Án mạng kinh hoàng từ chuyện… đổ rác
Mâu thuẫn nảy sinh từ việc đổ rác, Nguyễn Văn Dương đã dùng dao bầu đâm 2 người chết, một người bị thương nặng. Hành động hung hăng này khiến Dương phải trả giá bằng chính mạng sống của mình…
Các bị cáo tại phiên xét xử
Ngày 22/8, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử đối với hai bị can Nguyễn Văn Dương (SN 1982, trú tại thôn Sảo Hạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) và Trần Minh Giao (SN 1973, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội “Giết người” và “Gây rối trật tự công cộng”.
Theo cáo trạng truy tố, khoảng 9h ngày 22/6/2012, Đinh Văn Mai (SN 1968, trú tại thôn Sảo Hạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) đổ bùn cống ra cạnh mương làng nên bị ông Nguyễn Văn Lân (SN 1956) là trưởng thôn ra nhắc nhở nhưng Mai không khắc phục.
Đến 19h45 cùng ngày, ông Lân gặp Mai tại quán nhà anh Đinh Văn Giáp (anh trai của Mai), đối diện cổng nhà ông Lân. Ông Lân nhắc lại chuyện Mai đổ rác ban sang. Bực tức, Mai đã to tiếng thách thức: “Lần sau còn nói, tôi đổ ngay ra đường cho vệ sinh môi trường dọn”. Thấy vậy, anh Giáp đã can ngăn và bảo Mai đi về.
Sau đó, Vương Thị Thảo (SN 1971, vợ Mai) ra bênh chồng và có lời nói không tôn trọng ông Lân. Anh Trần Minh Giao (con rể ông Lân) can ngăn thì bị Thảo chửi. Do đó, anh Giao đã tát chị Thảo.
Được mọi người can ngăn, anh Giao cùng ông Lân ra về. Còn chị Thảo ấm ức nên tiếp tục đến trước cổng nhà ông Lân để chửi Giao. Nghe thấy vợ nói bị Giao đánh, Mai và Vương Văn Khải (SN 1982, em trai Thảo) kéo đến trước cổng nhà ông Lân gây sự.
Luc này, ông Lân ra thanh minh với mọi người thì bị Khải xông vào túm áo, đấm đá. Thấy bố bị đánh, Nguyễn Văn Dương (con trai ông Lân) chạy ra thì bị Khải dùng một thanh kim loại đánh vào mặt làm rách môi.
Bực tức, Dương quay vào bếp lấy một con dao bầu đuổi theo Đinh Văn Mai khiến anh này phải bỏ chạy. Đinh Văn Giáp (anh trai của Mai) chạy ra can ngăn thì bị Dương cầm dao đâm một nhát vào ngực trái. Không dung lại, Dương tiếp tục đuổi theo, đâm hai nhát vào lưng Mai.
Đúng lúc đó, Khải chạy đến đạp một cái vào chân Dương làm Dương ngã quỵ gối xuống đường. Dương vùng dậy, cầm dao đâm một nhát vào vùng ngực, một nhát vào vùng bụng Khải rồi bỏ chạy về nhà.
Ngay sau đó, các nạn nhân đã được người nhà đưa đến Bệnh viện Phú Xuyên cấp cứu nhưng do vết thương nặng anh Giáp, anh Khải đã chết trên đường đến bệnh viện. Còn anh Mai cũng bị thương nặng với thương tật 4%.
Video đang HOT
Tại phiên xét xử, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Sau khi xem xét hồ sơ, xét các tình tiết giảm nhẹ và căn cứ vào lời khai của bị cáo tại phiên tòa, HĐXX nhận thấy hành vi của bị cáo Dương có tính chất côn đồ, đã tước đoạt mạng sống của nhiều người, do vậy cần phải có hình phạt nghiêm khắc để loại bỏ ra khỏi xã hội.
Kết thúc một ngày xét xử, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Văn Dương hình phạt tử hình về tội giết người; Trần Minh Giao 15 tháng tù giam về tội gây rối trật tự công cộng.
Ngoài ra, Nguyễn Văn Dương còn phải đền bù tổn thất và chu cấp tiền chăm sóc hàng tháng cho bố, mẹ và con cái những nạn nhân.
Phương Mai
Theo_VnMedia
Vỡ nợ hàng trăm tỷ gây chấn động Thủ đô
Khi vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng tại Lạng Sơn còn chưa kịp lắng xuống, thì thông tin về vụ vỡ nợ có quy mô không kém xảy ra tại Hà Nội những ngày gần đây khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, lo lắng.
