Ăn nấm độc khiến 3 người tử vong ở Úc
Úc tiến hành điều tra sau khi 4 nạn nhân cao tuổi nhập viện nghi do ăn nấm độc, trong đó 3 bệnh nhân đã không qua khỏi.
Nấm phiến đen chân vàng dễ bị nhầm với nấm mỡ. Ảnh THE GUARDIAN
Trang News.com.au ngày 6.8 đưa tin cảnh sát Úc tiến hành điều tra sau khi 3 người ở vùng nông thôn bang Victoria tử vong nghi do ăn nấm độc.
Nạn nhân thứ 3 vừa thiệt mạng và một người khác đang giành giật sự sống, nghi do ngộ độc nấm dại ở khu vực đông nam bang Victoria.
Sự việc xảy ra tại thị trấn Leongatha thuộc vùng Gippsland hôm 29.7, với 4 người gồm 2 nam và 2 nữ xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn bữa trưa tại nhà. Tất cả được đưa đến bệnh viện vào ngày hôm sau.
Đến ngày 4.8, hai phụ nữ là chị em (66 và 70 tuổi) đã tử vong tại bệnh viện, còn một nạn nhân 70 tuổi không qua khỏi vào tối 5.8. Nạn nhân còn lại (68 tuổi) đang được điều trị tại bệnh viện. Chưa rõ danh tính của 4 người, cũng như loại nấm mà họ đã ăn.
“Vào thời điểm này, vẫn chưa rõ tình huống chính xác. Cuộc điều tra đang được tiến hành và cảnh sát sẽ liên lạc với cơ quan y tế”, theo một phát ngôn viên cảnh sát. Cơ quan y tế địa phương cũng xác nhận về việc đang điều tra, cũng như phối hợp với cảnh sát.
Thông tin được đưa ra sau khi Sở Y tế bang Victoria cảnh báo mọi người không nên hái nấm dại sau nhiều tuần thời tiết ẩm ướt. Cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo về nấm phiến đen chân vàng và nấm tử thần, cả 2 đều độc.
Video đang HOT
Bác sĩ Angie Bone tại Victoria cảnh báo rằng “trừ khi bạn là chuyên gia, đừng hái và ăn nấm dại ở Victoria”. “Tử vong có thể xảy ra trong vòng 48 giờ do tổn thương gan nghiêm trọng. Nấm tử thần là cực độc và chiếm 90% các ca tử vong vì nấm độc”, tờ The Guardian dẫn lời bà Bone cảnh báo.
Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm: Tuyệt đối không ăn nấm lạ
Các bác sỹ khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng các loại nấm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định và xác nhận của các cơ quan quản lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn.
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân nghi bị ngộ độc nấm hoang. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Theo thông tin từ Trung tâm y tế thành phố Lai Châu (Lai Châu), trưa 20/6 tại lán nương của gia đình ông Hàng A Páo, sinh năm 1974, ở bản Cư Nhà La, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu có 14/21 người ăn trưa có sử dụng món canh nấm lấy từ vườn nhà đã xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như đau đầu, buồn nôn...
Cơ quan chức năng đã lấy mẫu thức ăn đưa đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc.
Hiện nay đang bước vào mùa mưa nên nấm mọc rất nhiều (trong đó có loại ăn được và loại có độc không ăn được). Nấm là món ăn ưa thích của nhiều người, nên nhiều người dân đã đi hái về để chế biến thành thức ăn. Tuy nhiên, một số loại nấm có hình dạng khá giống nhau, người dân không phân biệt rõ được nấm có độc và nấm không độc dẫn đến thời gian gần đây liên tục có nhiều ca bị ngộ độc do ăn nấm.
Cụ thể, ông Thành Từ Dũ, Bí thư Huyện ủy Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cho biết trên địa bàn huyện ghi nhận có 3 trường hợp nghi bị ngộ độc do nấm phải nhập viện.
Ngày 5/6, cả gia đình anh Cao Huy H (sinh năm 1979), chị Khưu Thị Hồng Tr. (sinh năm 1979, vợ anh H.) và cháu Cao Thị Như Q. (sinh năm 2006, con của vợ chồng anh H.), cùng cư trú tại ấp Tân Thanh, xã Tân Bình, huyện Tân Biên bị ngộ độc do ăn phải nấm rừng, đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Anh H và chị Tr. đã tử vong sau đó do bị nhiễm độc quá nặng; cháu Cao Thị Như Q. đã ổn định được cho xuất viện về gia đình chăm sóc, theo dõi.
