Ăn lót trước khi uống rượu bia có thực sự giảm say?
Điều không nên khi uống rượu bia là uống trong lúc đang đói. Một số nghiên cứu cho thấy uống rượu bia lúc đói có thể khiến nồng độ cồn trong máu tăng cao gấp 4 lần so với khi đã ăn.
Ăn trước khi uống rượu bia có thể giúp tránh được tình trạng nồng độ cồn trong máu tăng nhanh – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Khoảng 20 % lượng rượu bia uống vào được hấp thụ ở dạ dày. Phần còn lại sẽ được hấp thụ trong ruột, theo Daily Mail.
Khi uống rượu bia lúc đói, nồng độ cồn trong máu có thể tăng lên rất nhanh. Thời điểm nồng độ cồn trong máu tăng cao nhất là khoảng 1 giờ, sau đó sẽ giảm trong 4 giờ tiếp theo. Nói cách khác, uống khi đang đói khiến chúng ta dễ say và say nặng hơn.
Ngược lại, khi đã ăn thứ gì đó, thực phẩm trong dạ dày sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu bia, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phân rã và đào thải cồn của cơ thể. Nhờ đó, nồng độ cồn trong máu không tăng đột biến.
Trên thực tế, ăn trước khi uống rượu bia có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu, nhức đầu vào ngày hôm sau.
Video đang HOT
Những món ăn tốt nhất trước khi uống rượu bia là những món giàu vitamin và chứa hàm lượng nước cao, chẳng hạn như trái cây, rau củ.
Ngoài ra, một cách khác để tránh khiến nồng độ cồn trong máu tăng quá nhanh là đừng uống dồn dập. Thay vào đó, hãy uống rượu bia với tốc độ chậm hơn, vừa ăn vừa uống, uống nước xen kẽ với uống rượu bia.
Một số người khi thức dậy sau một đêm chè chén sẽ chọn cách uống cà phê để giảm cảm giác khó chịu. Trên thực tế, chất caffeine trong cà phê chỉ giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn chứ không hề giúp giảm cảm giác nhức đầu, khó chịu do rượu bia gây ra, theo Daily Mail .
Muốn uống rượu bia ít tổn hại đến gan hãy áp dụng cách này
Với nhiều người, uống rượu bia là việc khó tránh khỏi. Tuy nhiên, dưới đây là những bí kíp uống bia rượu hạn chế tổn hại đến sức khỏe và gan một cách hiệu quả.
Chúng ta đều biết, uống nhiều bia rượu rất có hại cho sức khỏe, vậy làm thế nào để hạn chế tác hại của chúng khi không thể từ chối những buổi nhậu?
Không uống rượu bia lúc đói
Uống bia rượu lúc đói có thể gây kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày. Để tránh tình trạng này bạn nên uống một ly sữa hoặc sữa chua, hay ăn lót dạ vài lát bánh mì trước khi uống bia rượu.
Bổ sung vitamin B
Vitamin B có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Trước khi uống rượu bạn có thể uống vitamin B hoặc ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin B như gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, thịt bò, ... để giúp cơ thể nhanh chóng đào thải chất cồn.
Uống nhiều nước
Nên uống nhiều nước để cồn được đào thải qua đường nước tiểu càng sớm càng tốt. Ngoài ra bạn có thể uống nước mật ong để giúp giảm các triệu chứng đau đầu và chóng mặt. Trong mật ong có nhiều frutose có tác dụng nhanh chóng đào thải chất cồn, giảm buồn nôn.
Uống chậm và tránh uống nhiều
Không nên uống rượu quá nhanh và quá nhiều trong cùng lúc. Trung bình cơ thể cần khoảng một tiếng đồng hồ để hấp thụ hết 30ml đồ uống có ethanol. Do đó, nên uống từ từ để cơ thể có thời gian phân hủy chất ethanol. Nếu uống nhanh cơ thể sẽ mất khả năng chống lại sự thẩm thấu của chất cồn.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Các chất chống oxy hóa và vitamin trong rau xanh và trái cây có tác dụng bảo vệ gan khỏi tác động của chất cồn. Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều callulose, giúp làm giảm tốc độ hấp thụ của rượu trong ruột và làm giảm đau đầu.
Ăn nhiều món ăn chế biến từ đậu nành
Chất lecithin trong đậu nành có tác dụng bảo vệ gan. Do đó khi trên bàn nhậu, các bạn có thể ăn nhiều đậu phụ và các món ăn chế biến từ đậu nành.
Không uống đồ uống có ga
Không uống rượu bia cùng lúc với đồ uống có ga bởi điều này khiến làm tăng nồng độ cafein trong đồ uống. Cafein sẽ khiến người uống tỉnh táo và cảm thấy nâng cao tửu lượng hơn bình thường nhưng đồng thời làm gia tăng nhịp tim, tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch và gây rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, khi kết hợp rượu bia với đồ uống có ga có thể gây ra tình trạng "xỉn thức" - tức là người uống có trạng thái tinh thần tỉnh táo trong khi cơ thể lại say xỉn.
Những thói quen ăn uống làm tăng cholesterol "xấu" bạn cần tránh Cholesterol máu cao là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim mạch. Dưới đây là những thói quen ăn uống làm tăng lượng cholesterol 'xấu' và cách lựa chọn các thực phẩm có lượng cholesterol thấp. Nồng độ cholesterol "xấu" cao trong máu là yếu tố nguy cơ chính dẫn tới các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết...