Án mạng từ phút mất kiểm soát
Sau chầu nhậu, nhiều người không kiểm soát được bản thân khiến các vụ án mạng đau lòng xảy ra. Theo luật, gây án khi say rượu không được coi là tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
Giữa tháng 11, TAND Tối cao tại Hà Nội liên tiếp xét xử phúc thẩm nhiều vụ án giết người, cố ý gây thương tích, nguyên nhân đều xuất phát từ việc bị cáo trước khi gây án đã uống rượu, không kiểm soát được hành động.
Theo hồ sơ, một đêm cuối tháng 6/2013, Bùi Văn Đồng (28 tuổi) mang theo khẩu súng côn có 6 viên đạn cùng bạn bè đi uống rượu. Tan cuộc nhậu, khoảng 2h sáng, Đồng rủ cả nhóm đi tìm quán tẩm quất thư giãn. Đến nhiều nơi song đều bị từ chối, họ đến quán massage trên đường Phạm Văn Đồng mang theo tâm trạng tức tối. Gặp chị Xuân, nữ tiếp viên, bị cáo Đồng nổi cáu khi chị này cũng từ chối phục vụ với lý do quán đã đóng cửa.
Trong lúc cự cãi, Đồng rút súng bắn chị Xuân tử vong. Tháng 6, Đồng bịTAND Hà Nội tuyên án tử hình vì hai tội giết người và tàng trữ vũ khí quân dụng. Cho rằng mức án quá nặng, Đồng kháng cáo xin giảm án với lý do duy nhất đưa ra là “bắn người khi đang say rượu, không làm chủ được bản thân”.
Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm không chấp nhận lý do kháng cáo, cho rằng “bị cáo không thể mượn rượu để giết người”.
Bùi Văn Đồng (thứ 2 từ trái qua) cùng các bị cáo nghe tuyên án. Ảnh: Việt Dũng
Từ lúc Đồng bị bắt, mẹ anh ta đã vay mượn khắp nơi để bồi thường thay, mong con được khoan hồng, mở cho con đường sống. Gia đình bà đến bị hại ở Thái Bình năn nỉ mẹ bị hại làm đơn xin giảm án cho bị cáo, đón mẹ bị hại đến phiên phúc thẩm. Song vì đi quá vội nên mẹ bị hại đã quên không mang giấy tờ tùy thân.
Tại phiên tòa, khi chủ tọa nói không chấp nhận đơn xin giảm án cũng như lời đề nghị trước tòa của mẹ bị hại vì bà không có giấy tờ chứng minh, mẹ Đồng hốt hoảng… Cuối cùng, tòa chấp nhận đề nghị của luật sư, tuyên hoãn phiên xử để cho gia đình bị cáo và bị hại thu xếp thêm.
Trong một vụ án khác, Đinh Trọng Hiển (29 tuổi, quê Thái Bình, sống ở Sóc Sơn, Hà Nội) đã đâm chết một thanh niên trong lúc đã say rượu chỉ vì nạn nhân góp ý chuyện anh trai của bị cáo mở nhạc quá to trong đêm khuya.
Video đang HOT
Đinh Trọng Hiển sau phiên xét xử phúc thẩm. Ảnh: B.Hà
Theo cáo trạng cũng như bản án sơ thẩm của TAND Hà Nội, đêm 4/1 sau khi uống rượu say, anh trai Hiển mở nhạc ầm ĩ. Người hàng xóm rủ thêm Nguyễn Anh Tuấn và vài người bạn trong đến góp ý việc gây mất trật tự này.
Hai bên đã to tiếng. Hiển thấy anh Tuấn đang ngồi trên xe máy ngoài sân nhà anh trai đã xông đến túm cổ và rút dao mang sẵn trong túi đâm một nhát. Anh Tuấn cố lái xe máy bỏ chạy nhưng bị ngã và tử vong ngay trong đêm đó. Hiển bị tòa tòa sơ thẩm xác định đã vô cớ giết người, hành vì có tính chất hung hãn, côn đồ nên tuyên án tử hình. Tại phiên phúc thẩm, HĐXX ghi nhận một số tình tiết giảm nhẹ hình phạt của bị cáo, tuyên giảm án từ tử hình xuống còn chung thân.
