Ẩn hoạ từ việc phơi lúa trên quốc lộ
Mưa nhiều, bà con thu hoạch lúa khó khăn. Đến khi thu hoạch xong, lúa bị ngả màu, thương lái chê không mua, một số người dân gặp cảnh này đành mang lúa về nhà. Một số người không có sân phơi nên đành mang lúa ra quốc lộ.
Mấy ngày qua, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua các xã Thuận An (thị xã Bình Minh), Song Phú (huyện Tam Bình),… chứng kiến nhiều nông dân “làm lều” mang lúa đổ trên quốc lộ phơi.
Anh N. T. B than thở: “Biết phơi lúa như thế này là không đúng nhưng nhà không có sân phơi, nếu chậm 1 ngày là lúa lên mầm hết, lúc đó chỉ có nước bán cho vịt ăn. Bởi vậy, tui làm liều mang lúa ra phơi đại, chứ biết làm sao bây giờ.”
Chị T. T. L (xã Song Phú) cho biết: “Xui rủi thu hoạch lúa đúng lúc gặp cảnh mưa dầm nên kéo dài gần cả tuần mới thu hoạch được lúa. Bởi vậy, thất thoát đáng kể, nào lớp lúa đổ, nào công cắt cao (gặt tay),… khi mang lúa về nhà lại bị thương lái chê, ép giá,… Đành bấm bụng mang lúa ra quốc lộ phơi, chứ bà con ở đây ai cũng biết phơi như thế này là vi phạm giao thông, nguy hiểm.”
Ngoài tình trạng phơi lúa trên quốc lộ, tỉnh lộ… nông dân một số tỉnh, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long…, nhiều bà con còn mang lúa gié (lúa còn bông) ra quốc lộ để tuốt lúa, nhưng tình trạng phổ biến là việc bà con tập kết lúa ra quốc lộ để bán cho thương lái. Việc này ít nhiều tìm ẩn nhiều tai nạn khi việc thương lái đổ xe tải trên lộ để chờ cân lúa cho nông dân.
Riêng tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua các xã Song Phú, Thuận An của Vĩnh Long, cứ đến vụ hè thu và vụ thu đông hàng năm trên tuyến quốc lộ này xuất hiện cảnh bà con mang lúa ra quốc lộ phơi tấp nập. Ngành chức năng nhiều lần “ra quân” nhưng chủ yếu là tuyên truyền nhắc nhở người dân, nhưng đâu cũng vào đấy.
Do lúa đổ ngả, nông dân phải thu hoạch lúa theo kiểu truyền thống và lầm liều mang lúa ra quốc lộ để tuốt lúa
Video đang HOT
Tập kết lúa ra lộ để chờ thương lái đến cân là tình trạng chung của đa số bà con vùng ĐBSCL hiện nay
Chẳng những phơi lúa mà con giê lúa (loại bỏ lúa lép) trên quốc lộ 1A
Theo nông dân nếu chậm 1 ngày là lúa lên mầm ngay
Khi phơi lúa người dân phải dùng cây bàn cào để cào lúa, ẩn hoạ cho người đi đường
Nếu có sân phơi tập trung thì nông dân chẳng dại gì làm liều thế này.
Theo Dantri
2 bé trai chết đuối trong hố công trình: Ai chịu trách nhiệm?
Sự cẩu thả của các đơn vị thi công kênh thoát nước Ba Bò đoạn qua quận Thủ Đức, TPHCM đã cướp đi sinh mạng của hai học sinh lớp 2 trường tiểu học Tam Bình. Ai sẽ đứng ra chịu nhiệm về 2 cái chết oan uổng đó?
