Ăn khổ qua rừng dồn thịt ếch vừa bổ vừa ngon
Trong dân gian có câu: ‘Khổ qua xanh, khổ qua đắng, khổ qua mắc nắng, khổ qua đèo. Anh thương em chẳng ngại giàu nghèo. Cách mấy sông anh cũng lội, mấy bưng bàu anh cũng qua’.
Thịt ếch băm nhuyễn dồn vào trái khổ qua
Khổ qua (mướp đắng) có thể chế biến thành nhiều món ăn truyền thống như khổ qua xào, nấu canh, kho mắm, nổi tiếng nhất là khổ qua dồn thịt hoặc chả cá. Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, khổ qua trái nhỏ, đặc biệt là khổ qua đèo hoặc khổ qua rừng có vị đắng, ăn rất nên thuốc.
Các chuyên gia ẩm thực cho rằng khổ qua ngon và bổ dưỡng là nhờ vị đắng. Chính vì vậy, một số bà con nông dân, phần đông ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, đã bắt đầu trồng khổ qua rừng để phục vụ người tiêu dùng. Khổ qua rừng dễ trồng, phát triển nhanh, nhiều trái, ít sâu bệnh. Nếu trồng ít, bà con tự chăm sóc, không cần đến thuốc bảo bệ thực vật.
Muốn làm món khổ qua rừng dồn thịt ếch, trước hết chúng ta bổ trái khổ qua theo chiều dọc hoặc cắt ngang rồi móc bỏ hết ruột, đem rửa sạch để cho ráo nước.
Ếch nên chọn phần thịt, bỏ xương, bằm nhuyễn, trộn chung với bún tàu, nấm mèo và gia vị gồm tiêu, hành, đường, muối. Muốn cho thịt dai, ngon miệng chúng ta có thể nhồi chung với chả cá thác lác rồi dồn vào ruột khổ qua. Tiếp theo, bắc nồi nước hầm xương cho thật sôi trước khi cho khổ qua vào, nêm nếm vừa ăn. Trước khi nhắc xuống bếp rắc thêm tiêu, rau mùi và hành lá xắt nhỏ giúp tăng thêm mùi vị.
Video đang HOT
Khổ qua rừng tươi sống
Thịt ếch vừa thơm vừa dai dai, ngọt, lành, nhiều đạm hòa cùng vị đăng đắng hậu ngọt của khổ qua giúp món ăn có mùi vị đặc trưng, tô nước súp ngon ngọt, đậm đà, không lẫn vào đâu được.
Theo y học dân gian, thịt ếch giá trị dinh dưỡng rất cao, còn khổ qua rừng là một loại thực vật không độc, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giảm ho, bổ gan, tiêu độc. Người bị bệnh tiểu đường dùng khổ qua rừng rất có lợi cho sức khỏe.
Hiện nay, người trồng khổ qua rừng không chỉ cung cấp trái cho các nhà hàng, quán ăn mà còn sấy khô làm trà giải nhiệt. Ngoài công dụng của trái, lá khổ qua rừng còn dùng làm thuốc hoặc nấu canh ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Theo Thanhnien
"Vườn rau sạch - gây quỹ giúp bạn học nghèo"
Đó là ý tưởng của thầy và trò Trường THCS Long Phú (TX. Tân Châu). Mô hình "Vườn rau sạch - gây quỹ giúp bạn học nghèo" chỉ là một trong những hoạt động "Học tập thông qua trải nghiệm" được nhà trường triển khai đến học sinh thời gian qua.
Mỗi ngày đến trường là một trải nghiệm
Theo thầy Phạm Thành Lãm (giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Long Phú), việc thành lập "Vườn rau sạch - gây quỹ giúp bạn học nghèo" do các em học sinh tự đề xuất thông qua các lần sinh hoạt, tổ chức hoạt động, lấy ý kiến nên mô hình mang nhiều ý nghĩa này được ra đời.
Đã có ý tưởng, các công việc còn lại được lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ rõ ràng, lực lượng chính là các em học sinh, giáo viên chỉ hướng dẫn khi cần thiết. Đến tháng 4-2019, khu trải nghiệm chính thức hoạt động, được chia làm 2 mô hình chính là truyền thống và học tập thông qua trải nghiệm.
