Ăn mày dĩ vãng
Cứ Tết đến là tâm trạng mẹ tôi không được vui. Năm nào cũng thế, bà hay kể lể những chuyện cũ xưa của một thời khó khăn và đói khát. Tôi biết hết bởi cũng là một phần của câu chuyện. Một vài lần tôi còn thấy bùi ngùi, nhưng nhiều tôi đâm chán bởi thời đó thiên hạ họ thế cả. Đâm ra cứ mỗi lần bà cất nhời là tôi gạt đi. Bà im, âm thầm sụt sịt.
Nhà tôi đông anh em, những bốn, ba giai, một gái, tôi con đầu. Trừ đứa em gái kế tôi lấy chồng xa năm về năm không, còn ba anh em, tết nào cũng quây quần đông đủ. Tôi lo những việc trọng, như tảo mộ, cúng vái, khói hương. Thằng thứ ba lo dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Thằng út lo bếp núc và những việc không tên. Ba cô con dâu lo hậu cần, cỗ bàn, hoa hoét và những việc mang thuộc tính đàn bà. Lũ cháu thì mỗi việc nghịch. Bố tôi thì chắp tay sau đít, hết ra lại vào. Chán đi lại vác mấy cái cần đàn ra cân đo tăng chỉnh đặng chơi cho phường văn nghệ làng. Mẹ tôi làm nội tướng, lo những việc rất chung chung, đôi khi vớ vẩn và vô bổ. Nhưng vắng bà, là chả ra cái làm sao ngay.
Nhà tiếng đông con nhưng thành ra lại vắng, trừ những ngày lễ tết, còn thì mỗi hai thân già. Anh em tôi lập nghiệp xa cả, muốn chạy đi chạy về cũng nhiêu khê. Tôi nhiều khi đi công tác ngang nhà nhưng cũng chẳng về thăm, bù khú chán với khách khứa, bạn bè lại rúc khách sạn ngủ, đánh bài và chơi gái. Mỗi lần thế, vô phúc con vợ tôi có điện về thông báo là hai cụ chửi cho bỏng máy, rát tai. Đám em tôi cũng quen thói bắt chước, hệt như tôi. Chúng bảo về nhà buồn, hai thân già hết vào lại ra, như ma. Thế nên, những dịp như tết thế này, anh em tôi luôn tụ đủ, bày biện cỗ bàn, trò vui, đánh chén thâu đêm. Thế mà mẹ tôi cứ hay nhắc chuyện cũ. Ai mà không chán? Mỗi lũ cháu là vui, chúng chả hiểu mẹ gì, thấy bà i ỉ khóc là cười như nắc nẻ, êu êu như trêu chó.
Thường thì bữa cơm cúng tất niên là vui nhất. Bố tôi tất bật đi mời những giọt máu trên và giọt máu dưới còn sống và sót lại đến quây quần. Tôi gọi thêm dăm đứa bạn chơi khăng, đánh đáo. Đám em tôi cũng thế. Cơm rượu giải từ nhà trong ra hè, dễ cũng phải dăm mâm. Đánh chén vui lắm. Chỉ mỗi mẹ tôi buồn. Bà ăn cho có vì rồi ngồi thu lu trên xa lông, chép miệng khi tôi quẳng cái đùi gà kháo dở cho con Vàng, rằng thì là ” xưa cả năm không có xương mà gặm”. Rồi lại sụt sịt. Chán lại đi nhào bột, băm nhân để làm bánh cúng giao thừa.
Sáng mồng một, bữa cơm năm mới là những món của ngày thường, ít thịt, lắm rau, nhiều xôi gấc. Ăn xong là anh em tôi dắt díu nhau đi khắp làng thăm thú anh em, bạn hữu. Tôi tuy lớn nhưng vẫn diện bộ quần áo mới nhất như thuở bé mẹ tôi hay mua cho. Tôi thích sự tinh tươm của khởi đầu. Lòng vòng đến trưa thì về nhà đắp chăn nằm ngủ vì…say quá. Mặc ai muốn làm gì thì làm, tôi đánh một giấc đến chiều muộn. Năm mới, tôi cũng cần phải có sức khỏe và mong một chút nhàn thân.
