Ăn mày kiếm tiền “khủng”!
Các trang mạng Trung Quốc đang không ngớt bàn tán về “một gã ăn mày giỏi nhất Trung Quốc” với thu nhập hằng tháng lên đến hàng ngàn USD.
Châu Phi (trái) cùng một người “ hảo tâm” tại sân bay quốc tế Hàm Dương, thành phố Tây An – Ảnh: Tây An Buổi Chiều
Gã ăn mày này tên Châu Phi, thường đeo kính đen, mặc đồ hiệu, một tay cầm “đả cẩu bổng” (chiếc gậy trong các phim kiếm hiệp Trung Quốc), còn một tay cầm chiếc bát xin tiền. Anh ta thường di chuyển qua các địa điểm ăn xin bằng… máy bay! Chỉ chưa đến 30 phút, anh ta đã xin được 60 nhân dân tệ (10 USD) từ những người đi đường hiếu kỳ muốn chụp ảnh anh ta. Mỗi bức ảnh có giá 10-100 nhân dân tệ (1,6-16 USD).
Gọi anh ta là “gã ăn mày giỏi nhất Trung Quốc” là do số tiền anh kiếm được đã gây bất ngờ cho nhiều người. Châu Phi tiết lộ có những nơi anh kiếm được hơn 150 USD chỉ trong hai giờ ăn xin.
Theo Tuổi Trẻ
Video đang HOT
Cảnh khốn cùng ở 'xóm cái bang'
Hơn 30 con người trong xóm, mỗi người một hoàn cảnh, một quán nhưng giống nhau một điều: đều là những thân phận cùng khổ.
Xóm gồm 13 túp lều với hơn 30 người sinh sống nằm lọt thỏm giữa cánh đồng bạt ngàn lau sậy bên ven đê con sông Cấm thuộc xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Hễ thấy có xe và người lạ vào xóm, đám trẻ con lại nháo nhác chạy theo, người lớn cũng nhấc những tấm liếp là cánh cửa ọp ẹp ló đầu ra ngoài nhòm. Họ tưởng có vị khách hảo tâm nào vào làm từ thiện, hoặc ít ra cũng là người giàu trong thành phố tìm đến phát đồ từ thiện. Hơn 30 con người trong xóm, mỗi người một hoàn cảnh, một quán nhưng giống nhau một điều: đều là những thân phận cùng khổ.
30 con người, một cảnh sống cùng khổ
80 tuổi đời nhưng vợ chồng ông Hoàng Ngọc Khải và bà Lõm đã có đến 65 năm sống bằng nghề ăn xin. Bà Lõm thậm chí còn không biết họ tên đầy đủ của mình. Cái tên Lõm ra đời từ đặc điểm của bà là vết lõm to bằng cái bát con trên trán, người ta gọi tên từ ấy.
Bà Lõm kể: "Tôi chỉ nhớ quê ở tỉnh Hải Hưng (cũ), năm 15 tuổi cả gia đình chết hết trong nạn đói năm 1945, chỉ còn mình tôi lang bạt đi ăn xin". Năm 1972, khi đang ăn xin ở phố Khâm Thiên (Hà Nội) đúng thời điểm Mĩ thả bom B52, bà Lõm bị một mảnh bom văng vào phạt mất một mảnh xương trên trán. Vết thương đã làm mất đi đến 95% trí nhớ, không nhớ mình là ai. Bà tiếp tục kiếp hành khất nay đây mai đó, rồi khi lang thang đến ga Hải Dương thì gặp ông Khải. Hai người sống chung với nhau từ đó.
Ông vốn quê ở Thanh Hóa, bố mẹ chết sớm nên cũng đi ăn xin từ nhỏ. "Đám cưới của chúng tôi được tổ chức khi ấy với khách mời toàn là ăn mày, tiệc cưới là những phần bánh mì xin được", ông Khải nhớ lại.
Vợ chồng ông Khải, bà Lõm
"Hơn 10 năm vợ chồng sống lang thang ở dọc tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, cuối cùng 2 vợ chồng tìm bãi đáp là xóm ven đê sông Cấm. Vợ chồng ở mấy chục năm nay vẫn chưa có một mụn con nào, mà tôi cũng chẳng biết tại ông đấy hay tại tôi. Nhưng cũng may mà không có con. Nếu có con chắc gì sống nổi với cảnh bữa ăn, bữa nhịn; nếu có sống cũng chẳng thoát kiếp con ăn mày lại chống gậy ăn xin đâu", bà lão cười mà khóe mắt long lanh nước.
