Án mạng từ bệnh tâm thần: Chặn bằng cách gì?
Những vụ án mạng mà thủ phạm lại là những người mắc bệnh tâm thần vẫn xảy ra với xu hướng ngày càng gia tăng.
Gần đây nhất ở huyện Hòa Thành (Tây Ninh) xảy ra vụ cha (có dấu hiệu tâm thần) chém chết con ruột 3 tuổi hết sức thương tâm. Những cái chết hết sức bất ngờ, phi lý của người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đã và đang gây hoang mang cho cộng đồng xã hội, khiến cho các nhà chức trách, nhà chuyên môn phải đau lòng trăn trở… Vậy nguyên do từ đâu và chúng ta cần làm gì để ngăn chặn những vụ án chết người có liên quan đến bệnh tâm thần?
Nguyên nhân dẫn đến những vụ án chết người có liên quan đến bệnh tâm thần
Một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng đó là nhận thức của đại đa số người dân về căn bệnh tâm thần còn rất mơ hồ, thiếu kiến thức. Đa số người bệnh tâm thần chỉ biểu lộ suy nghĩ hành vi bất thường khi có cơn hoang tưởng ảo giác, kích động hoặc trầm cảm chi phối. Còn phần lớn, những người mắc bệnh tâm thần vẫn có tư duy, sinh hoạt nói năng tương đối bình thường cho nên rất khó nhận biết nếu không có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Thậm chí có nơi, có gia đình thoạt đầu thấy con em mình đôi khi có những hành vi và nhận thức sai lệch khác thường thì bán tín bán nghi cho là bị ma ám thường đưa đi các đình chùa cầu khấn hoặc thuê thầy về cúng đuổi tà ma. Chỉ đến khi người bệnh phát cơn và gây án trầm trọng lúc đó mới biết con em mình mắc bệnh. Còn một số gia đình đưa con em mình đi bệnh viện chuyên khoa điều trị song khi bệnh ổn định trở về nhà đã không tự nguyện đưa người bệnh tham gia vào chương trình quản lý điều trị người bệnh tâm thần tại cộng đồng để được các thầy thuốc tiếp tục quản lý, thăm khám theo dõi và cấp phát thuốc điều trị định kỳ tại cơ sở y tế huyện, xã, phường mà thường là uống thuốc thất thường hoặc tự ý bỏ thuốc không điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không cho người bệnh tái khám nên bệnh đã tái phát nhiều lần trở thành mạn tính và mỗi lần tái phát thì bệnh có xu hướng nặng lên, nguy cơ đe dọa gây nguy hiểm cho gia đình, cộng đồng và chính bản thân người bệnh là rất lớn.
Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống chăm sóc sức khoẻ tâm thần từ Trung ương đến địa phương. Việc quản lý điều trị người bệnh tâm thần tại cộng cồng được tổ chức và điều hành rất tốt trong vài thập kỷ gần đây. Song, trên thực tế, số bệnh nhân được quản lý điều trị chỉ mới có một phần và chủ yếu là chỉ quản lý những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt. Còn phần lớn người bệnh vẫn đang ở thể tự do ngoài xã hội. Nguyên nhân chính là do định kiến của xã hội về căn bệnh này còn nặng nề, chính vì thế những gia đình có người mắc bệnh tâm thần thường giấu giếm tình trạng bệnh của con em mình, không đưa đi bệnh viện khám điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn. Người bệnh không được quan tâm chăm sóc và có một cơ chế giám sát, theo dõi tiến trình diễn tiến bệnh tật để có phương án điều trị kịp thời, hợp lý, đạt hiệu quả tốt, tránh cho bệnh nhân phát bệnh nặng hoặc tái phát bệnh gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Người bệnh tâm thần cần phải đến khám kiểm tra bệnh định kỳ.
Cần làm gì để ngăn chặn?
Để có thể ngăn chặn sự gia tăng của những vụ án chết người có liên quan đến bệnh tâm thần hiện nay cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao hiểu biết của người dân về căn bệnh tâm thần để mọi người trên cơ sở những kiến thức cơ bản hiểu rõ hơn, từ đó xóa đi những định kiến với người bệnh, có ý thức sẻ chia thông cảm và giúp đỡ người bệnh trong quá trình điều trị cũng như trong lao động, học tập, tái hòa nhập cộng đồng.