Video đang HOT
Mồng hai, tất cả ở nhà làm cơm đón khách. Cơm rượu đầy tràn phòng bếp, ai đến lại bê ra, món nào nguội thì đảo lên cho nóng. Uống ăn rả rích cả ngày. Mệt mỏi và nhiêu khê nhưng đã thành lệ bởi đêm đó chúng tôi không còn ở lại. Cứ quãng 8, 9 giờ tối là anh em tôi lại trở về nơi xa. Ở đó có nhà của mỗi đứa và bên ngoại của các nàng dâu. Tết không dài, biết chia niềm vui đều cho thân thuộc cũng là một nhẽ sống ở đời và cũng là sự tử tế tối thiểu của những gã giai xa thân lập nghiệp.
Mẹ tôi lục tục chuẩn bị đồ mang đi từ đầu chiều. Nào gạo, rau, trứng gà, banh chưng, miến, măng, mộc nhĩ…, mỗi đứa một phần đều nhau. Bà sợ bọn tôi chết đói, không có cái ăn của giêng hai rộng dài? Năm nào cũng thế. Bọn tôi phát ngán ngẩm. Không mang đi thì bà buồn, mà có thì chẳng biết nhét vào đâu dù mỗi đứa một xe to phạc. Bà bảo, chúng mày đi coi như nhà ta hết tết. Thảo nào dọn sạch bách cho con.
Bố tôi ôm từng đứa cháu. Mẹ tôi thì đứng im, úp cái khăn quàng cổ lên mặt. Lại khóc rồi. Khổ!
Còn mỗi ngày mồng ba là tết. Tôi sang nhà ngoại từ sớm. Cũng mỗi hai thân già nên đáo sớm cho có tiếng, có người. Bố mẹ vợ tôi ít con, đã thế lại tuyền gái. Lắm con cũng khổ, ít thì đâu hẳn đã sướng hơn, nhất là mỗi khi tết đến xuân về. Bày biện cỗ bàn đánh chén, đưa các cụ đi lễ chùa chiền, thăm thú mấy người anh em. Thế là hết ngày. Bọn em tôi cũng thế. Chúng tôi chỉ gặp lại nhau hôm rằm tháng giêng, làm một bữa phủ phê túy lúy rồi ai về nhà nấy, bắt đầu những cuộc mưu sinh mệt nhọc.
Dăm bận, tôi cũng ướm ý, ngỏ lời đưa bố mẹ tôi ra sống cùng các con. Chửa nghe thủng câu đã giãy lên như gà nhúng nước sôi. Rằng thì đất lề quê thói đã quen, mồ mả tổ tiên đã định, lại còn chuyện giỗ chạp, lối xóm, họ hàng. Tôi đâm chẳng dám nài.
Thi thoảng, hai cụ vẫn ra thăm con, chơi cháu. Lần thì rủ nhau đi cho có đôi, có cặp, lần thì cọc kè so le được ông, mất bà. Mỗi lần thế, chỉ ở dăm hôm, rồi kêu buồn bã, là về. Con cháu có ốm đau, bận việc, cố lắm cũng chỉ thêm một hai ngày. Tôi chưa hình dung ra về già sẽ như thế nào, nhưng cứ thấy cảnh bố mẹ tôi đâm cũng hoảng. Cả ngày chôn chân bốn góc phòng, con bận làm, cháu bận học, muốn động chân động tay thì ô sin nó giành mất việc, không cho làm. Muốn dung dẻ dạo chơi thì xa đường lạ chợ và cái chính là chả biết chơi với ai. Nhà nào nhà nấy kín cổng cao tường, lồng sắt quây kín ban công. Đâu như ở quê, thẩn thơ bờ rào, gốc rạ mà buôn chuyện.