Cuộc đời của ông Lê Thế Minh, hàng xóm của vợ chồng ông Khải, bà Lõm cũng không kém phần khổ cực. Cả nhà chết đói sau nạn đói năm 1945, không còn ai thân thích, ông một mình phiêu bạt ăn xin khắp nơi rồi năm 1964 dạt về Hải Phòng. ông cũng lấy vợ là một phụ nữ ăn xin, dắt díu nhau về đây dựng lều ở, sinh được một đứa con trai. Bất hạnh chưa tha ông, vợ con ông lần lượt chết vì bệnh tim, ở cái tuổi ngoài 80 ông vẫn là gã ăn mày cô độc như lời ông nói.
Cách đó vài bước chân là túp lều của bà cụ Nguyễn Thị Minh, hơn 100 tuổi. Cụ là một trong những người đầu tiên khai sinh ra xóm ăn mày cách đây 30 năm. Quê cụ ở Ninh Bình, phiêu bạt ra Hải Phòng kiếm sống bằng nghề ăn xin rồi phải lòng một người đàn ông. Bị mù lòa sớm, những năm trước đây mỗi lần đi ăn xin cụ phải nhờ con cháu dắt đi. Cụ buồn rầu: "Nay có muốn đi ăn xin cũng chẳng được nữa, con cháu lớn đều phiêu bạt đi xa nên chẳng ai dắt tôi đi".
Luẩn quẩn kiếp ăn mày
Ông Lê Thế Minh - "gã ăn mày cô độc"
"Những đứa con của tôi chúng đều sinh ra từ bờ đê, bãi sú", đó là tâm sự đầu tiên của bà Nguyễn Thị Thảo, 65 tuổi, người mẹ của 4 đứa con trong xóm ăn mày. Bố mẹ mất sớm, từ nhỏ bà đã phải đi làm thuê kiếm miếng ăn rồi lưu lạc lên Hà Giang làm công nhân chè và lấy chồng. Ở với nhau được một thời gian, chồng bà phát bệnh tâm thần, thường xuyên đánh đập chửi bới vợ rồi ngày ngày lang thang ngoài đường. Thương chồng, bà khăn gói đi theo ông rồi cũng phát điên theo người điên lúc nào không hay. Những lúc tỉnh táo, ông bà lại sống cuộc sống vợ chồng. Bốn lần bà ôm bụng to vượt mặt đi ăn xin, 4 lần bà một mình vượt cạn sinh con trên bờ đê. ở xóm ăn mày này, nhà nào cũng sinh con cái kiểu như vậy đấy các chú ạ!. Bụng to vượt mặt vẫn phải đi kiếm miếng ăn, chẳng cần bà đỡ cũng chẳng cần giường chiếu gì đâu, cứ thế nằm ở bãi sú cũng đẻ tuốt, bà kể lại.
Không điện, không nước, không đường, và không luôn cả giấy tờ tùy thân, không có giấy chứng minh thư để chứng tỏ mình tồn tại trên cõi đời này. Những đứa trẻ cứ thế sinh ra trong nghèo đói và tồn tại ở "xóm cái bang" để tiếp nối nghề gia truyền của xóm, nghề ăn xin.
Nhiều người ở Hải Phòng biết đến xóm đặc biệt này. Khách lạ đến chơi thường mang theo đồ cũ phân phát cho người trong xóm khi thì cái chăn, cái chiếu, có khi là cả một chiếc giường. Bà Thảo cười: "ấm lòng hơn khi thấy nỗi khổ của mình vẫn được mọi người thông cảm, sẻ chia".
Theo Đời sống & Pháp luật
Xin ăn nguy hiểm giữa làn xe đông đúc Sáng 29.1, một cụ bà (khoảng 70 tuổi) lê lết ăn xin giữa làn xe cộ đang lưu thông trên đường Phú Riềng Đỏ, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, rất nguy hiểm. Cụ bà lê lết xin ăn dọc trục đường Phú Riềng Đỏ trong khi xe cộ chạy vùn vụt trên đường. Nhiều lúc bà cụ ngồi lọt thỏm giữa...