Mặt khác, rất cần tăng cường đào tạo các thầy thuốc chuyên khoa và bác sĩ tâm lý bổ sung cho hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho cộng đồng bởi vì xã hội ngày càng phát triển, bệnh tâm thần ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn thể thức bệnh tật. Trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc hành vi, sa sút tâm thần, loạn thần… do di truyền, do áp lực của công việc, sự phức tạp của cuộc sống, do rượu, do ma túy… Môi trường không khí ô nhiễm, thực phẩm nhiễm hoá chất độc hại trong quá trình chăn nuôi, chế biến, bảo quản… cũng phần nào ảnh hưởng làm gia tăng số trẻ em mắc các bệnh tâm thần như tự kỷ, bại não, chậm phát triển trí tuệ, tâm thần phân liệt, động kinh…
Video đang HOT
Ngành Tâm thần đang phải căng mình ra để đảm đương những trách nhiệm nặng nề vượt ra ngoài sức vóc của chính mình. Bệnh nhân tâm thần sau điều trị ổn định tại các cơ sở y tế được đưa về tái hoà nhập cộng đồng là tất yếu. Vì thế rất cần được xã hội giang rộng vòng tay đón nhận quan tâm và giúp đỡ, tạo một môi trường thân ái thoải mái về mặt tâm lý cho người bệnh lao động và học tập. Đó là trách nhiệm của mọi người và của toàn xã hội và đó cũng là cách phòng tránh tốt nhất giúp cho người bệnh hạn chế tối đa tái phát bệnh nặng có thể gây tổn hại cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè, cộng đồng và bản thân họ.
Tăng cường kiểm tra công tác giám định pháp y tâm thần Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa yêu cầu Bộ Y tế có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ và tăng cường kiểm tra, giám sát đột xuất công tác giám định pháp y tâm thần của các viện, trung tâm, tổ chức giám định. Đồng thời Bộ Y tế rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11 tới. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an đề xuất các cơ chế, biện pháp cần thiết đối với việc điều trị bắt buộc cho các đối tượng phạm tội nguy hiểm bị bệnh tâm thần và quản lý, giám sát các đối tượng này sau thời gian điều trị bắt buộc để giảm thiểu nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội. Đối với các trường hợp hiện chưa có sự thống nhất kết luận giám định giữa cơ quan chuyên môn và cơ quan cảnh sát điều tra, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và Bộ Công an phối hợp chặt chẽ, khẩn trương xác minh, thống nhất biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/11 tới Nguyễn Hoàng
Theo Nguyễn Minh Tuấn
NÓNG 24h: Cha nhẫn tâm chém chết con 3 tuổi
Cha chém chết con 3 tuổi; Bắt bố đẻ hung thủ vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang; Cấm xe máy năm 2020... là những tin tức nóng nhất 24h qua.
Những hình ảnh nóng nhất trong ngày
Cha chém chết con 3 tuổi
Sáng 5/11, một vụ án mạng thương tâm đã xảy ra tại ấp Long Đại, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh). Nạn nhân là bé trai 3 tuổi và hung thủ chính là cha ruột của bé.
Cụ thể, vào khoảng 9h, nghe tiếng cầu cứu của bà Nguyễn Thị Sương (37 tuổi), hàng xóm chạy đến phát hiện bé Võ Thành N. (3 tuổi) bị cha mình là Võ Công Trường (39 tuổi) dùng dao chém vào cổ và tay nằm sóng soài, trên vũng máu trước sân nhà. Người thân nhanh chóng đưa đứa trẻ đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Theo những người hàng xóm, gia đình ông Trường sống rất hòa đồng, có 3 người con học lớp 11, lớp 8 và N. mới 3 tuổi. Trước khi vụ án mạng thảm khốc xảy ra, mọi người có nghe hai vợ chồng cãi nhau và ông Trường rượt đuổi vợ chạy vòng sân nhà. Sau đó, ông Trường đã cầm dao chém nhiều nhát vào cổ và tay phải của con trai mình.
Hiện ông Trường đã bị bắt để phục vụ công tác điều tra.
Bắt bố đẻ hung thủ vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang
Sáng 5/11, tại buổi họp báo về vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang, Viện KSND Tối cao cho biết, Cơ quan điều tra của viện đã có lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Lý Văn Chúc - SN 1950 (bố của hung thủ Lý Nguyễn Chung) về hành vi đe doạ giết bà Nguyễn Thị Lành (nhân chứng của vụ án).
Trước đó, Viện KSND Tối cao đã có quyết định khởi tố vụ án số 17/QĐ-VKSTC-C6 (ngày 29/10/2013) quyết định khởi tố vụ án hình sự "giết người" và "cướp tài sản" xảy ra tại thôn Me (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), khởi tố bị can, bắt tạm giam với Lý Nguyễn Chung (SN 1988, tại xã Nhượng Bạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn; hiện đang tạm trú tại huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lăc) về tội "giết người" và "cướp tài sản".