Nỗi đau tột cùng
Sáng 31/5, nhận thi thể đứa con trai bé bỏng từ cơ quan pháp y, vợ chồng anh Trịnh Minh Trí và chị Bùi Thị Trang vô cùng bối rối vì trong nhà lúc này không đủ tiền để lo cho con một bộ quan tài nhỏ. Thấy hoàn cảnh vợ chồng anh chị quá éo le, người dân khu phố Đồng An 2, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tự nguyện quyên góp tiền mua cho em Tấn một cỗ quan tài và tiền để thuê xe đưa thi thể em về quê Quảng Ngãi mai táng.
Được biết anh Trí vào Bình Dương làm ăn từ nhiều năm nay nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn. Công việc hằng ngày của chị Trang là thu mua ve chai còn anh Trí làm phụ hồ. Thu nhập của 2 vợ chồng chỉ đủ trang trải cuộc sống và lo cho hai đứa con.
2 vợ chồng chị Trang thuê nhà trọ gần công trường cải tạo kênh Ba Bò. Bên trong công trình có nhiều hồ nước sâu nhưng không được che chắn, cảnh báo. Chị Trang vẫn thường xuyên căn dặn con không được ra khu vực này chơi. "Vậy mà cuối cùng cảnh đau lòng này cũng xảy ra, cướp mất con tôi rồi!..." - chị Trang nghẹn ngào.
Công trình thi công không an toàn
Địa điểm hai học sinh tử vong là công trình hồ điều tiết nước thuộc dự án cải tạo kênh Ba Bò, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức. Chủ đầu tư là Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM. Đơn vị thi công là Công ty TNHH một thành viên quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi và công ty Cổ phần Tàu Cuốc.
Tai nạn thương tâm đã xảy ra mới có một tấm biển cảnh báo (mà hầu như không có tác dụng với trẻ nhỏ)
Tại công trường này có nhiều hố nước rộng sâu rất nguy hiểm nhưng đã không được chủ đầu tư và các đơn vị thi công rào chắn cẩn thận.
Sáng 29/5, một ngày trước khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm, ông Phạm Văn Đông, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND TPHCM đã đi giám sát dự án cải tạo kênh Ba Bò. Tại đây, ông Đông phát hiện nhiều hồ nước sâu không được rào chắn cẩn thận, đã yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công phải xây dựng rào chắn, đặt biển cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người dân sống trong khu vực. UBND phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức đã có văn bản gửi Trung tâm điều hành chống ngập TPHCM và các đơn vị thi công dự án cải tạo kênh Ba Bò, yêu cầu các đơn vị thi công phải thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là khu vực hồ sinh học, hồ điều tiết và tuyến kênh chính.
Vậy mà chỉ sau đó một ngày, chính sự chậm trễ của chủ đầu tư và đơn vị thi công đã khiến 2 đứa trẻ vô tội phải bỏ mạng tại hố sâu công trình này.
Trao đổi với PV, ông Phạm Hoài Anh, Chủ tịch UBND phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ chết đuối thương tâm trên, lãnh đạo phường đã cử người đến động viên và chia buồn cùng gia đình, đồng thời hỗ trợ cho gia đình có con gặp nạn 3 triệu đồng.
Ông Anh cho biết thêm, phường vừa có cuộc họp khẩn với chủ đầu tư; các đơn vị thi công và lãnh đạo các phường giáp ranh để triển khai việc thực hiện bảo đảm an toàn tại khu vực công trình đang thi thông, cương quyết không để xảy ra tai nạn tương tự. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị thi công sớm xây dựng hàng rào để hạn chế người dân vào khu vực nguy hiểm.
Theo Dantri
Kiếm 30 triệu/tháng nhờ làm "cò lúa" Cứ đến mùa thu hoạch lúa, các "cò" gặt lúa cũng như các "cò" chuyên gạ nông dân bán lúa tươi cho các thương lái tha hồ hốt bạc. Trung bình một "cò" gặt lúa có thể kiếm từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày. "Cò" gặt lúa: 0 vốn 2 lời Lâu nay ở thị thành, người ta biết đến nhiều nghề "cò" như...