Ăn hồng khi uống rượu có thể làm tắc ruột
Hồng là một loại quả rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cần có những nguyên tắc nhất định. Bởi nếu không cẩn thận, những chất có trong quả hồng khi kết hợp với một số thực phẩm khác sẽ biến thành chất độc hại cơ thể chúng ta.
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là 4 “không” cần lưu ý khi ăn loại quả này:
Không ăn hồng khi uống rượu
Theo thông tin trên Phunutoday, cần nhớ không ăn hồng khi uống rượu bởi hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Không nên ăn hồng lúc đói
Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.
Video đang HOT
Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…
Không ăn vỏ hồng
Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua
Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
Theo SKGD
5 loại trái cây người đau dạ dày nên tránh
Những loại trái cây sai chỉ làm cho tình trạng đau dạ dày của bạn thêm tồi tệ mà thôi.
Ảnh minh họa: Internet
1. Dứa
Dứa rất giàu vitamin B1, B2, C, PP, caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho... Nhưng trong dứa cũng có nhiều axit hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho những người đang bị đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
Vì thế, nếu bạn mắc bệnh dạ dày, bạn không nên ăn dứa hoặc hạn chế ở mức tối đa. Với người không bị đau dạ dày cũng không nên ăn dứa vào lúc đói, vì các axit hữu cơ của dứa có thể tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây cảm giác nôn nao, khó chịu.
2. Chanh
Quả chanh chứa một số acid hữu cơ, glucid, vitamin C, B1, B2, PP, đường, canxi, phospho, sắt... Các thành phần trong chanh có tác dụng kích thích dạ dày tiết dịch để phân giải thức ăn, tăng nhu động dạ dày ruột, giúp hấp thụ tiêu hoá tốt hơn.
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng... tuyệt đối không nên dùng chanh. Vì lượng axit cao trong chanh sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, vị chua của chanh sẽ làm dạ dày tăng tiết acid gây nên những cơn đau bụng khó chịu.
3. Chuối
Chuối là loại quả nhiều vitamin, chất xơ thực vật và các khoáng chất như kali, magie, natri, có tác dụng bảo vệ da, giúp ngủ ngon, nhuận tràng thông tiểu tiện, nhuận phổi trị ho, thanh nhiệt giải độc... Nhưng chuối có tính hàn, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra rối loạn chức năng dạ dày - đường ruột, đồng thời gây ra mất cân bằng tỉ lệ giữa các nguyên tố kali, magie, natri, canxi trong cơ thể.
Đặc biệt, với loại chuối tiêu, nếu bạn ăn lúc đói có thể gây cồn cào, đầy bụng, khó tiêu, những người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng sẽ có cảm giác đau bụng nếu ăn loại chuối này.
Tốt nhất, những người bị đau dạ dày không nên ăn chuối tiêu, nếu thích, có thể ăn chuối tây, chuối cau và tuyệt đối chỉ nên ăn chuối lúc no.
4. Quýt
Quýt vốn là loại quả được nhiều người ưa dùng vì nó không chỉ dễ ăn, ngon miệng mà còn hàm chứa nhiều protein, canxi, phospho, vitamin C, vitamin B1, B2... rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quả quýt có chứa rất nhiều đường và axit hữu cơ.
Vì vậy, nếu bạn ăn quýt lúc bụng đói thì acid hữu cơ có trong quýt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ gây ra căn bệnh đau dạ dày. Với những người đã bị bệnh dạ dày tốt nhất cũng không nên ăn quýt nhiều và thường xuyên. Nếu quýt là sở thích khó bỏ, bạn chỉ nên ăn một ít và nên ăn sau khi đã no bụng.
5. Hồng
Quả hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng... Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn hồng sau khi đã no vì nhựa của hồng có thể kết hợp với axit dạ dày lúc dạ dày trống rỗng, tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan. Những cục này nếu nhỏ có thể được thải ra theo đường phân, nhưng nếu to hơn, không thể ra ngoài được, sẽ đóng thành sỏi trong cơ thể bạn.
Những người có chức năng dạ dày thấp, người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, tiêu hoá không tốt đều được khuyên là không nên ăn hồng. Kể cả với người không bị bệnh dạ dày, cũng chỉ nên ăn một lượng hồng vừa phải và không nên ăn cả vỏ.
Theo SKGD
Lí do bạn nên ăn nhiều hồng ngâm Quả hồng là loại quả đặc trưng của mùa thu. Chúng không chỉ ngon miệng, dễ ăn mà còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bất cứ loại hoa quả nào đều chứa giá trị năng lượng nhất định. Với hồng ngâm, đó là khả năng tăng cường miễn dịch, thị lực và một vài công dụng kì diệu khác. 1....