Nghi án văn phòng bí thư xã bị gài mìn trong đêm
Trụ sở UBND xã Nghi Long nơi xảy ra vụ nổ
Rạng sáng 5/11, tại văn phòng Bí thư đảng ủy xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An xảy ra một vụ nổ lớn làm đồ đạc trong phòng hư hỏng nặng.
Ngay sau đó, sự việc được báo cáo lên cơ quan CAH Nghi Lộc. Sáng cùng ngày, lực lượng CAH Nghi Lộc đã có mặt tại trụ sở UBND xã để khám nghiệm hiện trường cũng như tìm ra thủ phạm gây nên vụ nổ.
Hiện nguyên nhân dẫn đến vụ nổ cũng như thủ phạm gây ra đang được cơ quan công an gấp rút điều tra làm rõ.
Choáng với 11 quan tham gây thiệt hại 532 tỷ
Trong thời gian từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2009, Vũ Quốc Hảo (SN 1955, ngụ quận 7), Tổng giám đốc và Nguyễn Văn Tài (SN 1959), phó tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính 2, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ALC2) đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng mua bán tài sản với nhóm công ty Lê Xuân Phong, công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuân Việt của Phạm Minh Tuấn và công ty Đại Phú Gia của Khương Minh Hiệp. Công ty ALC2 đã giải ngân 795,235 tỷ đồng.
Trong các hợp đồng đã ký, Vũ Quốc Hảo lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tổng giám đốc công ty ALC2 trực tiếp quản lý tài sản đã bàn bạc với Đặng Văn Hai (SN 1957, quận 1) ký hợp đồng rút tiền nhằm chiếm đoạt để trả nợ cá nhân của Hảo 75 tỷ đồng. Lợi dụng việc thanh lý tài sản trong các hợp đồng thuê tài chính của doanh nghiệp tư nhân Anh Phương tỉnh Đồng Nai, Hảo vì động cơ tư lợi đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 4,9 tỷ đồng.
Thông qua quan hệ quen biết với Hảo, Hai đã có hành vi gian dối sữa chữa làm giả hồ sơ, tài liệu, chỉ đạo ký hợp đồng kinh tế cung ứng tài sản với công ty ALC2 chiếm đoạt gần 61 tỷ đồng. Tổng giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can gây ra gần 532 tỷ đồng. Trong đó, tham ô tài sản chiếm đoạt gần 80 tỷ đồng. Lừa đảo chiếm đoạt gần 61 tỷ đồng. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cong vụ gây thiệt hại gần 4 tỷ đồng.
Công ty cho thuê tài chính 2
Bên cạnh hai bị can này, vụ án còn liên quan đến 9 vị "quan" khác là cán bộ chủ chốt của công ty ALC2 và chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp là khách hàng của công ty ALC2.
Cấm xe máy năm 2020?
Mỗi năm ở Việt Nam có trên dưới 10.000 người chết và 20.000 bị thương vì tai nạn giao thông, phần lớn các vụ giao thông có ít nhất một bên là xe máy (xe máy với ô-tô, xe máy với xe máy, xe máy với người đi bộ...) thì việc cần có một lộ trình cho xe máy thực sự là vấn đề an toàn giao thông cần thiết.
Vấn đề cấm xe máy lưu thông trong nội thành thành phố đã được đưa ra bàn luận cách đây hai năm. Lúc đó, đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (UB ATGTQG) đề xuất cần có lộ trình giảm xe máy trong cả nước và riêng đối với Hà Nội và TP. HCM thì cần có lộ trình tiến tới cấm xe máy trong nội đô. Ông cũng nói là không cấm ngay lập tức, 10-15 năm sau mới cấm, nhưng cần sớm công bố lộ trình.
Tuy nhiên, ý kiến trên lại nhận được sự phản ứng của người dân và sau đó sự việc được chìm vào quên lãng. Tháng 10 vừa qua TS. Lương Hoài Nam đã lật lại việc cấm sử dụng xe máy và đã đưa ra các phân tích cho vấn đề trên một cách cụ thể trên báo chí khiến dư luận có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Hiện vẫn chưa biết lộ trình trên có được thông qua hay không nhưng nếu nhìn vào thực trạng nền kinh tế cũng như đời sống người dân, nếu cấm xe máy sẽ là một vấn đề nan giải.
Theo Xahoi
Bi kịch từ tình yêu "trẻ con" Sau nhiều ngày tìm kiếm, chị Hằng mới biết được cô con gái 13 tuổi của mình đang lẩn trốn tại nhà bạn trai. Tưởng những lo lắng đến đây là kết thúc, nhưng khi đưa con gái về, người mẹ lại bàng hoàng phát hiện cháu Duyên đã bị bạn trai rủ rê "làm trò người lớn" nhiều lần. Điều đáng nói,...