Mất kiểm soát hành vi sau khi uống rượu say cũng khiến một thanh niên quê miền Trung ra Hà Nội lập nghiệp tên Trần Mạnh Viễn mất mạng. Trong một tối cuối tháng 10/2013, khi đi uống rượu cùng bạn ở một quán trên đường Lê Đức Thọ kéo dài, Viễn gặp nhóm của Nguyễn Quốc Việt (22 tuổi, cựu thượng sĩ Đồn công an 19, huyện Từ Liêm) cũng đang uống rượu trong tiệc sinh nhật.
Khi đã say, anh Viễn gặp Việt trong nhà vệ sinh rồi cả hai trở ra uống rượu giao lưu. Trong lúc “chén chú chén anh” cãi nhau về tuổi tác, do tát Việt, anh Viễn bị nhóm này tấn công. Sau hai lần nhập viện, anh Viễn đã không giữ được tính mạng do chấn thương sọ não kín…
Việt cùng 2 người lên quan là Nguyễn Hoàng Vũ (22 tuổi, đồng nghiệp) và Đỗ Duy Cường (22 tuổi) bị tòa sơ thẩm là TAND Hà Nội kết tội cố ý gây thương tích và tuyên phạt từ 5 đến 7 năm tù.
Cho rằng mức án trên là nghiêm khắc, cả ba kháng cáo. Gia đình bị hại cũng xin giảm án cho các bị cáo. Tuy nhiên tại phiên xét xử phúc thẩm ngày 12/11, trong phần thủ tục, các bị cáo cùng gia đình bị hại đều tự nguyện rút đơn.
Luật sư Vũ Tiến Vinh (Giám đốc Công ty Luật Bảo An) cho hay, theo điều 46 Bộ luật Hình sự, hành vi say rượu khi phạm tội không phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Pháp luật cũng không coi đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên ở một số tội như “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt”, “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ” thì phạm tội trong trạng thái say rượu còn là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Luật sư Vinh phân tích, nghi can say rượu bệnh lý sẽ được xác định là không có năng lực trách nhiệm hình sự nếu tình trạng say đó làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ. Còn trong nhiều trường hợp, người phạm tội đã tự đặt họ vào trạng thái tâm lý kích động chứ bị hại không có lỗi nên họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hình sự với hậu quả gây ra. Khi xem xét áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, những trường hợp trên thường được coi là phạm tội có tính chất côn đồ nên bị cáo có thể phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn mức thông thường.
Chuyên gia tâm lý, giảng viên Đại học Tân Trào, ông Mã Ngọc Thể cho hay khi mất kiểm soát, người sử dụng rượu sẽ có những nhận định, phán đoán không chính xác về tình trạng của bản thân nên hay rơi vào trạng thái bị kích động. Họ dễ có những hành vi mang xu hướng bạo lực, vì thế tạo ra nhiều hành vi sai lệch.
Bảo Hà
Theo VNE
Khắc phục tình trạng xe trượt trên đường ướt
Khi tham gia giao thông, các tình huống hệ thống phanh mất kiểm soát (skidding) hay lốp bị trượt trên đường ướt do thiếu ma sát (aquaplaning) là không thể tránh khỏi. Sau đây sẽ là một số lời khuyên để bạn khắc phục chúng.
Trời mưa, đường ướt thường mang theo những hiểm họa rình rập vì điều kiện ngập nước khiến các má phanh làm việc kém hiệu quả và khả năng bị trượt bánh cũng tăng khá cao. Nó sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn phải xử lý trong tình trạng bất ngờ, chỉ dựa vào bản năng sẽ khiến bạn gặp tai nạn. Vì thế hãy bình tĩnh để giải quyết tình huống.
Việc bó cứng phanh thường xảy ra do sự thiếu lực kéo ở má phanh, mà nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do phanh trong điều kiện trơn trượt hoặc bạn phanh bất ngờ khi đang chạy ở tốc độ cao.
