Ăn hủ tiếu… Hội An chưa? Thử đi
Đến Hội An ăn hủ tiếu! Tôi cho rằng đó là một gợi ý… lãng nhách không thể lãng nhách hơn.
Tô hủ tiếu với nước dùng trong, thịt chả xếp khéo, ngon đậm đà
1. Đến Hội An thì phải cao lầu, mì Quảng, cơm gà, thịt nướng, bún mắm, bánh mì hay chí ít là lê la lề đường ăn chè chứ… Nhưng mấy món đó chỉ dành cho những ai lần đầu đến với phố Hội thôi, lần thứ ba, thứ tư chí ít phải khác. Đó là lý do mà tôi và cô bạn đi cùng lê la dọc con đường Phan Châu Trinh – nơi tập trung nhiều “thương hiệu” ăn uống nổi tiếng như cơm gà Bà Buội, cơm gà Ty, bánh mì Phượng… cốt để tìm ra một thứ… khác khác để ăn. May thay, xe cao lầu, hủ tiếu ông Tý nằm khiêm tốn ngay đầu một con hẻm nhỏ nhưng khá đông khách và trông vô cùng sạch sẽ đã nhanh chóng ập vào mắt chúng tôi. Thú thật, lúc đó tôi bị thu hút nhiều bởi những lát thịt thái bản to mỏng đều đặn đặt sau lớp kính thủy tinh. Bằng dự cảm của một người “sành ăn”, tôi đoan chắc, quán này phải ngon. Thế là, không nấn ná gì nữa, hai đứa tấp vô ngay mà không cần suy nghĩ.
Xe hủ tiếu ông Tý thường bán vào buổi chiều tối, rất đắt khách
2. Tôi gọi ngay một tô hủ tiếu để thử. Tô hủ tiếu nghi ngút khói được dọn ra, hủ tiếu xếp gọn trong tô, cao lùm lùm, đầy đặn, phía trên gọn gàng vài lát thịt, hai lát chả bò, có cả bao tử và gan heo. Đặc biệt, một nhúm đậu phộng giã nhỏ được rắc thêm, rau nêm ngoài hành còn có ngò gai khiến chỉ cần ngửi thôi đã thấy thèm. Mà lạ, cái mùi hủ tiếu này khiến tôi liên tưởng đến món hủ tiếu bò viên ở… Bến Tre, trộn thêm chút hương vị của kiểu hủ tiếu sa tế người Hoa, vô cùng hấp dẫn. Hội An vốn là sự pha trộn văn hóa Nhật, Hoa, Việt nên không lạ khi có thể bắt gặp khẩu vị Trung Hoa tại đây, còn do đâu mà tô hủ tiếu này khiến tôi nhớ đến xứ dừa thì tôi không rõ, có thể là do mấy lát chả bò và mùi vị ngò gai quen thuộc. Mà thôi, bỏ qua việc đó, phải nếm thử thôi. Nước hủ tiếu trong vắt, chỉ có ít váng mỡ vàng vàng nổi lên khiêm tốn, húp vào thấy thanh tao, dịu nhẹ. Sợi hủ tiếu thì đặc biệt dai và không chua. Thịt dùng cho hủ tiếu cũng là thịt dùng cho món cao lầu, được rim chiên đậm đà, có màu nâu mật trông rất hấp dẫn, còn chả thì thơm dai khỏi nói.
Video đang HOT
Hủ tiếu ăn kèm với đu đủ bào ngâm chua, cần tâyChưa kể, rau ăn kèm hủ tiếu cũng là điều đáng nói. Đó là những lát đu đủ xanh ngâm chua giòn rụm, vài cọng cần tàu và giá. Phải công nhận là giá ở phố Hội rất tươi, rất ngon, rất thơm, ăn vào còn cảm nhận rõ mùi đậu thoang thoảng, hoàn toàn không sợ kiểu giá ngâm hóa chất trắng nõn múp míp vừa ăn vừa lo như ở Sài Gòn. Chưa hết, đĩa ớt tươi ăn kèm nhìn cũng rất… cá tính. Những khoanh ớt cam đoan rất cay, xắt dầy… chưa từng thấy, chưa kể tương ớt ăn kèm các kiểu, nhìn rất kích thích.
Đậu phộng giã làm cho vị hủ tiếu có nét tương đồng với hủ tiếu sa tế của người Hoa
3. Thật không uổng công khi đã “mạo hiểm” thưởng thức hủ tiếu Hội An, mặc cho cô bạn cắm cúi ăn cao lầu. Ăn xong, tôi chỉ có một kết luận là: ngon và khác xa hủ tiếu Sài Gòn, kiểu ngon khiến người ta vừa ăn vừa sợ hết. Khi còn một ngày cuối cùng ở Hội An, hai đứa đã trở lại, lần này thì mỗi đứa… 2 tô, vừa hủ tiếu, vừa cao lầu. Chúng tôi ăn theo kiểu cho bõ thèm để đi rồi khỏi tiếc nuối. Dù vậy, lần sau đến Hội An nhất định phải ăn hủ tiếu nữa, nghe nói có phở bò cũng rất đặc trưng, nghĩ thôi đã thấy đói bụng rồi…
Theo Thanhnien
Thưởng thức cơm gà đa vị ở Hà Nội
Cơm gà Bà Buội, cơm gà Tonkin, cơm gà Ánh Tuyết, cơm gà Tống Duy Tân... đã làm nên thị trường cơm gà đa vị ở Hà Nội.
