Ăn lươn tuy ngon và rất bổ nhưng nhất định không được bỏ qua những lưu ý này nếu không muốn mắc bệnh
Ăn lươn tuy ngon và cực bổ nhưng không phải ai cũng biết chế biến và sử dụng đúng cách. Nếu không, rất có thể bạn sẽ bị nhiễm ký sinh trùng chẳng đùa!
Lươn – Thực phẩm vàng còn là thuốc quý trong Đông y
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, thích hợp với người lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.
Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư… và đánh giá lươn là một trong “tứ đại hà tiên” (4 món ngon dưới nước). Trong khi người Nhật Bản nhận định thịt lươn chẳng khác gì “ sâm động vật”, là thực phẩm giúp thông huyết mạch, lợi gân cốt cực quý trong Đông y.
Trong Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt…
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100 g thịt lươn chứa 12,7 g chất đạm; 25,6 g chất béo. Trong đó cholesterol là 0,05 g, năng lượng là 285 calo. Ngoài ra còn có các vitamin như: vitamin A và betacaroten: 2000 IU, vitamin B1: 0,15 mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31 mg, Biotin: 5 mcg, Vitamin B6: 0,28 mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7 mg, Natri: 78 mg, Kali: 247 mg, Calci: 18 mg, Magie: 18 mg, Photpho: 160 mg.
Chuyên gia nhận định, thịt lươn rất ngon và bổ, là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người bị thiếu máu, da xanh xao, gầy còm mệt mỏi, rất hợp cho trẻ em gầy yếu, phụ nữ sau sinh cơ thể hư nhược, khí huyết không điều hòa.
Thịt lươn rất ngon và bổ, là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người bị thiếu máu, da xanh xao.
Dùng lươn cẩn thận nếu không rất dễ nhiễm ký sinh trùng
Lươn tuy ngon và cực bổ nhưng không phải ai cũng biết chế biến và sử dụng đúng cách. Ngoài ra, việc sử dụng lươn để chữa bệnh càng cần phải đảm bảo an toàn mới có thể tiến hành. Vào năm ngoái, trên mạng xã hội từng xôn xao vụ một bà mẹ bắt lươn sống cho bò trườn khắp người trẻ nhỏ cho con hạ sốt để lại nhiều ý kiến trái chiều.
“”Trong Đông y, lươn là động vật có tính hàn. Dùng hàn để hạ nhiệt độ cao về nguyên lý là đúng, nhưng không ai dùng lươn cho bò lên người để hạ sốt vì nó rất nguy hiểm. Bản thân con lươn sống ở nơi bùn bẩn, trên da mang những nhầy nhớt, cho lên người dính vào da trẻ có thể gây nhiễm trùng da”, Lương y Bùi Hồng Minh nói. Theo vị chuyên gia này, lươn chỉ được dùng làm thuốc khi đã làm sạch nhầy nhớt, bóp muối. Sau đó, lươn sẽ chế biến thành món ăn khi đó mới hiệu quả.
Video đang HOT
Lươn tuy ngon và cực bổ nhưng không phải ai cũng biết chế biến và sử dụng đúng cách.
Công đoạn làm sạch và chế biến lươn không đảm bảo rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, thậm chí tạo điều kiện cho ký sinh trùng làm tổ trong cơ thể bạn. Theo nghiên cứu của GS Trần Vinh Hiển, cố vấn khoa học BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, ở cả lươn nuôi và lươn hoang dã tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum từ 0,8-29,6%, mùa khô tỉ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa. GS Trần Thị Kim Dung, bộ môn ký sinh trùng ĐH Y dược TPHCM, cũng cảnh báo tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum khá cao ở người có thói quen ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, lươn gỏi…
Bản thân PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) cũng nhận định: “Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột. Tốt nhất, nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy… bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ”.
Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao.
Chưa hết, trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Do đó tuyệt đối không được ăn lươn chết, lươn ôi. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
Ngoài ra, chuyên gia khuyên người bệnh gút không nên ăn lươn vì lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng nặng.
Theo Helino
Nhiều người ăn thịt lươn mà không biết rằng nó là "sâm động vật" - trong Đông y là thuốc quý như vàng nhờ những công dụng này
Những bài thuốc chữa bệnh từ lươn sẽ khiến bạn phải nhìn nhận lại về loại thực phẩm vàng này.
Con lươn - Món ăn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe là thuốc quý như vàng trong Đông y
Cùng với những nguồn dinh dưỡng phổ biến từ các loại cá, lươn cũng là loài sống dưới nước, trong hang hốc bùn lầy đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Dù cho là lươn săn bắt tự nhiên hay nuôi nhốt, bạn cũng có thể chế biến lươn thành hàng chục món ăn, món nhậu... Nhưng bạn có biết, lươn còn có tác dụng chữa bệnh, được coi là thuốc cực quý trong Đông y?
