Ăn mướp chống ung thư
Theo y học cổ truyền, mướp có vị ngọt, tính mát, đi vào hai kinh can và vị. Ngoài công dụng làm rau ăn mướp còn được dùng làm vị thuốc chữa nhiều bệnh như chống ung thư, viêm thận, viêm gan, làm sáng mắt…
Giải thử nhiệt, sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát: quả mướp tươi 500g, khổ qua 200g, đường trắng đủ dùng. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ, ép nước hòa cùng đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày. Hoặc 500g mướp tươi, 500ml nước dừa, ép nước uống.
Thanh nhiệt, tiêu viêm, phòng chống ung thư: quả mướp tươi 500g, măng lau 100g, muối ăn vừa đủ. Mướp gọt vỏ rửa sạch, măng lau chần nước sôi, thái vụn ép nước, cho thêm muối, chia uống nhiều lần trong ngày.
Bổ dưỡng, thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, chữa viêm thận, viêm gan: quả mướp tươi 300g, táo tây 200g, chanh 50g, đường phèn vừa đủ. Mướp, táo gọt vỏ rửa sạch, ép lấy nước hòa cùng chanh, đường phèn, giải khát trong ngày.
Mướp có vị ngọt, tính mát có lợi cho sức khỏe.
Thanh nhiệt, trừ phong nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm, bình can, hạ huyết áp: quả mướp tươi 500g, cần tay 100g, muối ăn vừa đủ. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng. Cần tây rửa sạch cắt khúc. Hai thứ đun ép lấy nước, pha thêm muối chia uống vài lần trong ngày.
Giải khát, tiêu viêm: quả mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường kính trắng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước hòa với đường kính trắng, chia uống trong ngày. Hoặc dùng mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng đủ dùng làm như trên.
Chú ý: Các bài thuốc trên không nên áp dụng cho những người tỳ vị hư hàn, hay đau bụng, phân lỏng hoặc nát và những người liệt dương thì không nên lạm dụng.
Video đang HOT
Theo Tiền Phong
Cái giếng nước hại chết nhiều người
Sáu người con ông Lưu Đức Thuận suy thận do nguồn nước giếng nhiễm kim loại nặng, trong đó có ba người đã chết. Năm năm qua, cả xã có 71 người bị ung thư và chết.
Tai họa ập đến phá vỡ tổ ấm mà vợ chồng ông Lưu Đức Thuận (thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) xây dựng bao năm nay. Thần chết liên tục mang con ông đi trong sự níu kéo tuyệt vọng. "Chiến tranh không giết được tui. Rứa mà bây giờ cái giếng ni nó giết gia đình tui từng ngày từng giờ!" - ông Thuận nói trong đau đớn.
Nỗi đau trút xuống một gia đình
Năm 2000, sau một thời gian dành dụm, gia đình ông Thuận mới đủ tiền đào giếng nước sinh hoạt. Mọi việc đều yên ổn cho đến năm 2004, anh Lưu Đức Thùy, con trai ông Thuận (đang học tại ĐH Đà Nẵng), bỗng nhiên đổ bệnh, hai mắt bị mù và những cơn đau triền miên.
Ông Thuận đưa con ra BV Việt Đức (Hà Nội) để kiểm tra và chết lặng khi nghe bác sĩ chẩn đoán Thùy bị bệnh suy thận và một số bệnh quái ác khác ở giai đoạn cuối do nhiễm kim loại nặng. Một thời gian sau thì Thùy mất.
Thúy phải ở một mình trong bệnh viện chống chọi với căn bệnh quái ác. Hai chiếc ghế ghép lại ở hành lang bệnh viện là chỗ ở của em
Tang thương tiếp tục ập xuống khi người em gái kế Thùy là Lưu Thị Như Huyền cũng ngã bệnh với các triệu chứng như anh trai của mình. Theo lời khuyên của bác sĩ, sau khi cho Huyền nhập viện, vợ chồng ông Thuận tức tốc đưa bốn đứa con còn lại ra bệnh viện kiểm tra. Một lần nữa ông và vợ chết lặng trước cái tin: cả bốn đứa còn lại cũng đều đã bị suy thận, viêm thận... Hai vợ chồng ông quỵ xuống, van lạy các bác sĩ cứu lấy con mình. Từ đó, cả gia đình ông Thuận chuyển vào sống hẳn trong bệnh viện, hết BV Việt Đức lại đến BV Việt Nam-Cu Ba (Đồng Hới).
Đường cùng, gia đình ông lại kéo nhau vào BV Trung ương Huế. Để có tiền chữa trị cho con, ông Thuận phải đi làm thuê đủ nghề. Còn bà mẹ nghèo Trần Thị Nương 50 tuổi như hóa thành bà cụ 70 tuổi khi phải vừa lo cho năm đứa con nằm bệnh viện, lại vừa đi nhặt rác kiếm tiền mua cháo cho con. Bà nói trong nước mắt: " Không ai đau khổ như tui. Sống để từng ngày nhìn con chết mòn, chết yểu trên giường bệnh như ri thì khổ hơn cả chết!".
