấn rút dao đâm một nhát chí mạng vào ngực phải ông Dũng. Bị đâm, ông Dũng bỏ chạy và Tuấn đuổi theo truy sát nhưng bị chị P.L can ngăn giữ lại.
Do vết thương quá nặng, ông Dũng chỉ chạy được gần chục mét thì ngã xuống. Mọi người liền đưa ông Dũng vào bệnh viện nhưng do vết dao đâm thấu cuống tim nên ông Dũng tử vong sau đó. Sau khi gây án, Tuấn bỏ trốn vào TP.HCM và 10 ngày sau ra đầu thú tại CQĐT. Tại CQĐT, Tuấn biện minh hành vi đâm người của mình rằng, “do quá say và xô đẩy nên dao… đâm vào người ông Dũng”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lời biện bạch này đã bị bác bỏ vì nhiều nhân chứng cho rằng Tuấn không say rượu đến mức không thể điều khiển được hành vi của mình. Sau khi thu thập hồ sơ tài liệu và lời khai của nhân chứng, VKSND thành phố Hà Nội đủ cơ sở truy tố Trần Trọng Tuấn tội “Giết người có tính chất côn đồ” theo điểm n, khoản 1, Điều 93 – BLHS.
Tại phiên tòa, Tuấn thừa nhận hành vi phạm tội của mình nhưng cho rằng mình không mang dao từ nhà đi mà… lấy dao của một người bảo vệ quán bar đang đứng gần đó. Nhưng lời khai này đã bị HĐXX bác bỏ vì không có cơ sở để xem xét. Luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại cho rằng, có một tình tiết đáng lưu ý trong vụ án này, dù nạn nhân sau khi bị đâm đã bỏ chạy nhưng Tuấn vẫn tiếp tục đuổi theo.
Nếu không có người yêu của Tuấn ngăn cản thì chắc chắn nạn nhân còn bị đâm tiếp. Với hành vi đặc biệt nghiêm trọng trên, mức án dành cho bị cáo Tuấn phải đặc biệt nghiêm khắc mới đủ sức răn đe. Về mức bồi thường, phía đại diện người bị hại tại phiên tòa cho rằng 130 triệu đồng mà gia đình bị cáo đã chi trả chưa thể hiện hết những thiệt hại mà gia đình và người thân phải gánh chịu nên đề nghị HĐXX buộc bị cáo phải bồi thường thêm 200 triệu đồng.
Công tố viên tại phiên tòa nhận định, quan điểm truy tố của VKSND thành phố Hà Nội như cáo trạng trên là “đúng người, đúng tội”. Nhưng xét các tình tiết giảm nhẹ khác, vị công tố viên này đã đề nghị mức án từ 17 đến 19 năm tù giam đối với bị cáo.
Sau khi nghị án, HĐXX đã nhận định, bị cáo chỉ vì uống rượu, va chạm với người khác nhưng lại dùng dao đâm chết ông Dũng là một người hoàn toàn không liên quan đến vụ việc đã thể hiện tính côn đồ, hung hãn, thực hiện hành vi phạm tội đến cùng của bị cáo. Chính vì vậy, HĐXX cho rằng công tố viên truy tố bị cáo tội “Giết người có tính chất côn đồ” là đúng nhưng mức lượng hình còn thấp, phải tăng nặng mới có đủ sức răn đe đối với bị cáo Tuấn nói riêng và tội phạm dạng này nói chung. Với những nhận định trên, HĐXX đã quyết định tuyên phạt bị cáo Trần Trọng Tuấn mức án chung thân với tội danh trên. Ngoài ra, HĐXX cũng bác yêu cầu bồi thường 200 triệu đồng mà gia đình bị hại nêu ra tại phiên tòa vì không có căn cứ theo luật định.
Theo An ninh thủ đô
Ném đất chết người
Ném đất chết người là cố ý gây thương tích hay giết người ?
Theo hồ sơ, ngày 2-2-2008, nhóm của Nguyễn Thanh Tiến (huyện Tân Uyên, Bình Dương) đến quán uống cà phê thì xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ với một nhóm thanh niên khác. Kêu oan sau khi kháng cáo.
