Ăn mì cay như cơm bữa trong 2 năm, cậu bé 12 tuổi bị sưng dạ dày, phát triển khối u to bằng quả trứng
Thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe! Một cậu bé 12 tuổi ở Trung Quốc mới đây do ăn nhiều mì cay trong thời gian dài nên xuất hiện tình trạng đi ngoài phân đen và tiêu chảy.
Theo tờ Hangzhou.net của Trung Quốc, một cậu bé 12 tuổi tên Hiểu Minh ở Ninh Ba đã bị đi ngoài phân đen, tiêu chảy 3-4 lần một ngày và đau bụng liên tục 2 tuần trước kỳ nghỉ lễ tháng 5. Khi nhận thấy điều bất thường này, mẹ của Hiểu Minh đã đưa cậu bé đến bệnh viện địa phương để điều trị.
Cậu bé nhập viện trong tình trạng khuôn mặt đã tái nhợt và rất yếu. Sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ nhận thấy nồng độ huyết sắc tố của Hiểu Minh chỉ là 70g/L, cần được truyền máu ngay lập tức. Khi các triệu chứng được cải thiện, bác sĩ cho cậu chụp CT toàn bộ vùng bụng, nhưng không thấy bất thường rõ ràng nên tiếp tục nội soi dạ dày để kiểm tra thêm thì phát hiện có một khối u to bằng quả trứng đang phát triển trong dạ dày của Hiểu Minh.
Ảnh minh họa
Mẹ cậu bé vội vàng hỏi han xung quanh và cuối cùng phải chuyển Hiểu Minh đến Bệnh viện Ung thư trực thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (Bệnh viện Ung thư Chiết Giang) để chữa bệnh. Tại đây, các bác sĩ phát hiện rằng Hiểu Minh đã may mắn khi chỉ bị một khối u lành tính.
Qua ca phẫu thuật “bóc tách dưới niêm mạc nội soi” (mổ xẻ dưới niêm mạc qua nội soi) kéo dài 2 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã bóc tách thành công khối u có kích thước khoảng 7×7cm. Mẫu khối u được đánh giá là tổn thương tăng sản dạ dày. Dưới sự chăm sóc tỉ mỉ của đội ngũ y bác sĩ, Hiểu Minh đã được xuất viện suôn sẻ sau 5 ngày nhập viện.
Video đang HOT
Khi hỏi về thói quen sinh hoạt hàng ngày của cậu bé, được biết bố mẹ của Hiểu Minh làm kinh doanh hải sản và luôn bận rộn với công việc, thêm vào đó, họ đã sinh đứa con thứ 2 cách đây 2 năm nên cũng phần nào bỏ bê việc chăm sóc, không có thời gian nấu ăn cho Hiểu Minh. Tiền tiêu vặt của cậu bé là 20-30 Nhân dân tệ để đủ mua bữa ăn cho mình. Trong hơn 2 năm, Hiểu Minh đã thường xuyên ăn các món cay như mì cay, que cay, da heo chiên sốt, lẩu ăn liền cay…
Hiểu Minh phải tự lo chuyện ăn uống của mình (Ảnh minh họa)
Trong hơn 2 năm, Hiểu Minh đã thường xuyên ăn các món cay như mì cay, que cay, da heo chiên sốt, lẩu ăn liền cay…
Qua đó, bác sĩ Wang Shi, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Ung thư Chiết Giang, người trực tiếp chữa trị cho Hiểu Minh nhận định: “Dù bận rộn công việc kinh doanh đến đâu, bạn cũng phải sắp xếp bữa ăn cho các con. Khối u khổng lồ trong bụng Hiểu Minh sẽ không bao giờ có thể lớn chỉ trong ngày một ngày hai. Điều này có thể liên quan đến việc ăn nhiều đồ cay trong thời gian dài”.
Ông cũng nhắc nhở rằng hiện nay nhịp sống gấp gáp, người trẻ thường bận rộn với công việc, ăn uống thất thường, một số còn thích ăn cay, tiêu thụ đồ ăn kích thích, về lâu dài sẽ khiến dạ dày không đủ sức chống chọi, vì thế bệnh dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa.
Ông chỉ ra rằng “bệnh dạ dày là trị tam tiêu và bảy dưỡng” (điều trị chỉ chiếm 30% vai trò, 70% còn lại là phải nhờ vào việc bồi bổ). Do đó, chế độ ăn uống lành mạnh và đều đặn là nền tảng của quá trình điều trị các bệnh về dạ dày. Một khi bụng khó chịu, đừng chần chừ mà hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn và ảnh: SkyPost
70% dân số nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, có lo ung thư?
Tôi đi nội soi dạ dày, test vi khuẩn HP dương tính. Tôi rất lo lắng, có phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là dễ bị ung thư dạ dày không, thưa giáo sư? (Nam Linh, Hà Nội).
GS.TS Đào Văn Long , nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai trả lời:
Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng lên đến 70%. Đây là loại khuẩn có vai trò chính trong viêm dạ dày cấp và mãn tính, trong loét dạ dày tá tràng và trong ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng gây ung thư dạ dày.
Bởi vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh sống được ở trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày con người. Vi khuẩn này có đến 200 loại khác nhau, không phải loại nào cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cho người nhiễm. Thực tế, chỉ có những loại vi khuẩn mang gen CagA mới gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn này khi kết hợp với muối gây ra hiện tượng đứt gãy các AND của tế bào niêm mạc dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét, dị sản, loạn sản niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Vì thế, khi có nhiễm vi khuẩn HP đừng quá lo lắng, hãy điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn giảm chua cay, giảm muối, không uống bia rượu...
Khoa học cũng đã chỉ ra được mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần ăn và sự gia tăng vi khuẩn HP cũng như làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo 1 nghiên cứu trên 270.000 người cho thấy những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.
"Ăn nhiều muối sẽ làm cho vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn. Vi khuẩn HP, nhất là loại vi khuẩn mang gen CagA có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày", GS Long cho biết.
Khi có dấu hiệu đau dạ dày cần đi khám để loại trừ ung thư. Trong thực tế, nhiều trường hợp chỉ đầy hơi, ợ chua... khi đi khám nội soi phát hiện ung thư dạ dày.
Với ung thư dạ dày, hiện công nghệ nội soi dạ dày rất hiện đại, có những máy nội soi có độ phóng đại xấp xỉ 300 lần kèm theo nhuộm màu ảo giúp tăng khả năng phát hiện ung thư đường tiêu hóa từ sớm.
Khi phát hiện sớm, tổn thương mới ở niêm mạc bệnh nhân sẽ không phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn mà có thể hớt tổn thương niêm mạc qua nội soi. Trong khi đó, ở giai đoạn muộn bệnh nhân vừa phải phẫu thuật, xạ trị mà cơ hội sống vẫn rất khó khăn. Vì thế, việc nội soi định kỳ ở người có tiền sử đau dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP là vô cùng quan trọng.
Tưởng tăng cân nên có 2 cằm, người đàn ông 30 tuổi đi khám mới biết mình mắc ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp là 1 trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất, không phải vì không thể chữa trị mà do các triệu chứng thường khó nhận biết, khi phát hiện thì đã quá muộn. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với 1 người đàn ông tên Lu, 30 tuổi ở Đài Loan. Do cơ thể...