Ăn hối lộ, thích gái đẹp rượu ngon: Cựu bí thư Trung Quốc nhận quả đắng
Ngày 11.10, Tòa án thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam đã mở phiên xét xử vụ án cựu Bí thư tỉnh ủy Cam Túc Vương Tam Vận nhận hối lộ hơn 66,85 triệu NDT (234 tỷ VND).
Viện Kiểm sát Trịnh Châu cáo buộc Vương Tam Vận từ năm 1993 đến 2017 đã lợi dụng các chức vụ Bí thư thị ủy Lục Bàn Thủy (tỉnh Quý Châu), Phó Bí thư tỉnh ủy Quý Châu, Tỉnh trưởng An Huy, Bí thư tỉnh ủy Cam Túc và thông qua hành vi của các nhân viên công tác nhà nước khác để giúp các đơn vị và cá nhân trong việc góp cổ phần vào ngân hàng, nhận thầu công trình và thăng tiến chức vụ rồi trực tiếp hoặc thông qua người khác để nhận hối lộ.
Vương Tam Vận khi là Bí thư Cam Túc
Theo Tân Kinh Báo dẫn nguồn Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), vụ nhận hối lộ đầu tiên của Vận là từ Diệp Giản Minh – Chủ tịch Công ty Hoa Tín để giúp Hoa Tín trở thành cổ đông của Ngân hàng Hải Nam.
Trong quá trình xét xử, cơ quan công tố đã tiến hành đối chất với bị cáo cùng luật sư, cuối cùng Vương Tam Vận đã cúi đầu nhận tội. Mức án sẽ được công bố vào ngày khác.
Vương Tam Vận sinh năm 1952, là Ủy viên Trung ương dự khuyết các khóa 16, 17, Ủy viên Trung ương khóa 18; từng là Phó Bí thư tỉnh ủy 4 tỉnh Quý Châu, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, An Huy; tháng 1.2008 giữ chức Tỉnh trưởng An Huy; năm 2011 giữ chức Bí thư tỉnh ủy Cam Túc, Chủ tịch HĐND tỉnh. Ngày 11.7.2017, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương (UBKTKLTW) tuyên bố điều tra Vận vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”; đến ngày 22.9 cùng năm, ông ta bị khai trừ đảng và công chức, chuyển sang cơ quan tư pháp xử lý theo pháp luật.
Video đang HOT
Theo báo chí, vấn đề phạm tội của Vương Tam Vận đặc biệt nghiêm trọng từ sau khi được trung ương điều về giữ chức Bí thư tỉnh ủy Cam Túc. Trong 5 năm chủ trì Cam Túc, Vận đã “dối trên lừa dưới”, hợp tác với các thế lực ở địa phương để kiếm tiền, tạo nên mạng lưới quan hệ “chính – thương” rộng lớn. Sau khi về Cam Túc, Vận cảm thấy quan lộ của mình đã dừng ở đây nên tập trung toàn bộ tâm trí vào việc chuẩn bị cho việc về hưu, vơ vét kiếm chác, cho xây dựng rất nhiều công trình nhà ở tại các nơi rồi nhận hối lộ nhà hoặc kiếm chác lợi ích phi pháp qua việc mua bán nhà.
Theo tuần san Tài Tân, con trai và người thân của Vận đã bao thầu các công trình ở khu phố mới thành phố Lan Châu thông qua Bí thư thành ủy Lan Châu Ngu Hải Yến. Còn Ngu Hải Yến thì cài cắm người của mình vào các cục, sở quan trọng.
Vương Tam Vận còn dẫn theo một ông chủ công ty địa ốc từ An Huy tới Cam Túc rồi cấp đất trái quy định cho người này tại khu phố mới. Vương Tam Vận khai, con trai và hai người em vợ của ông ta đã cùng mấy ông chủ lợi dụng lẫn nhau, nhận thầu các công trình để mưu lợi. Ngoài ra, Vận còn sợ xảy ra chuyện nên gọi người thân từ Quý Châu tới để giúp phân tán tài sản, cất giấu tang vật, làm giả các hợp đồng để che giấu tội lỗi.
Vương Tam Vận trước tòa.
Cuối năm 2016, Tổ tuần thị của UBKTKLTW tiến hành thanh tra kiểu “hồi mã thương” đối với Cam Túc đã phát hiện Bí thư Vương Tam Vận có liên quan đến việc phá hoại sinh thái khu vực núi Kỳ Liên, có quan hệ lợi ích chằng chịt với các cán bộ cơ sở và các ông chủ.
