Ăn lẩu đúng cách, an toàn và nhận biết nồi nước lẩu làm từ hóa chất
Mùa lạnh cũng là lúc nhiều người lựa chọn ăn lẩu. Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận, nhiều nhà hàng sử dụng hóa chất độc hại cho nước lẩu để tạo mùi vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt.
Các loại gia vị lẩu thường chứa chất hóa học độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những chất này có thể gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Dựa vào màu sắc, mùi vị có thể nhận biết nước lẩu có chứa hóa chất độc hại hay không
Nhận biết nồi lẩu hóa chất
Mùi vị. Nồi nước lẩu có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
Màu sắc. Nếu nước lẩu an toàn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt thì nước lẩu hóa chất và phụ gia sẽ có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam.
Nếm. Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì đó là màu hóa học. Chú ý rằng trước khi thử nước lẩu, bạn không nên uống rượu hay ăn các món khai vị, nó có thể làm vị giác của bạn bị ảnh hưởng.
Những người không nên ăn lẩu
Phụ nữ mang thai: Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều các món lẩu chưa nhúng kỹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi.
Video đang HOT
Người bị gout, tiểu đường, cao huyết áp: Nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… là những thực phẩm được lựa chọn cho nồi lẩu. Với các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn món lẩu hải sản này.
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém: Lẩu quá cay có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người đã bị dạ dày, chứng viêm sẽ bị kích thích. Những người viêm họng mãn tính, người mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, cũng không nên ăn lẩu cay.
Người bị bệnh gan: Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng lẩu vì món đồ ăn này không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý khi ăn lẩu để bảo đảm sức khỏe
Nên có nhiều rau xanh. Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể “tiêu trừ” dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hòa, trừ nóng và giải độc.
Thực phẩm phải được nấu chín: Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống, rau sống. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng. Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng. Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, bởi khi đó, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa, bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa.
Theo anninhthudo
Ăn lẩu có làm tăng nguy cơ nhiễm virus corona chủng mới hay không?
Các quán lẩu khốn đốn kể từ khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) bùng phát, đặc biệt khi có thông tin 11 người trong một nhà nhiễm nCoV sau bữa lẩu.
Lẩu là món khoái khẩu của nhiều người Hong Kong trong mùa Đông. (Ảnh minh họa. Nguồn: Time Out)
Theo SCMP, các nhà hàng ở Hong Kong đang "thi nhau" loại bỏ lẩu khỏi thực đơn vì nhiều người hạn chế tụ tập trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đang bùng phát, nhất là khi có thông tin 11 người trong một gia đình nhiễm nCoV sau bữa lẩu.
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong cho biết ngày 26/1, 19 người trong một gia đình ăn lẩu chung tại Phòng tiệc Lento ở Kwun Tong và nhiều thành viên sau đó được phát hiện dương tính với virus corona chủng mới.
Tính đến tối 10/2, Hong Kong đã ghi nhận 42 ca nhiễm virus corona chủng mới, trong đó có 1 ca tử vong, trong khi số người thiệt mạng vì virus chết người này ở Trung Quốc đã vượt qua con số 1.000.
Trước mối lo ngại của mọi người, các chuỗi nhà hàng như Fairwood, Cafe de Coral và Maxim đã tuyên bố sẽ tạm thời dừng phục vụ món lẩu.
Maxim tiết lộ rằng hai trong số các thành viên nhiễm nCoV trong gia đình trên là nhân viên của họ làm việc tại trung tâm thương mại Moko ở Mong Kok và Tòa nhà trung tâm Alexandra. Hai nhà hàng này sẽ đóng cửa trong hai tuần để tiến hành trử trùng.
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Nhật Bản Yoshinoya cũng tạm dừng món lẩu, trong khi chuỗi nhà hàng Trung Quốc Fulum Group đã tuyên bố dừng phục vụ lẩu từ trước đó 1 ngày.
