Ăn lươn xứ Nghệ quên lối về
Người miền Nam đầu năm thường ăn cá lóc cho hên, còn người dân bắc Trung bộ thì ăn lươn mong “đầu xuôi đuôi lọt”.
Ông bạn quê Thanh Chương (Nghệ An) cho hay người Nghệ An, Hà Tĩnh rất thích ăn lươn trong dịp đầu năm mới. Một chủ quán bán cháo lươn ở Thanh Chương cũng xác nhận với tôi rằng: “Ở đây, đầu năm người ta có cái lệ ăn lươn mong cho mọi việc trôi chảy trơn tru. Hầu hết chợ quê xứ Nghệ trong 3 ngày tết vẫn bán lươn. Nhiều quán bán các món ăn chế biến từ lươn mở cửa ngay từ mùng một”. Theo đông y, ăn lươn có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, bổ âm mát gan, thanh nhiệt….
Cháo lươn được nấu bằng gạo mới cho đến khi cực nhuyễn. Lươn đồng luộc chín, gỡ lấy thịt cho vào chảo dầu phi hành để xào. Chảo lươn xào nhất thiết phải có chút bột nghệ. Sau khi thịt lươn săn lại, thấm đều gia vị thì cho vào tô cháo lươn đang còn nóng hổi, rắc thêm ít hành lá, tiêu bột rồi vừa thổi vừa ăn.
Món chả lươn cũng hết sức độc đáo. Lươn đồng rút xương rồi đem cuộn bên ngoài chiếc lá lốt bọc với thịt heo xay nhuyễn, hành tím, tiêu hạt và các gia vị khác rồi đem chiên. Món này không chỉ khoái khẩu mà còn thơm nức mũi. Nếu muốn ăn nướng thì đem nguyên con lươn xẻ đôi đã rút xương đem tẩm ướp với hành, tỏi, tiêu, ớt, sả, cốt nghệ, muối…, cuộn con lươn lại bọc lá dứa, sau đó nướng trên bếp than hồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, đừng quên thưởng thức món súp lươn xứ Nghệ. Vị ngon ngọt của thịt lươn đồng vùng này thì khỏi bàn. Nhưng cộng hưởng đặc biệt là nước súp ninh nhừ từ xương lươn. Súp lươn ăn cùng bánh mì nướng giòn hay bánh đa Đô Lương thì ngon quên cả lối về!
Theo Thanhnien
Cà Mau: Thoát cảnh bần hàn nhờ tuyệt chiêu đặt trúm bẫy lươn đồng
Anh Tạ Văn Tìm, ở ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau hơn 10 năm qua vẫn còn duy trì nghề truyền thống đặt trúm bắt lươn đồng. Nhờ đó, thu nhập kinh tế gia đình anh đã được cải thiện và từng bước vươn lên thoát nghèo.
Những năm gần đây, nghề truyền thống đặt trúm bắt lươn đồng của người dân U Minh dần dần bị mai một do phần lần lớn đất đai bị xâm mặn hoặc chuyển sang nuôi tôm. Toàn huyện U Minh chỉ còn một số ít hộ dân sinh sống khu vực rừng tràm, vùng ngọt hóa còn mưu sinh từ nghề đặt trúm.
Anh Tìm đang đặt ống trúm lươn đồng tự nhiên.
Ngày nào cũng vậy. Ngoài việc đồng áng, gia đình, anh Tìm tranh thủ thời gian nhàn rỗi để đi đặt trúm bắt lươn. Cũng nhờ nghề đặt trúm mà gia đình anh thoát được cảnh khó khăn, túng thiếu như trước đây.
Gia đình anh Tìm có 6 nhân khẩu, không có đất trồng lúa. Khi lập gia đình, cha mẹ chỉ cho được 3 công đất vườn. Những năm qua, gia đình anh trồng chuối sứ, mỗi tháng bán được 600.000 đến 700.000 đồng. Số tiền này tạm đủ mua gạo ăn. Có thời điểm chuối sứ không có người mua, nếu có mua giá cả cũng rất thấp, mỗi nải chỉ bán được vài trăm đồng.
Có thời gian không chỉ gia đình anh, nhiều bà con nông dân trong xã Khánh Thuận lao đao vì cây chuối. Có những hộ, khi chuối già không có ai mua phải đốn bỏ, để cho những cây chuối tơ mọc lên thu hoạch những vụ sau. Thấy thu nhập từ cây chuối hơi bấp bênh và không đủ chi tiêu sinh hoạt cho gia đình, anh Tìm quyết gầy dựng nghề truyền thốn đặt trúm bắt lươn mà ông cha anh đã truyền lại.