Trước khi Vương Tam Vận bị bắt, hàng loạt quan chức Cam Túc đã tự sát: tháng 3.2017, Phó Cục trưởng Tài nguyên đất đai thành phố Lan Châu Trương Kỷ Huân nhảy sông Hoàng Hà chết đuối; cuối tháng 3, Cục trưởng Chấp pháp quản lý đô thị Lan Châu nhảy lầu chết; ngày 22.4, Chủ tịch Chính Hiệp Lan Châu Du Kính Đông nhảy sông Hoàng Hà tự sát; ngày 30.4, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và phát triển tỉnh Chu Cường cũng nhảy sông Hoàng Hà và mất tích, đến nay vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Vương Tam Vận bị coi là người chí cốt của cựu Bí thư, Chủ nhiệm Văn phòng trung ương Lệnh Kế Hoạch. Vận đã chủ động làm quen với Lệnh Kế Hoạch, được tin tưởng rồi hai người kết thành đồng minh thân thiết.
Cũng theo Tài Tân, Vương Tam Vận nổi tiếng chơi bời, thích uống rượu, hát hò. Ông ta nghiện rượu, chỉ thích uống Mao Đài, tửu lượng “kinh người”; trong thời gian ở An Huy năm 2007, 2008 nổi tiếng là “tỉnh trưởng thích rượu hay hát”, có mối giao du thân thiết với làng giải trí, “chỉ một cú điện thoại có thể điều được nữ ca sĩ hạng sao từ Bắc Kinh về hát”.
Vương Tam Vận nhiều lần tới một khách sạn sân golf ở Hoàng Sơn ăn nhậu, chơi bời. Ông ta từng tổ chức một cuộc tọa đàm ven bể bơi, bên dưới là dàn gái đẹp người Nga ăn mặc hở hang biểu diễn ballet dưới nước. Cạnh bể bơi dựng một màn hình Led cỡ lớn để tối hôm đó phục vụ cho ông ta hát Karaoke, trong khi những người có mặt ra sức vỗ tay ca ngợi.
Theo Ngô Tuyết (Vietnamnet)
Biến mất 6 tháng, tỉ phú Trung Quốc bị cáo buộc hối lộ
Sau 6 tháng biến mất bí ẩn gây không ít đồn đoán, thông tin về nhà sáng lập tập đoàn dầu khí lớn thứ 4 Trung Quốc CEFC Diệp Giản Minh bất ngờ hé lộ trong phiên xử đại án tham nhũng đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Cam Túc Vương Tam Vận tại TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam hôm 11-10.
Hồ sơ tòa án công bố trên đài truyền hình quốc gia cho thấy ông Vương bị buộc tội nhận hối lộ từ cựu "sếp" dầu khí họ Diệp. Theo đó, ông Vương đã giúp CEFC Thượng Hải, một chi nhánh của CEFC China, mua cổ phần của Ngân hàng Hải Nam thông qua cựu Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) Hồ Phó Bang.
Cựu bí thư Tỉnh ủy Cam Túc cũng giúp CEFC Hải Nam, một chi nhánh khác của CEFC China, giành được khoản vay 4,8 tỉ USD thông qua họ Hồ - người vừa nghỉ hưu từ CDB tháng rồi. Hồ sơ nêu rõ ông Vương đã nhận tội "bỏ túi" khoản hối lộ tổng cộng 66,8 triệu nhân dân tệ (tương đương 9,7 triệu USD).
Cựu Bí thư tỉnh ủy Cam Túc Vương Tam Vận bị xét xử hôm 11-10 Ảnh: CCTV
Cựu Chủ tịch CEFC Diệp Giản Minh Ảnh: FORTUNE
Các sai phạm nghiêm trọng nhất tập trung vào những năm ông Vương giữ chức bí thư Cam Túc từ năm 2011 - khoảng thời gian họ Vương được cho là vơ vét kiếm chác nhằm chuẩn bị cho việc về hưu. Mức án đối với ông này vẫn chưa được công bố.
Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc thông tin chi tiết về các cáo buộc chống lại "đại gia" họ Diệp kể từ khi ông biến mất hồi tháng 3. Trước đó, từng có thông tin ông này bị bắt giữ để thẩm vấn hôm 15-2 nhưng chưa có xác nhận chính thức.
Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), CEFC từng là hiện tượng tại nền kinh tế số 2 thế giới khi lớn mạnh vượt bậc từ một doanh nghiệp vô danh thành tập đoàn dầu khí lớn thứ 4 Trung Quốc chỉ trong vài năm. Sự đi lên chóng mặt của công ty có sự trợ giúp lớn của CDB - ngân hàng đổ hàng tỉ USD cho CEFC mở rộng liên tục và thực hiện các thỏa thuận thâu tóm đình đám.
Thu Hằng
Theo nld.com.vn
Trung Quốc bắt giữ giám đốc Interpol vì tội nhận hối lộ Trong một tuyên bố chính thức ngày 8/10 Cảnh sát Trung Quốc cho biết giám đốc Interpol Meng Hongwei, người vừa từ chức ngày 7/10, bị bắt giữ vì cáo buộc nhận hối lộ và vụ việc đang trong quá trình điều tra. Theo SCMP, tuyên bố được Bộ Công an Trung Quốc đăng tải trên website cho biết cảnh sát sẽ thành...