Cùng với những nguồn dinh dưỡng phổ biến từ các loại cá, lươn cũng là loài sống dưới nước, trong hang hốc bùn lầy đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, thích hợp với người lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.
Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư... và đánh giá lươn là một trong "tứ đại hà tiên" (4 món ngon dưới nước). Trong khi người Nhật Bản nhận định thịt lươn chẳng khác gì "sâm động vật", là thực phẩm giúp thông huyết mạch, lợi gân cốt cực quý trong Đông y.
Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư...
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100 g thịt lươn chứa 12,7 g chất đạm; 25,6 g chất béo. Trong đó cholesterol là 0,05 g, năng lượng là 285 calo. Ngoài ra còn có các vitamin như: vitamin A và betacaroten: 2000 IU, vitamin B1: 0,15 mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31 mg, Biotin: 5 mcg, Vitamin B6: 0,28 mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7 mg, Natri: 78 mg, Kali: 247 mg, Calci: 18 mg, Magie: 18 mg, Photpho: 160 mg.
Chuyên gia nhận định, thịt lươn rất ngon và bổ, là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người bị thiếu máu, da xanh xao, gầy còm mệt mỏi, rất hợp cho trẻ em gầy yếu, phụ nữ sau sinh cơ thể hư nhược, khí huyết không điều hòa. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những bài thuốc chữa bệnh từ lươn được chuyên gia Đông y "bật mí".
Thịt lươn rất ngon và bổ, là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người bị thiếu máu, da xanh xao, gầy còm mệt mỏi, rất hợp cho trẻ em gầy yếu.
Món ăn, bài thuốc chữa bệnh cực hiệu quả từ con lươn
Theo lương y Bùi Hồng Minh, thịt lươn ngon và bổ, xương lươn cũng có thể tận dụng để ăn và làm thuốc. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những bài thuốc chữa bệnh từ lươn dưới đây:
- Giảm đau nhức xương khớp khi giao mùa: Lươn sao sấy khô, tán bột, cho vào nấu cháo và ăn nóng. Những món ăn từ lươn như chả lươn, lươn băm cuốn lá lốt... cũng giúp bạn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể lại giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả mà không cần uống thuốc giảm đau.
- Chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi: Thịt lươn 10g thái nhỏ, nước gừng 10-20ml, gạo vừa đủ, nấu thành cháo. Ăn trong ngày.
Thịt lươn ngon và bổ, xương lươn cũng có thể tận dụng để ăn và làm thuốc.
- Chữa bệnh tiêu chảy: Nếu phân có đờm, nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1- 2 muỗng cà phê là có thể giảm triệu chứng. Nếu không giảm, bạn cần đi khám sớm.
- Chữa suy nhược thần kinh: Thịt lươn 250g, thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp, mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày. Dùng 5-7 ngày.
- Chữa mồ hôi tay/chân: Lươn 1 con, luộc qua, gỡ lấy thịt, ý dĩ nhân 20g, gạo nếp 30g. Trộn chung 3 thứ, nấu thành cháo với nước luộc lươn, thêm gia vị, ăn trong ngày. Dùng 5-7 ngày là 1 liệu trình.
- Chữa chứng bất lực: Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi, có thể cho thêm lá lốt cũng là bài thuốc giúp tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới.
Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn.
- Chữa vàng bủng da sau khi trải qua bệnh nặng (bệnh hoàng thống): Lấy lươn mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc theo xương sống, rửa sạch. Cắt miếng, ướp gia vị và nước gừng tươi, trộn đều cho thấm, có thể thêm ít rượu. Khi cơm sắp cạn, đặt thịt lươn lên trên để hấp cho chín. Ăn nóng. Đây là phương thuốc chữa bệnh được người Trung Quốc vô cùng tâm đắc.
- Chữa đại tiện ra máu, trĩ: Thịt lươn, gạo mới, đậu xanh, giá đậu, rau đắng, hành ngò gia vị vừa đủ nấu ăn.
- Chữa rong kinh: Thịt lươn, cà rốt, hành tây, nấm mèo, miến dong, rau răm, mùi tàu, hành ngò, gia vị vừa đủ xào trộn ăn sẽ giúp bổ khí huyết, điều kinh.
Lưu ý: Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn. Khi chế biến lươn phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng "kháng nhiệt" chứa khá nhiều trong thịt lươn, không ăn lươn đã bị ươn hoặc chết.
Theo Helino
Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này Không chỉ làm những món ăn thơm ngon trên mâm cơm hàng ngày, bạn còn có thể sử dụng cá trắm để làm thuốc chữa bệnh. Cá trắm ngon, bổ được coi là thuốc quý trong Đông y nhưng phải sử dụng đúng cách Là một trong những loại cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, lại dễ chế biến, cá trắm...