Các em học tập qua các trải nghiệm thực tế
Với mô hình truyền thống, các em sẽ tiến hành xử lý đất, gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch và tạo nguồn quỹ. Còn với mô hình dành cho các tiết học trải nghiệm ngoại khóa, thủ lĩnh sẽ tập huấn cho các nhóm trưởng về các hoạt động trải nghiệm tại vườn rau sạch. "Đến với khu trải nghiệm, các em thực hiện các hoạt động: thiết kế và ghi thông điệp bản thân lên chậu; xử lý đất và gieo hạt; chăm sóc cây trồng; thu hoạch - chia sẻ sau quá trình hoạt động, bài học kinh nghiệm. Hoạt động cuối cùng sẽ là nội dung quan trọng nhất mà khu trải nghiệm muốn tạo ra cho các em trong quá trình học tập" - thầy Lãm thông tin.
Hiện tại, diện tích của khu trải nghiệm đã tăng lên 200m2, được trồng rất nhiều loại rau như: rau muống, mồng tơi, cải xanh, khổ qua rừng, rau dền... Vườn rau được trồng trong nhà lưới, kèm theo hệ thống tưới nước tự động. "Qua đó, có thể giúp các em nhận thức được sự khác biệt giữa có và không có ứng dụng công nghệ. Hiện tại, đã có học sinh đăng ký thực hiện ứng dụng điều khiển nước tưới trực tiếp qua điện thoại di động. Nếu làm được, đây là cơ hội để các em phát huy năng lực bản thân từ những kiến thức đã được học, cũng như tạo động lực cho các em tự tìm tòi, nghiên cứu" - thầy Lãm chia sẻ.
Quý trọng thành quả lao động
Từ khi khu trải nghiệm "Vườn rau sạch - gây quỹ giúp bạn học nghèo" ra đời, sân trường lúc nào cũng nhộn nhịp. Ngoài lực lượng chính, hầu như các em học sinh ở các lớp đều đến tham quan mỗi ngày. Từ việc bán các sản phẩm rau sạch do tự tay mình làm, các em sẽ có kinh phí giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy, vừa được học tập từ trải nghiệm, vừa có thêm kinh phí giúp bạn nghèo. "Thông qua mô hình, quan trọng nhất vẫn là giúp các em học tập được một bài học vô cùng lớn cho bản thân đó là được tự tay trồng, chăm sóc 1 sản phẩm, làm việc gì cũng phải theo một quá trình, quy luật. Ngoài ra, giúp học sinh hiểu được giá trị của lao động, được áp dụng những kiến thức đã học vào mô hình thực tế" - thầy Lãm giải thích.
Thu hoạch rau gây quỹ giúp bạn học nghèo
Sau khi thu hoạch rau, các em học sinh có chung niềm vui và cùng chia sẻ: "Không ngờ em trồng được rau tốt như vậy", rồi cũng có em tỏ ra tiếc nuối: "Chắc do lúc em trồng không được kỹ càng và chăm sóc chưa ổn, lần sau em sẽ làm tốt hơn". Bên cạnh đó, tập thể giáo viên cũng rất ủng hộ, tổ chức nhiều tiết học ngoại khóa tại khu trải nghiệm.
Đó là chưa kể, phụ huynh học sinh rất phấn khởi, ủng hộ nhà trường và sẵn sàng cho con em tham gia các hoạt động trải nghiệm. Giáo viên và phụ huynh học sinh là "khách hàng thân thiết" mỗi khi vườn rau đến ngày thu hoạch. Nhờ vậy, vườn rau có kinh phí để duy trì cũng như có được nguồn quỹ tặng các phần quà: bàn, đèn học cho các em học sinh nghèo. "Các em vui, thầy cô cũng vui theo. Vui nhất có lẽ là khi các em học sinh xem trường học như ngôi nhà thứ 2 của mình, tạo động lực cho các em đến trường" - thầy Lãm vui mừng nói.
ÁNH NGUYÊN
Theo baoangiang
Đắk Nông: Loài quả rừng dân dùng làm thuốc quý hàng trăm năm nay Trong quá trình sinh sống, từ ngàn đời nay, đồng bào các dân tộc M'nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã hình thành cách thức chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe theo cách truyền thống riêng biệt. Đến nay, những kinh nghiệm cách chữa trị dân gian ấy vẫn còn được đồng bào ở các bon làng gìn giữ....