Đại diện chuỗi hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc, Haidilao, cho biết họ sẽ tiếp tục hoạt động tại bốn cơ sở ở Hong Kong, nhưng sẽ có biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus - bao gồm kiểm tra thân nhiệt của khách hàng và cung cấp nước sát trùng tay.
Theo chủ hàng lẩu bò 616 ở Whampoa, Gordon Lam Sui-wa, hoạt động kinh doanh của quán cũng giảm khoảng 90% kể từ khi dịch bệnh nCoV bùng phát. Ông cho biết quán của ông hiện chỉ phục vụ hai đến ba bàn mỗi ngày.
"Việc kinh doanh tệ lắm, rất tệ, đặc biệt là từ Tết Nguyên đán," ông nói.
Để bảo vệ nhân viên và khách hàng, ông Lam Sui-wa cho biết ông yêu cầu nhân viên phải kiểm tra nhiệt độ và khử trùng nhà hàng hằng ngày. Quán của ông cũng cung cấp nước khử trùng tay cho thực khách.
Simon Wong Ka-wo, Chủ tịch Liên đoàn các nhà hàng và các ngành nghề liên quan ở Hong Kong, cho biết kể từ khi dịch nCoV bùng phát, các hàng lẩu đã giảm một nửa.
"Mùa Đông là mùa cao điểm kinh doanh của các hàng lẩu nhưng dịch bùng phát đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm ăn của họ, đặc biệt là thông tin về việc lây nhiễm nCoV khi ăn lẩu sẽ khiến việc kinh doanh ngày càng tồi tệ hơn," ông nói.
Người quản lý nhà hàng Samme Cheng cho biết không chỉ hàng lẩu, toàn bộ lĩnh vực phục vụ ăn uống đối mặt với khó khăn.
Cheng, một người có hơn 30 năm kinh doanh ăn uống, cho biết nhiều quán ăn đã buộc phải cho nhân viên nghỉ không lương và đàm phán với chủ nhà để giảm tiền thuê mặt bằng.
Ông Tommy Cheung Yu-yan, một người hoạt động trong ngành dịch vụ ăn uống, kêu gọi chính quyền và các ngân hàng đưa ra các biện pháp cứu trợ càng sớm càng tốt để hỗ trợ các quán ăn, đồng thời làm rõ thông tin về việc ăn lẩu làm tăng nguy cơ lây nhiễm corona.
"Thông tin về các trường hợp nhiễm bệnh có thể khiến công chúng nghĩ rằng ăn lẩu làm lây truyền virus, nhưng thực tế, việc lây nhiễm có thể xảy ra ở bất cứ đâu, trên tàu tiện hoặc trên xe buýt," ông nói. Ông cho rằng các nhà hàng đã rất nỗ lực để bảo vệ thực khách khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Thực tế, cho đến nay, các bác sỹ vẫn còn có ý kiến trái chiều về việc ăn lẩu có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới hay không.
Giáo sư David Hui Shu-cheong, một chuyên gia về hô hấp của Đại học Trung Quốc, cho rằng vấn đề không phải là các bữa ăn mà là do các thực khách tập trung gần nhau.
Tuy nhiên, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, tiến sỹ Joseph Tsang Kay-yan cho biết các bữa ăn lẩu dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao, vì ngoài việc tiếp xúc gần, sức nóng từ món lẩu có thể khiến các giọt chứa virus bay lơ lửng trong không khí và lan xa hơn./.
N.A
Theo Vietnamplus
Chuyên gia phân tích: Virus corona mới có thể lây truyền qua khí dung Mới đây, Tân Hoa Xã đưa tin khí dung (aerosol) có thể giúp virus corona mới phát tán rộng nếu người hít phải hạt bụi khí chứa loại virus này. Virus corona lây nhiễm qua khí dung - Xác nhận thêm con đường lây lan của virus corona mới (NCP) Theo đó, Zeng Qun, cục phó Cục dân sự Thượng Hải, cho biết...