Lúc đầu, anh mua tre gai già về cắt ra để làm trúm. Về sau, thấy trúm làm bằng tre hơi nặng nề, mau mục, dễ bể và hay bị chuột cắn phá nên anh mua ống nước nhựa về làm. Anh Tìm cho biết: "Nghề đặt trúm bắt lươn đầu tư chi phí ít, chỉ tốn chút ít tiền mua tre hoặc ống nhựa để làm ống trúm, chủ yếu là lấy công làm lời. Ống trúm làm cũng đơn giản, nếu làm bằng tre chỉ cần dùng đục bỏ các mắc tre mà mình định làm ống trúm. Trong quá trình đục, chỉ để lại 1 mắc tre sau cùng...".
Anh Tìm cho hay, trên miệng ống trúm vót tre thành miếng mỏng, nhọn, dài khoảng 20 đến 25 cm, sau đó bệnh lại làm hom để khi lươn chui vào ống trúm không ra được. Nếu làm bằng ống nhựa, chỉ cần lấy một ống nhựa khác lớn hơn ống trúm dài khoảng 5 phân và bịt kín lại rồi ốp phía sau ống trúm. Đầu phía trên cũng làm hom như ống trúm làm bằng tre, như vậy là được không cần phải làm gì thêm và chúng ta sẽ có được một ống trúm hoàn chỉnh để đặt bắt lươn.
Mỗi ngày anh Tìm có thu nhập từ 400 đến 500.000 đồng từ nghề đặt trúm.
Theo anh Tìm, đặt trúm bắt lươn không khó lắm, nhưng không phải ai cũng làm được. Có người thì đặt trúm bắt được nhiều lươn, có người đặt trúm bắt được ít lươn. Để bắt được nhiều lươn, khâu chế biến mồi và chọn vị trí đặt là hết sức quan trọng. Cách đặt trúm cũng đơn giản, khi đặt một đầu ống trúm cắm xuống đất với mức độ vừa phải, tùy thuộc vào mực nước sâu hay cạn, cỏ nhiều hay ít, lượng bùn như thế nào. Đầu còn lại của ống trúm phía trên cách mực nước từ 15 đến 20 cm và nghiên khoảng 45 đến 50 độ để khi lươn chạy vào trúm có không khí để sống.
Thời gian đặt trúm vào buổi chiều và trước khi trời sụp tối. Theo kinh nghiệm của riêng anh Tìm, con lươn ban ngày trú ẩn dưới đất hoặc bùn. Khi trời bắt đầu sụp tối, chúng ngoi lên tìm mồi ăn. Khi ngoi lên, chúng bắt được mùi thơm phát ra từ ống trúm, nó sẽ tìm kiếm khi ngửi được mùi trong ống trúm thì nó chui vào ống trúm tìm thức ăn ngay.
Do đó, việc đặt ống trúm cũng đòi hỏi rất nhiều về kinh nghiệm và kỹ thuật. Do chỗ đặt trúm không có nên mỗi tháng anh Tìm chỉ đặt trúm từ 18 đến 20 ngày. Nếu đặt lại chỗ cũ thì không có lươn. Với gần 80 ống trúm, mỗi đêm anh đặt được từ 2 đến 3 kg lươn. Có hôm lươn chạy nhiều thì được 4 đến 5 kg.
Nhờ nghề truyền thống đặt trúm bắt lươn bán mà gần 10 năm qua kinh tế gia đình gia anh Tìm từng bước vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống. Không chỉ thoát được cảnh sống nghèo khó, túng thiếu, vợ chồng anh Tìm còn nuôi được 4 đứa con đến trường học tập và có tích lũy để vươn lên.
Theo Danviet
Lươn xứ Nghệ - món ngon không ở nơi đầu lưỡi mà tận sâu trong ký ức Người xứ Nghệ ăn lươn quê mình thấy hồn mình trong đó, còn người xứ khác khi ăn được chạm vào một trải nghiệm mới đầy quyến rũ, để rồi cũng xây thành nỗi nhớ. Vị ngon của lươn Nghệ An không nằm trên đầu lưỡi mà lưu giữ trong ký ức của con người. Bởi vậy, người dân xứ Nghệ dù có...