Ảnh minh hoa
VnMedia xin điểm lại những vụ vỡ nợ hàng trăm tỉ xảy ra tại Thủ đô trong thời gian qua
Phó hiệu trưởng "quỵt" nợ hàng trăm tỷ
Những ngày qua, dư luận Thủ đô xôn xào về một vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng xảy ra trên địa bàn Thành phố. Theo đó, bà Trương Thị Hải Yến, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Dân lập Phương Nam (địa chỉ tại Lô 18, khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị 18 cá nhân "quỵt" nợ với tổng số tiền trên 268 tỷ và 16 quyển sổ đỏ.
Báo Giao thông vận tải đưa tin, chiều 7/8, tại khu vực cổng trường có hàng chục người xưng là "nạn nhân" của bà Yến tụ tập bên ngoài, căng băng rôn, dùng loa "kể tội" và "đòi nợ" bà Yến.
Trong danh sách "chủ nợ" của bà Yến mà những người này cung cấp cho phóng viên đều có hộ khẩu thường trú tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Người thì cho vay tiền (thấp nhất là 700 triệu đồng, cao nhất lên tới 140 tỷ đồng), người thì giao sổ đỏ cho bà Yến.
Trước sự việc trên, phóng viên liên hệ với bà Yến thì chỉ thấy đổ chuông nhưng chủ nhân không nhấc máy. Hiện vẫn chưa có thông tin từ phía cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vụ việc.
Cô thợ may với món nợ hàng trăm tỷ
Cho đến giờ, chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng gắn với cái tên Nguyễn Thị Cúc tại Phú Xuyên, Hà Nội.
Xuất phát là một thợ may làng và các khoản cho vay nhỏ lẻ, thấy lãi từ nghề buôn tiền dễ kiếm, Nguyễn Thị Cúc đã bỏ luôn nghề thợ may để chuyên tâm đi buôn tiền.
Khoảng những năm 2010 thì ở Phú Minh, người ta gọi Cúc là đại gia. Mảnh đất cũ của gia đình trong xóm hẹp, Cúc vung tiền ra đổi lấy mảnh đất to đẹp ngoài phố để xây biệt thự; mua xe ô tô gần 10 tỷ... Biệt thự nhà Cúc ở thị trấn, hoành tráng không thua kém gì biệt thự của các đại gia ngoài Hà Nội.
Cúc dự định sẽ đầu tư 30 tỷ đồng để xây ngôi biệt thự này. Cúc tuyên bố bỏ tiền ra làm đường bê tông cho xóm, rồi mở tiệc linh đình cho cả ngày khởi công lẫn khánh thành. Cúc mua mảnh đất trị giá gần 2 tỷ đồng chỉ để làm chỗ... đậu ô tô. Nhà Cúc rộng, Cúc bày đầy két sắt, ô tô mấy chiếc, xe máy cả chục cái.
Theo cáo trạng truy tố Cúc thì Cúc vay của 10 người đều là đại lý đi gom tiền từ nhiều người khác. Trước tòa, chị Phùng Thị P. vừa khóc vừa kể, từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011 đã cho Cúc vay 14 lần với tổng số tiền là 76,4 tỷ đồng.
Tương tự, chị Nguyễn Thị B. cũng nhiều lần cho Cúc vay tiền với tổng số tiền lên tới 88,5 tỷ đồng. Tới ngay, chị mới được gán một căn nhà trị giá 5 tỷ. Chị Nguyễn Thị H. thì, ngoài 4,1 tỷ đồng tiền mặt, còn cho Cúc vay 370 cây vàng. Để có tiền cho Cúc vay, vợ chồng chị đã vay của 40 người khác.
Từ đầu năm 2008 đến tháng 10/2011, Cúc vay tiền của nhiều người với số tiền 233 tỷ đồng. Số tiền, vàng đã chiếm đoạt được Cúc đã dùng để mua ô tô, 8 bất động sản, nội thất khác tổng cộng là 39 tỷ đồng. Số tiền còn lại Cúc sử dụng để chi tiêu cá nhân, trả nợ gốc và nợ lãi khoảng 20 tỷ đồng cho những người đã vay trong vụ án này cũng như các trường hợp vay khác.
Sau khi bị bắt, Cúc và chồng đã khắc phục một phần cho các bị hại, còn tổng số tiền chiếm đoạt là tới 213 tỷ đồng và 404 cây vàng. Tại phiên toà xét xử vào tháng 12/2012, Nguyễn Thị Cúc đã bị tuyên án chung thân.
