Ăn miếng thịt chó, hiểm họa khôn lường cho sức khỏe
Nước dãi chó chứa virus dại rơi rớt sang quần áo, dao thớt, ruồi nhặng lây sang thức ăn gây nhiễm khuẩn chéo cho người.
Đến nay có nên ăn thịt chó hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Trên phương diện sức khỏe, thịt chó tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho con người.
Tiến sĩ dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, thịt chó chứa một số thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, lipit, vitamin, canxi, sắt… Tuy nhiên không phải ai ăn thịt chó cũng tốt. Thịt chó giàu đạm nhưng lại có tính nhiệt, ăn quá nhiều dễ gây nóng, khó tiêu, chướng bụng. Phụ nữ mang thai ăn thịt chó làm tăng axit uric trong máu dẫn đến nguy cơ tiền sản giật. Ngoài ra, trong cơ thể chó nhiễm nhiều loại sán, giun, ấu trùng thường làm cho người bị lây nhiễm gây dị ứng, hen suyễn, khó thở.
Hiện nay, nhiều người ăn thịt chó mà không biết nguồn gốc xuất xứ của nó. Nếu chó bị đánh bả, lượng chất độc còn tồn đọng trong máu con vật, người ăn sẽ bị ngộ độc. Chó trong quá trình vận chuyển, chế biến tại các nhà hàng, quán ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng nguy hại tới sức khỏe.
Đồng tình với quan điểm này, lương y Lương Cao Cường, Hội Đông y thành phố Hà Nội cho biết, trong Đông y thịt chó vị mặn, tính ấm có tác dụng bổ trung ích khí, ôn thận, trợ dương. Tuy nhiên, người bệnh mạch máu não, huyết áp cao ăn thịt chó quá nhiều dễ bị tăng huyết áp, tai biến, vỡ mạch máu não.
Bạn cũng không thể biết con chó có bị dại hay không. Nước dãi của chó chứa nhiều virus dại. Virus, vi khuẩn rơi rớt sang các vật dụng khác như quần áo, dao thớt, ruồi nhặng, thức ăn gây hiện tượng nhiễm chéo.
“Kể cả chó được tiêm vắcxin phòng dại cũng nguy hiểm cho người ăn”, lương y Cường nhấn mạnh. Hàm lượng vắcxin dại tồn lưu trong cơ thể con vật có thể làm yếu, tê liệt hệ thần kinh người ăn quá nhiều. Đó cũng là lý do ở các nước phát triển, nhà chức trách kiểm soát động vật đô thị như bồ câu, mèo, chó… bằng các biện pháp dịch tễ như triệt sản, bắn bỏ, thiêu hủy… chứ không khuyến khích ăn thịt.
Video đang HOT
Chó bị bắt nhốt chờ vận chuyển đi các nơi. Ảnh: Lee Fox-Smith.
Theo các tài liệu y học, khi bị lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán dãi chó, người bệnh có thể bị mù lòa, các dây thần kinh bị chèn ép trở nên điên loạn. Tại gan, lách, phổi, ấu trùng nhiễm vào tạo nhiều u nang làm cho các bộ phận cơ thể này suy yếu, nhiễm trùng.
Bệnh viện Ký sinh trùng, Côn trùng Trung ương mỗi năm tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, buồn nôn và tiêu chảy cấp. Một số trường hợp bị chảy máu ở nhiều bộ phận. Kết quả xét nghiệm cho thấy họ nhiễm độc tố vi sinh do ăn thịt chó bệnh.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?
Biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm
Người bị ngộ độc thường có những biểu hiện sau: Đau bụng và tiêu chảy nhiều lần là một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Tùy mức độ nghiêm trọng khác nhau, người bệnh có thể đi ngoài ra máu, đặc biệt trong các trường hợp ngộ độc do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli. Kèm theo tiêu chảy nhiều lần còn có những dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng hay bụng sôi ùng ục.
Thông thường, người bị ngộ độc sẽ tiêu chảy trong khoảng 2-3 ngày, tuy nhiên đối với người già và trẻ nhỏ, bởi sức đề kháng yếu hơn, nên tình trạng này cũng kéo dài hơn. Dù là triệu chứng phổ biến thường gặp nhưng cũng cần hết sức lưu ý, tránh trường hợp để bệnh nhân đi ngoài nhiều, liên tục mà không có biện pháp xử trí gây mất nước, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Bên cạnh đau bụng tiêu chảy, nhiều người cũng có các biểu hiện như nôn và buồn nôn sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Ngay khi cơ thể bệnh nhân hấp thụ chất độc, lập tức sẽ có phản ứng lại và nôn hết những đồ độc hại vừa ăn ra. Sau đó, một số người còn tiếp tục rơi vào tình trạng nôn khan, nghĩa là không ăn gì nhưng vẫn buồn nôn. Cần phải có những phương án xử lý kịp thời tránh để bệnh nhân nôn nhiều dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong cơ thể.
Sốt và đau mỏi toàn thân, chóng mặt cũng là một dấu hiệu dễ thấy ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Sau khi nôn mửa, tiêu chảy như trên, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và có các triệu chứng như ốm sốt, cảm cúm. Nếu người bị ngộ độc sốt quá cao, thân nhiệt lên đến 40 độ C, cần đưa tới khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Cách xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà
Nếu có các biểu hiện bệnh lý như trên, có nghĩa bạn đã bị ngộ độc thực phẩm, cần nhanh chóng có những cách xử trí kịp thời để tránh các trường hợp đáng tiếc.
Đối với người bệnh có các triệu chứng nôn mửa sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc, cần ngay lập tức khiến người bị ngộ độc nôn hết thức ăn trong bụng ra. Có thể pha nước muối (2 thìa canh muối hòa tan trong 1 ly nước ấm) hoặc uống nhiều nước lọc, rồi dùng ngón tay trỏ ép vào gốc lưỡi, kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt.
Cần lưu ý khi thực hiện biện pháp này với trẻ nhỏ, tránh gây xây xước họng trẻ. Phải để trẻ gối đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi, dễ dẫn đến tử vong.
Đối với người bệnh tiêu chảy, có thể sử dụng dung dịch oresol hòa tan để tránh tình trạng đi ngoài nhiều gây mất nước trong cơ thể. Trường hợp không có sẵn oresol, có thể thay thế bằng dung dinh nước muối loãng (pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước lọc). Những người có biểu hiện ngộ độc nhẹ như đau bụng, đi ngoài có thể uống men tiêu hóa để cải thiện tình hình, giảm các cơn đau.
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng khác lạ, như co giật, rối loạn ý thức hay suy hô hấp thì không sử dụng biện pháp gây nôn nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Cần nhanh chóng chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
T.Quang
Theo phapluatxahoi.vn
Đang trong kỳ kinh nguyệt cần tránh mắc phải 5 sai lầm sau đây để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe Kỳ kinh nguyệt mỗi tháng luôn là điều khiến con gái lo sợ, nhưng nếu phạm phải những sai lầm sau đây thì sức khỏe của bạn còn bị giảm sút trong thời gian này. Hàng tháng, con gái luôn phải đối mặt với những ngày kinh nguyệt kéo dài từ 5 - 7 ngày. Trong ngày này, con gái sẽ gặp phải...