Việc hệ thống phanh mất kiểm soát thường xảy ra do sự thiếu lực kéo ở má phanh, mà nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do thực hiện phanh xe trong điều kiện trơn trượt hoặc bạn phanh bất ngờ khi đang chạy ở tốc độ cao. Còn trượt trên đường ướt xảy ra là do một khối lượng nước lớn được hình thành ở phía trước lốp xe, điều này khiến cho bánh xe khó tạo ra được ma sát với mặt đường, hay nói đúng hơn là lốp xe bị bám một lớp nước mỏng khiến chúng không thể tiếp xúc để tạo ra lực cản khi phanh. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ tốc độ nào, kể cả khi bạn di chuyển chỉ với tốc độ 50 km/h, và tất nhiên tốc độ cao sẽ khiến nguy hiểm gia tăng theo cấp số nhân. Tình huống trượt trên đường ướt còn có thể khiến bạn mất khả năng kiểm soát xe trong một thời gian ngắn và các lốp xe gần như không thể tạo ma sát với mặt đường.
Hệ thống phanh mất kiểm soát và trượt bánh trên đường ướt là không thể tránh khỏi, và đây là một số biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn chúng:
1. Kiểm tra lốp thường xuyên: lốp mòn hoặc lốp kém chất lượng dễ dẫn đến tình trạng bị trượt ướt. Hãy đảm bảo lốp của bạn có độ sâu gai đủ lớn. Bạn có thể kiểm tra độ sâu gai lốp bằng một số bài kiểm tra đơn giản với đồng xu hoặc thước chuyên dụng. Ngoài ra nên nhớ giữ áp suất lốp xe ổn định và đảm bảo đúng tiêu chuẩn của lốp.
2. Đi chậm: Các bạn càng đi nhanh thì khả năng xử lý của lốp trong điều kiện ngập nước càng kém. Vì thế khi đường ướt hãy lái xe thật chậm và cẩn thận, đặc biệt là khi vào cua hay trên các con đường xấu.
3. Để ý kỹ đường: Tránh lái xe qua các vũng nước hoặc các khu vực bị ngập nước trên đường. Cố gắng duy trì tay lái ở tâm đường, vì nước thường có xu thế thoát về 2 bên rìa đường.
Có thể bạn đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa, nhưng nếu vẫn rơi vào tình trạng hệ thống phanh mất kiểm soát và trượt bánh thì những gì bạn cần phải làm đó là:
1. Theo bản năng khi gặp trường hợp này thì bạn sẽ phanh gấp, nhưng trước hết hãy thật bình tĩnh, phanh từ từ để phanh không bị bó cứng. Nếu xe bạn được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS là rất tốt, nhưng nếu không thì hãy cứ phanh bình thường. Đẩy phanh nhẹ nhàng và chỉnh tay lái đúng theo đường mà bạn muốn di chuyển.
2. Không nên rời ngay chân ga khi sự cố xảy ra, thay vào đó hãy nhấc chân ra một cách nhẹ nhàng để làm chậm chiếc xe cho đến khi lốp có thể lấy lại được lực ma sát với mặt đường.
3. Khi lốp bị trượt trên đường ướt, xe của bạn có thể mất kiểm soát và lắc lư trên đường. Cố gắng giữ vững tay lái và hướng xe theo phía mà bạn muốn di chuyển, vì chỉ có một số bộ phận mất kiểm soát chứ không phải toàn bộ chiếc xe.
Trọng Hiệp (TTTĐ)
"Cô ấy thay đổi sau khi chúng tôi kết hôn" Vợ chồng tôi mới cưới nhau được có một năm thôi mà đã bao chuyện thay đổi. Hồi mới gặp nhau cô ấy đâu có như vậy. Tôi đã cảm nhận được cô ấy là tình yêu của đời mình ngay từ giây phút đầu tiên. Nhưng ngay sau khi kết hôn, cô ấy không còn là cô ấy nữa. Cái gì tôi...