Người thân trở thành nạn nhân của con nợ trăm tỷ
Tiếp sau vụ vỡ nỡ tại Phú Xuyên là vụ vỡ nợ lên đến gần 200 tỷ đồng xảy ra tại phố Nguyễn Thái Học (Hà Đông - Hà Nội) vào đầu năm 2011.
Với lãi suất hấp dẫn Nguyễn Thị Dậu đã dụ dỗ được rất nhiều người cho vay tiền, người ít thì là vài trăm triệu, người nhiều đến đến vài tỉ đồng. Không chỉ lừa của người ngoài, nạn nhân của vợ chồng Nguyễn Thị Dậu còn có cả những người ruột thịt trong nhà như chị gái, mẹ đẻ.
Sau khi tuyên bố vỡ nợ vào cuối tháng 9, đầu tháng 11, Nguyễn Thị Dậu ôm tiền bỏ trốn. Hàng chục nạn nhân và người nhà đã đến vây kín con phố Nguyễn Thái Học để đòi nợ. Những chủ nợ dùng gạch đá, ném vào nhà bà Dậu. Sau khi dùng búa phá cửa sắt không thành, một số chủ nợ đã dùng thang trèo lên tầng 2 để vào bên trong đập phá đồ đạc...
Không chỉ trực nợ trước cửa nhà Nguyễn Thị Dậu 24/24h, nhiều người còn lập cả bàn thờ, mua vòng hoa đặt ngay trước cửa gia đình bà với dòng chữ "Viếng hương hồn bọn lừa đảo" cũng như viết rất nhiều băng rôn khẩu hiệu đại loại như "Pháp luật ở đâu? Công lý ở đâu?" nhằm gây sức ép đối với cơ quan pháp luật.
Trước sự việc này, công an quận Hà Đông đã huy động lực lượng tới hiện trường yêu cầu người dân chấp hành pháp luật. Ngày 21/11/2011, Nguyễn Thị Dậu đã ra đầu thú.
Vào những ngày cuối năm 2011, công an huyện Thường Tín, Hà Nội cũng đã tạm giữ hình sự đối với Lê Thị Mừng (SN 1977, trú tại xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", liên quan đến hoạt động vay nợ huy động vốn.
Trước đó ít ngày, một số chủ nợ đã đến nhà bà Mừng để đòi nợ nhưng bà Mừng không còn khả năng chi trả nên đã tránh mặt. Sau đó, bà Mừng đến cơ quan CA đầu thú và khai nhận vay nợ hơn 260 tỷ đồng, hiện không có khả năng thanh toán.
Theo thông tin ban đầu, Lê Thị Mừng dùng phương thức vay với lãi suất cao để huy động vốn từ nhiều người dân ở một số địa phương trên địa bàn huyện Thường Tín và Phú Xuyên với lời hứa hẹn đầu tư vào thị trường bất động sản. Thực tế, số tiền vay này được Lê Thị Mừng sử dụng một phần để đầu tư bất động sản nhưng không hiệu quả.
Thực tế cho thấy, không chỉ riêng Hà Nội, trong thời gian qua liên tiếp xảy ra những vụ vỡ lớn trên địa bàn cả nước. Gần đây nhất là vụ vỡ nợ tại Lạng Sơn và Hải Phòng với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo cơ quan công an, thủ đoạn chung của các "con nợ" đều giống nhau. Đa số họ đều tạo vỏ bọc sang trọng, giàu có, thừa tiền, kinh doanh phát tài phát lộc để người cho vay tin rằng họ sẽ không bao giờ mất khả năng chi trả. Cùng với đó, các đối tượng này đã đánh trúng vào lòng tham của phần đông dân chúng là trả lãi suất rất cao, gấp nhiều lần lãi suất huy động của các ngân hàng.
Có thể nói, những vụ vỡ này này đã gây nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm cho hàng trăm gia đình điêu đứng, bị cầm cố hết tài sản, ruộng vườn, thậm chí trắng tay. Trong các án Tòa đều buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại. Nhưng số tài sản ít ỏi còn lại của bị cáo (nếu có) không thấm vào đâu so với khoản nợ. Do đó, hy vọng đòi lại tiền của các nạn nhân rất mong manh...
Theo VnMedia
Đòi nợ, náo loạn đánh chém nhau gây thương tích Biết anh Tuấn về quê chơi, Bùi Kỳ Anh cùng một số đối tượng thuê xe đi theo với mục đích đòi nợ. Tại đây, giữa 2 bên nảy sinh mâu thuẫn, đánh chém nhau khiến 1 người trong nhóm Kỳ Anh bị thương. ảnh minh họa Khoảng 11h30 ngày 1-8, tại đường thôn Cựu, Văn Tư, Phú Xuyên (Hà Nội) xảy ra...