Hôm qua, ngày ông Táo chầu giời. Mẹ tôi gọi. À ơi hỏi thăm chuyện cúng tiễn nhưng tôi biết là hỏi xem ngày nào về. Tôi thì bảo như mọi năm, cả vợ chồng đứa em gái về cùng dịp. Thế là năm nay đủ hết, không sót đứa nào. Tưởng mẹ tôi phấn khởi, ai ngờ bà sụt sịt trong máy, bảo chúng nó dối lừa. Cô con gái thay đổi ý định vào phút chót, đi Thái lan chơi với gia đình chồng. Thằng thứ ba cũng thế, cả nhà đi Trung quốc. Còn thằng út, viện cớ nhà mới, vợ lại vửa sinh nên ở lại một năm. Chỉ mỗi mình tôi về.
Tôi trêu, eo, thế thì buồn chết, con cũng ở lại ăn tết bên ngoại một năm, mùng hai về. Mẹ tôi khóc nấc trong máy, nói như sợ ai cướp mất nhời, rằng thì anh động viên các em về, mẹ hứa sẽ không bao giờ kể chuyện xưa cũ, không nhồi nhét thực phẩm thức ăn. Tôi cười sặc, động viên, thây kệ chúng nó, con sẽ về. Tết nay nghỉ dài, chơi gần rằm mới đi. Bà nguôi chốc nhát, rồi dành dọt, nhớ là về, con nhé.
Mẹ yên tâm, con sẽ về, ở ăn tết lâu hơn. Chuyện xưa mẹ cứ kể. Con nghe thay các em và ăn tết hộ cho ba phần.
Theo VNE
Họ chỉ có duyên, còn chúng ta có nợ cùng nhau...
Nếu em chưa tìm thấy anh và đang còn đau chuyện cũ, xin đừng khép lòng vội vì họ chỉ có duyên với chúng ta, chúng mình mới có nợ cùng nhau.
Này em, em đã từng buồn vì một ai đó chưa? Anh cũng đã từng nếm trải những đổ vỡ và mất mát, cũng từng mất niềm tin vào tình cảm như những gì em đã từng trải qua.
Nhưng thay vì sợ hãi, anh chọn cách đứng dậy và chờ đợi một người xứng đáng hơn để tim anh lại yên tâm loạn nhịp một lần nữa. Anh biết sẽ có những phút lý trí bảo cảm xúc đừng yêu nữa nhưng liệu lý trí có khiến em nhận ra rằng kềm lòng mấy cũng thấy cô đơn?
Nếu em chưa tìm thấy anh thì đừng vội vàng khép cửa, đừng ném niềm tin qua cửa sổ vội vàng. Hoặc nếu trót khoá lòng sợ đau, em hãy tin rằng sẽ có ngày anh tìm cách gõ cửa để trả lại em niềm tin anh nhặt được.
Lúc ấy, hãy mở lòng em nhé. Chỉ sợ gặp không đúng người, tim không loạn nhịp còn đã chạm mặt, cảm xúc cất lời thì ngại gì vết cũ mà đẩy lùi duyên mới? Ai cũng từng yêu, từng đau. Nhưng anh tin rằng họ chỉ là những ngừơi có duyên cùng chúng ta còn chúng mình mới có nợ cùng nhau...
Theo iBlog
Bao lâu, và đến khi nào? Nếu bạn hỏi rằng một mối quan hệ có thể bên nhau bao lâu, đến khi nào. Tôi thực muốn hỏi rằng, để quên một nỗi đau, một con người thì cần bao lâu, và đến khi nào... Có những người thật lạ, bước nhẹ vào tim ta rồi để lại một khoảng trống lớn trong lòng mãi chẳng nguôi... Những lúc ưu...