Ăn măng tươi coi chừng… chết tươi
Một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn măng từ vài phút đến vài giờ tùy theo mức độ. Ngộ độc nặng sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng như đau đầu, nôn, khó thở, lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật và sốc. Hơi thở có thể có mùi.
Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể xảy ra sau ăn vài giờ. Khi có các triệu chứng nêu trên cần lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, đồng thời báo ngay cho các cơ quan chức năng.
Sau khi ăn măng nếu có triệu chứng khó thở, nôn, đau đầu… nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Hình minh họa
Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, độc tố trong măng là cyanide. Cyanide là một gốc acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc acid có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1 mg cho 1 kg trọng lượng cơ thể.
Video đang HOT
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg trong 1 kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Vậy chẳng lẽ suốt đời nhịn ăn măng tươi? Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung. Còn khi nghi ngờ măng độc thì đương nhiên tuyệt đối không ăn.
Theo Plo
Cách nấu ăn sai lầm có thể làm cả gia đình ngộ độc
Bạn có bao giờ nghĩ rằng những vấn đề rất nhỏ trong nấu ăn mà bạn không ngờ rằng lại có thể gây ngộ độc cho cả gia đình?
Khói than có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp.
Than nướng
Thịt nướng là món ăn rất ngon, nhưng sử dụng khói than củi để nấu thức ăn có thể gây hại cho sức khỏe. Khói than có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bạn có thể thay thế nướng than bằng nướng điện.
Đây cũng là phương pháp thân thiện môi trường vì khói than gây ô nhiễm không khí. Tránh sử dụng than vì đó là một phương pháp không lành mạnh.
Làm tan thức ăn đông lạnh ở nhiệt độ phòng
Thông thường, nhiều người có thói quen bỏ thức ăn đông lạnh ra ngoài ở nhiệt độ phòng để tan đông trước khi chế biến. Nhưng bạn có biết rằng nhiệt độ phòng (20-22 độ C) là môi trường rất thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển vì vi khuẩn có thể sinh sôi trong khoảng nhiệt độ 5-60 độ C. Thời gian bạn để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì lượng vi khuẩn sinh sôi càng nhiều.
Cách tốt nhất giúp bạn làm tan thức ăn đông lạnh là bạn sử dụng lò vi sóng ở chế độ rã đông hoặc cho xuống ngăn mát tủ lạnh, dùng nước lạnh dội vào thịt để nhanh chóng làm tan đông.
Sử dụng các loại thịt tái
Bạn có biết, ăn nhiều thịt tái sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của hệ thống đường ruột bởi các vi sinh vật độc hại có trong thịt, điều này tác động trực tiếp gây ra một số chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn đấy.
Ướp thịt với gia vị đóng gói
Ướp thịt với dầu ô liu, thảo mộc, vỏ chanh, nước cốt chanh, mật ong, ớt và gia vị là những nguyên liệu giàu dinh dưỡng hơn so gia vị ướp đóng gói sẵn. Nước sốt và xì dầu đóng chai thường chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo có hại.
Theo Khoevadep
Những sai lầm 'chết người' thường gặp khi ăn măng Măng là một thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam ở cả nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt trong các bữa cỗ hay dịp lễ Tết. Tuy nhiên, việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong. Uống nước măng tươi để hạ sốt và...