Ăn nấm bổ đều
Hàng ngàn năm trước, nấm ăn được xác định là một thực phẩm lành tính, rất giàu các chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe, có dược tính cao kháng virus và chữa bệnh.Vì thế, loại thực phẩm phổ biến từ thiên nhiên này vừa bình dân, vừa quý với mọi đối tượng người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc,ăn nấm bổ gì?
Đầu bếp Trần Văn Ngọc (nhà hàng lẩu nấm) chia sẻ: nấm trong thiên nhiên vô cùng phong phú, có thể chế biến những món ăn từ đơn giản đến phức tạp, điều quan trọng là giữ được hương vị gốc và dưỡng chất trong từng loại nấm. Thông thường nhất có các loại nấm rơm, nấm mèo, nấm mỡ, nấm hương… có tác dụng trợ giúp tiêu hóa, điều hòa khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch. Với ưu điểm chứa nhiều đạm, giàu vitamin, nấm ăn còn có lợi cho người bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường. Với trẻ nhỏ, nấm hỗ trợ cải thiện trí tuệ và chiều cao. Trong y học cổ truyền, các loại nấm được xem như dược liệu quý đến từ thiên nhiên và con người có thể nhân trồng, tái tạo thêm hàng chục loài nấm có giá trị dinh dưỡng khác. Một số loài nấm trở thành thuốc “đặc trị” của Đông dược trong điều trị các bệnh lý: viêm loét tá tràng, dạ dày, viêm gan, sỏi mật hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ.
Nấm được xem là rau vua của các loại rau, sạch, lành tính và được chế biến nhiều cách: xào, kho, canh, xúp với vị thơm, tươi ngon tự nhiên. Với nấm tươi hoặc khô, nên ngâm nấm trong nước ấm hoặc nước lạnh (tùy loại) trước khi chế biến, để nấm giữ được đúng màu sắc và dưỡng chất. Để đảm bảo độ giòn ngọt của nấm, khi chế biến với các thực phẩm khác nên cho nấm vào sau, thao tác nhẹ nhàng để nấm không bị gãy giập. Riêng một số nấm quý như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo có thể bào chế thành bột dùng với trà, hay cắt lát ngâm trong rượu đều trở thành thuốc bổ quý giá. Vì thế, nấm vừa mang hương vị dân dã (như nấm rơm, nấm mối), vừa nằm trong nhóm thực dưỡng “cao lương mỹ vị” dùng trong mọi hoàn cảnh, đối tượng thưởng thức từ món ăn bình dân đến yến tiệc.
Có bao nhiêu loại nấm ăn cũng có bấy nhiêu loại nấm độc, có một số loài nấm được mệnh danh “thiên thần hủy diệt” gây chết người, hay nấm “ma thuật” gây ảo giác, có loại nấm khi nấu chín thì dùng được, nhưng nếu ăn sống sẽ rất nguy hại. Một số loài nấm gây ngộ độc ở mức độ cao, đặc biệt là một số loại nấm rừng, nấm mọc từ thân cây, nấm có màu sắc sặc sỡ hay chính màu trắng của các loại nấm ruồi, nấm tán độc trắng có thể dẫn đến chết người. Vì thế, bạn không nên dùng các loại nấm lạ, nấm đẹp mắt hay nấm mọc nơi hoang dã mà chưa được kiểm chứng. Khi sử dụng, một số loại nấm ăn có thể trở thành độc tố nếu chưa được nấu chín, bị hư hại, ôi thiu. Khác với các loại rau củ có thể ăn tái, sống, nấm tuyệt đối phải được nấu chín, tùy loại nấm mềm hay cứng mà nấu chín vừa hoặc chín tái, tránh loại độc tố có hại (nếu có). Triệu chứng ngộ độc nấm rất chậm, sau hai-ba giờ, thậm chí sáu-bảy giờ sau khi ăn, với tác hại trực tiếp lên hệ thần kinh (co giật, co hẹp đồng tử), hoặc phá hủy hệ tiêu hóa (suy thận cấp, viêm ruột cấp) rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Phi Nguyễn
Video đang HOT
Theo PNO
[Chế biến] - Thịt chân giò hầm
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò hoặc phần thịt bắp
- Hạt sen khô
- Cà rốt
- Nấm hương, nấm mỡ
- Hành, mùi tàu (có thêm rau mùi càng thơm)
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt với hạt nêm khoảng 2 giờ cho ngấm rồi cho thịt cùng hạt sen vào nồi áp suất, chế nước sâm sấp ninh khoảng 20 phút thì tắt bếp.
Bước 2: Nấm hương ngâm nở, cà rốt tỉa hoa, thái miếng dày khoảng 1 cm. Nấm mỡ cắt bớt phần chân già, bổ đôi.
Bước 3: Dùng đũa xăm thử xem thịt đã nhừ chưa, thịt gần nhừ thì trút nấm hương và cà rốt vào ninh cùng. Nêm nếm lại cho vừa miệng.
Bước 4: Cà rốt chín mềm các bạn cho nấm mỡ vào đun sôi 1 lúc là nấm chín, rắc hành, mùi tàu thái nhỏ và tắt bếp nhé.
Nhẹ nhàng dùng dao sắc thái thịt thành những miếng vừa ăn. Vì thịt đã được ninh chín nục nên ăn cả bì lẫn mỡ đều không hề có cảm giác béo, ngấy. Thịt giân giò hầm nấm ăn cùng với cơm nóng hoặc bánh mì đều ngon.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Eva
[Chế biến] - Nấm mỡ xào lòng, dạ dày Nấm mỡ xào lòng, dạ dày lạ mà ngon, đảm bảo bạn sẽ thích mê cho mà xem. Nguyên liệu - Dạ dày lợn - Lòng non - Nấm mỡ - Cà rốt - Cần tây, tỏi tây Cách làm: Bước 1: Nấm mỡ bổ đôi, chần qua nước sôi rồi vớt ra ngâm ngay vào bát nước lạnh. Bước 2: Để lòng...