Nước giếng nhiễm kim loại nặng gấp 150 lần cho phép
Ngay sau khi nghe tin cả sáu người con ông Thuận bị bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình đã cử cán bộ về kiểm tra nguồn nước. Kết quả kiểm tra cho thấy giếng nước của gia đình ông bị nhiễm kim loại nặng vượt quá mức cho phép 150 lần. Trung tâm đã buộc gia đình ông Thuận phải lấp ngay giếng. Vì đây là nguồn gốc dẫn đến cái chết của con ông.
Để chạy chữa cho con, ông Thuận đành rao bán nhà cửa, ruộng vườn được 35 triệu đồng. Nhưng rồi bệnh tình không thuyên giảm, cô bé Lưu Thị Như Huyền qua đời trong sự bất lực của bác sĩ và nỗi tuyệt vọng của vợ chồng ông. Tết năm 2009, đứa con thứ ba lại chết vì bệnh hiểm nghèo. Vợ ông Thuận gục hẳn, bà nằm lì trong giường, có khi lên cơn điên loạn vì mất mát quá lớn.
Tang thương trút xuống gia đình ông Thuận, bà Nương
Bây giờ lại chuẩn bị đến tết Nguyên đán 2011, gia đình ông Thuận chỉ còn hy vọng vào điều thần kỳ ở Thúy (người con thứ tư) đang nằm trong BV Trung ương Huế có thể vượt qua bạo bệnh, để gia đình không còn phải đón một cái tết bi thương nữa. "Tui xin ông trời đừng cướp đi đứa con nào của tui nữa, như thế đã là đau đớn lắm rồi. Bây giờ ông có giết, có vật thì vật thân già như tui" - bà Nương lấy tay lau hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má khô rộc.
Không còn nhà, không còn tiền, cũng không thể sống trong bệnh viện, vợ chồng ông Thuận và các con bồng bế nhau về quê. Thương cho cảnh lay lắt của đôi vợ chồng nghèo, chủ căn nhà đã bán cho gia đình ông mượn lại để ở tạm.
Lời kêu cứu từ Thanh Trạch
Sau thảm họa của gia đình ông Thuận, cả thôn Quyết Thắng bàng hoàng nhớ lại những năm gần đây có nhiều người trong thôn chết vì bệnh tật mà họ không hề để ý.
Trạm y tế xã Thanh Trạch cho biết trong vòng năm năm trở lại đây, có tới 71 người chết vì bệnh ung thư và hàng chục người khác đang bị bệnh. Những cái chết này chủ yếu là liên quan đến thận, gan, tiêu hóa... và tất cả nạn nhân đều sử dụng nguồn nước từ giếng đào trong làng. Sự việc trên đã làm cho người dân xã hoang mang, lo lắng. "Nhiều nhà sợ quá nên đã đưa cả gia đình đi nơi khác sinh sống. Chúng tôi không có tiền chuyển đi nên đành cầm cự ở đây!" - anh Nguyễn Văn Sơn (47 tuổi), một người dân Thanh Trạch, nói.
Cái chết của ba đứa con ông Thuận và hàng chục người khác đã khiến người dân thôn Quyết Thắng không dám dùng nước trong làng nữa. Ông Thuận cùng những thanh niên trai tráng trong làng đã đi khảo sát nguồn nước suối sạch hơn ở cách làng gần 5 km. Sau đó, họ đã phải lặn lội đi khắp nơi xin kinh phí xây dựng bể nước để dẫn về làng. Tuy nhiên, kế hoạch đổ bể vì không có nhà tài trợ nào rộng lòng giúp đỡ. Vì thế ông và dân làng lại tiếp tục đào một giếng nước khác để cùng dùng chung.
Thế nhưng để lấy được nước không hề dễ dàng khi cái giếng mới cách làng tới gần 3 km đường núi. Giếng thì chỉ có một mà cả trăm gia đình cùng đi lấy, nước chảy không kịp cho người dân múc. Vì thế mà khi giếng khô cạn, cả làng phải đi xa hơn 10 km để xin nước.
Người dân nơi đây đang mỏi mòn chờ một dự án nước sạch.
Sẽ có dự án nước sạch cho người dân Trao đổi với PV, ông Phan Văn Gòn - Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết: "Hiện nguyên nhân vì sao nguồn nước bị nhiễm độc như thế thì chưa có kết luận chính thức. Nhưng có khả năng có nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm độc do tàn tích của chiến tranh để lại trong lòng đất. Việc nhiều người chết vì ung thư như vậy thì huyện sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc điều tra để có những biện pháp xử lý kịp thời. Chúng tôi đang gấp rút tiến hành lập một dự án nước sạch cho xã này với tổng kinh phí khoảng 17 tỉ đồng để người dân không còn dùng nước giếng đào nữa. Còn về gia đình ông Thuận thì chính quyền sẽ tiến hành hỗ trợ vì ông cũng là một cựu chiến binh" - ông Phan Văn Gòn nhấn mạnh.
Theo Pháp luật TP.HCM
Sex quá độ, thận dễ hư Một công trình nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí Annals of Internal Medicine của Mỹ khẳng định, sex quá độ có thể dẫn đến căn bệnh viêm thận ở phụ nữ. Viêm thận là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, trước đây người ta không thật hiểu rõ về những nguyên nhân gây ra căn...