Phạm tội cố ý gây thương tích
Được một lúc, nhóm kia đi về. Vẫn thấy ấm ức, nhóm của Tiến đã rủ nhau rượt đánh nhóm thanh niên kia. Trong khi rượt đuổi, nhóm Tiến gặp nhóm anh Đ. chạy xe máy ngược chiều. Nghĩ là nhóm kia quay lại gây gổ, nhóm Tiến đã hô nhau tìm đất đá để tấn công. Nhìn thấy bên đường có sẵn đất đá, cả nhóm nhặt lấy cầm trên tay. Khi chạy cách nhóm anh Đ. khoảng 2 m, nhóm Tiến đã ném vào anh Đ. khiến anh lảo đảo, ngã xuống vệ đường. Anh Đ. bị thương ở ngực trái, khó thở, mệt mỏi.
Dù biết đánh nhầm người nhưng nhóm Tiến vẫn tiếp tục vác gậy tre đuổi theo đánh nhóm của anh Đ. Khi thấy anh Đ. được bạn dìu vào nhà hàng xóm trốn, Tiến chạy đến cầm cây đánh một phát vào lưng anh Đ. Nhóm của anh Đ. vội vàng hô "Cướp! Cướp!" khiến nhóm Tiến hoảng sợ bỏ chạy.
Ngày hôm sau, anh Đ. có biểu hiện bệnh lý khác lạ nên được người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, chiều cùng ngày thì anh Đ. chết.
Sau đó, nhóm Tiến đã bị truy tố về tội cố ý gây thương tích. Xử sơ thẩm, tòa đã đồng ý với quan điểm của VKS, tuyên xử các bị cáo về tội danh trên...
Là tội giết người
Xung quanh tội danh của các bị cáo đã có hai quan điểm khác nhau. Một quan điểm đồng tình với bản án sơ thẩm cho rằng các bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Khi ném đất đá, các bị cáo không có chủ định là sẽ ném cho chết. Việc người bị hại bị ném trúng, bị té ngã dẫn đến hậu quả chết người là ngoài ý muốn. Hơn nữa, thực tế anh Đ. cũng không chết ngay khi bị ném đất đá mà đến chiều hôm sau mới chết. Do vậy, việc truy cứu nhóm Đ. về tội cố ý... là hợp lý.
Tuy nhiên, quan điểm thứ hai lại cho rằng các bị cáo đã phạm tội giết người. Mặc dù không có mâu thuẫn gì với nhau nhưng ba bị cáo vừa lái xe chạy ngược chiều với tốc độ cao vừa dùng đất lẫn đá ném vào người bị hại. Các bị cáo phải nhận thức được việc ném đất đá khi chạy xe như vậy có thể dẫn đến hậu quả chết người nhưng các bị cáo vẫn thực hiện, bất chấp hậu quả xảy ra. Không dừng lại ở đó, các bị cáo lại tiếp tục dùng cây đánh người bị hại, trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân. Hành vi này là rất nguy hiểm, thể hiện tính chất côn đồ, hung hãn.
Kêu oan sau khi kháng cáo Sau bản án sơ thẩm xử phạt các bị cáo về tội cố ý gây thương tích, đại diện của người bị hại đã kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt và mức bồi thường. Ít ngày sau, người này đã rút kháng cáo. Thay vào đó, người này làm đơn khiếu nại, kêu oan và cho rằng các bị cáo phạm tội giết người. Theo một số chuyên gia pháp luật, trường hợp này tòa vẫn xem là trường hợp kháng cáo hợp lệ. Các tòa thường xem đây là thay đổi nội dung kháng cáo. Vụ án vẫn được cấp phúc thẩm xem xét... Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đảm bảo đúng thủ tục thì khi tiếp nhận việc thay đổi nội dung kháng cáo, tòa án nên hướng dẫn cho đương sự viết đơn có tên gọi rõ ràng, tránh nhầm lẫn.
Theo Pháp Luật TP. HCM
Đau đớn với màn "khủng bố" sau ly hôn Chị Tâm với những vết thương do em ruột của bà M. gây ra. Sau khi bị chồng phản bội, chị Trần Thị Tâm liên tục phải hứng chịu nhiều màn "khủng bố" tinh thần. Đỉnh điểm của nỗi kinh hoàng mà người phụ nữ này phải chịu là việc chị bị thương tích nặng do em vợ mới của chồng cũ gây...