Gần đây, tại một số địa phương cũng ghi nhận nhiều người dân bị ngộ độc sau khi ăn nấm mọc ra từ xác nhộng ve sầu.
Nguồn tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân P.H.T (12 tuổi, ngụ xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc) nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc nấm mọc trên xác nhộng ve sầu.
Vào 0 giờ ngày 7/6, em P.H.T. được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc kém.
Cùng thời điểm, bà N.T.T.N. (mẹ em P.H.T.) cũng nhập Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) cấp cứu nghi do ngộ độc nấm mọc trên xác nhộng ve sầu.
Người nhà bệnh nhân cho biết khoảng 16 giờ ngày 6/6, bà N. chiên ấu trùng lạ có chiều dài khoảng 3cm, thân giống ấu trùng ve sầu, nhiều tơ nấm màu trắng xám bọc bên ngoài, đầu có nấm dài khoảng 1cm màu đỏ.
Sau khi chiên dầu, bà N. ăn hai con nhộng, cháu T. ăn 5 con nhộng. Khoảng 1 tiếng sau, bà N. và con trai cảm thấy chóng mặt, đau bụng quặn, nôn ói nhiều lần, đi cầu phân lỏng, run tay chân, mệt mỏi... Sau đó, hai mẹ con đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Trước đó, anh H.V.Q, 39 tuổi, ngụ xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hái nấm trong vườn của nhà hàng xóm và ăn sống ngay sau đó.
Vài tiếng sau, anh cảm thấy choáng váng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tay chân run rẩy. Anh nằm ở nhà nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe.
Đến sáng 4/6, do tình trạng không thuyên giảm, người nhà đã đưa anh vào Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu.
Theo bác sỹ Khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện Bà Rịa, may mắn là anh Q chỉ ăn một lượng ít nấm mọc từ xác ve sầu nên mức độ ngộ độc không nặng. Nhờ được hỗ trợ dinh dưỡng và điều trị triệu chứng, sức khỏe của anh đã tạm ổn.
Hồi cuối tháng Năm, Bệnh viện Bà Rịa cũng cấp cứu 4 trường hợp ngụ tại huyện Long Điền ngộ độc do ăn phải nấm lạ. Khi vào viện, cả bốn người này bị đau bụng, nôn ói, liên tục đi ngoài. Sau đó, hai trường hợp nặng đã chuyển lên bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh cấp cứu, điều trị.
Bác sỹ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi ăn nấm mọc hoang vì nguy cơ nhầm lẫn dẫn đến ngộ độc.
Ngộ độc nấm có thể ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác nhau như ảo giác hoặc rối loạn tri giác, suy thận, rối loạn chức năng gan...
Ngộ độc nấm có thể khởi phát ngay hoặc từ 8-12 giờ sau khi ăn phải nấm độc. Mặc dù vậy, đôi khi các triệu chứng nhẹ như đau bụng, nôn ói... sau ăn nấm có thể bị bỏ qua, không đến bệnh viện dẫn đến tình trạng nặng hơn.
Các độc tố của nấm nói chung khi vào trong máu sẽ gây rối loạn dẫn truyền hệ thống thần kinh, gây tổn thương gan, thận. Nạn nhân có thể tử vong nếu hàm lượng độc tố cao.
Theo các bác sỹ, hiện nay gần như tất cả những độc chất trong nấm không có thuốc kháng độc tố đặc hiệu. Các bác sỹ chỉ có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ như suy hô hấp thì cho thở máy, suy đa tạng sẽ được lọc máu, thay huyết tương... để thải bớt độc tố.
Bệnh nhân sau khi được cứu sống bởi ngộ độc nấm ít nhiều sẽ có di chứng do hệ thần kinh đã bị tổn thương và suy đa tạng trước đó.
Các bác sỹ khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng các loại nấm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định và xác nhận của các cơ quan quản lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, người dân tuyệt đối không sử dụng hay chế biến các loại nấm lạ, nấm có màu sắc vì nguy cơ đó là nấm độc rất cao./.
Australia: Người lao động có thể phải chi hơn 80% tiền lương cho chỗ ở Chiến dịch quốc gia về nhà ở của Australia mới đây công bố một báo cáo cho thấy giá thuê nhà tăng cao đang khiến những người làm việc trong các ngành nghề thiết yếu ở nước này không đủ thu nhập để trả tiền thuê nhà nếu ở một mình. Quang cảnh thành phố Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/ TTXVN Báo cáo của...