Cơm gà ở cà phê Tonkin
Cơm gà bà Buội đã quá hút khách trong những ngày đầu xuất hiện trên phố Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm) cách đây 2 năm. Người ăn đông đến mức cửa hàng luôn nhắc khách đến đúng giờ đặt chỗ. "Khi đó chúng tôi thèm ăn cơm gà Hội An đến mức ngay lập tức lập hội đi ăn luôn. Cũng không phải 100% giống như ở trong Hội An. Chưa kể, nếu vào trong đó, nhóm có những người lại thích ăn cơm bà Nga, bà Tỵ hơn. Tuy nhiên, nó đúng là giải thèm", chị Thùy Anh (nhà ở Hoàng Cầu, quận Đống Đa), một người mê cơm gà Hội An, nhớ lại.
Cơm gà bà Buội từ đó đến nay vẫn rất trội ở độ sắc nét của món gỏi gà. Gỏi có cả đu đủ nạo - rất khác với gà xé phay ở Hà Nội thường trộn hành tây và giá. Mùi chanh miền Trung cũng sắc nét. Gỏi thiên vị chua mặn và rất thơm. Mặc dù vậy, cửa hàng cơm gà Bà Buội ở Núi Trúc đã đóng cửa, hiện chỉ còn ở phố Bà Triệu. Giá một suất cơm 60.000 đồng.
Chậm hơn cơm bà Bà Buội, cơm gà Bà Nga (một tiệm cơm gà rất nổi tiếng ở Hội An) cũng ra Hà Nội, nhưng chỉ bán và nhận ship trong khu Times City (quận Hoàng Mai). Hiện chưa có dấu hiệu thương hiệu cơm gà này sẽ tạo sóng tại Hà Nội.
Vị riêng của Hà Nội
Một điểm cơm gà khác tuy mới xuất hiện ở Hà Nội nhưng đã nhận được phản hồi tốt là cơm gà ở cà phê Tonkin Ấu Triệu (quận Hoàn Kiếm). Món cơm gà này khá đặc biệt ở chỗ cân đối được nhiều điểm mạnh và yếu khác nhau của cơm gà miền Trung. Cũng là gà xé bóp rau răm, nhưng món gà được pha thành miếng vừa miệng chứ không to xù như cơm gà theo cách miền Trung.
Với kích cỡ gà như vậy, các gia vị đi kèm cũng rất vừa vặn, nhờ đó khách không phải nhăn mặt vì mùi hành quá mạnh như cơm gà miền Trung. Vị chua ngọt của gà bóp cũng rất thanh nhẹ, hợp khẩu vị người Hà Thành. Chưa kể, cơm tuy vẫn được xào gạo trước khi nấu với nước dùng gà, song lại không bị quá nồng vì nhiều tỏi xào như cơm Hội An, cũng không gia nghệ để có màu vàng. Món cơm gà hiện đắt khách đến mức, Tonkin khuyến khích khách đặt trước. Khách cũng có thể đặt trước món gà bóp rau răm của quán này. Đây thực sự là một món ngon nhớ đời.
Nói đến cơm gà mà quên mất cơm gà quay của nhà hàng Ánh Tuyết trên phố Mã Mây (quận Hoàn Kiếm) là vô cùng thiếu sót. Nhà hàng có bí quyết tẩm ướp và nướng gà đạt đến tuyệt kỹ, cho ra đùi gà có màu vô cùng đẹp. Cách đây gần 40 chục năm, bà Ánh Tuyết được giải thưởng Nghệ nhân nấu ăn trong một cuộc thi cũng nhờ màu da đỏ óng pha nâu này của món gà quay. Đùi gà có da ròn, vị mặn ngọt vô cùng cân đối. Thớ thị gà quay săn nhưng vẫn đủ độ ẩm và tứa ra nước ngọt. Đây cũng là món gà mà bà từng rất hào hứng đưa vào bánh mỳ pate và được khách nước ngoài mê tít.
Trong khi đó, Hà Nội vẫn tiếp tục có những hàng cơm gà khác, phong cách cơm gà khác thu hút thực khách. Chẳng hạn, phố Đào Duy Từ và Tống Duy Tân đều nức tiếng món cơm đảo gà rang với vị béo ngậy. Một suất cơm gồm cơm rang săn hạt nhờ kỹ năng chảo rất tốt của đầu bếp, cộng thêm gà rang gừng, dưa muối, canh rau ăn kèm. Cơm đảo gà rang lạ ở chỗ, trong khi phải rang cho cơm thật khô, thật săn thì sau đó lại rưới nước gà rang vào cho mềm.
Tuy nhiên, điều này khiến khách có thể tham gia phần nào vào việc điều chỉnh độ mềm xốp của cơm. Cơm ở Đào Duy Từ là một suất lớn, thậm chí với thực khách nữ, phải 2 người mới có thể "khiêng" hết. Trong khi ở Tống Duy Tân, suất nhỏ hơn, thích hợp với 1 người. Vì thế, nếu suất cơm đảo gà rang Đào Duy Từ lên tới 90.000 đồng, thì cơm gà Tống Duy Tân ít hơn một nửa về giá.
Một món cơm gà khác lại tựa vào nấm để hút khách là cơm gà nấm các loại ở Nấm Việt trên phố Lò Đúc và Xã Đàn. Món gà ở đây là gà quay. Suất cơm có thêm nấm xào, ruốc nấm và rau tùy loại. Một suất cơm rất no như vậy giá khoảng 70.000 đồng.
Theo Thanhnien
Mẹ đảm nổi tiếng gợi ý cách làm cơm gà kiểu Hội An siêu ngon cho cuối tuần Mới đây, bà mẹ đảm hot trên mạng xã hội Tô Hưng Giang lại giới thiệu cách làm món cơm gà Hội An tuyệt ngon cho dịp cuối tuần. Nhắc đến Hội An không thể không nhắc đến những món đặc sản tuyệt ngon đến khách quốc tế cũng phải trầm trồ khen ngợi, trong đó có cơm gà. Đây là món ăn...