Ẩn họa từ những xe chở sắt thép
Những xe đầu kéo chở theo các cuộn sắt thép nặng hàng chục tấn nhưng chỉ buộc sơ xài bằng sợi xích nhỏ đang trở thành mối họa cho người đi đường.
Trong cơn mưa chiều 10/10, trên liên tỉnh lộ 25B (quận 2, TP HCM)hàng chục tấn thép cuộn bất ngờ rơi xuống từ chiếc xe tải khi nó sụp “ổ gà” khiến người đi đường một phen hoảng vía.
Cuộn thép 25 tấn bị tuột xích đã đè chết tài xế trong vụ tai nạn năm 2009. Ảnh: An Nhơn.
Trước đó ngày 23/8, xe tải thùng có cần cẩu do anh Nguyễn Xuân Nguyên lái trên xa lộ Hà Nội (khu vực ngã tư Bình Thái, quận Thủ Đức, TP HCM) bỗng đột ngột chao đảo, sau đó hất văng toàn bộ khối sắt hơn 20 tấn trên xe xuống đường.
Chị Nguyễn Thị Chen (người bán vé số dạo may mắn thoát chết sau sự việc) kể, khi dắt xe đạp qua đường bỗng từ xa xe tải chạy không bình thường hướng về phía mình. Chị vội vàng vứt xe chạy thục mạng thì nghe tiếng đổ ầm ầm sau lưng. “Ngó lại tôi thấy xe đạp đã bị đống thép ép phẳng như tờ giấy”, chị Chen kể.
Gần 2 năm trước, ngày 20/11/2009, một vụ tai nạn trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) do xe chở thép cuộn bị đứt xích đã đè chết tài xế trong cabin.
Cuối năm 2008, xe container chở 28 ống sắt nặng hàng chục tấn trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) đã bị tuột xích rơi xuống đè vào người đi đường. Tai nạn khiến anh Nguyễn Văn Phi Long (32 tuổi, quận 4) bị thương nặng.
Video đang HOT
Mỗingày trên các trục đường Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Tất Thành – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh – Xa lộ Hà Nội có hàng nghìn lượt xe tải chở hàng từ các cảng (quận 4, quận 7, huyện Nhà Bè) đi khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương. Trong đó vô số lượt xe chở phôi sắt, thép tấm vượt tải trọng và được buộc rất lỏng lẻo. Nguy cơ “đứt xích” là rất cao, nhưng không bị CSGT “tuýt còi”.
Xe tải chở hàng chục tấn thép cuộn được buộc rất lỏng lẻo bằng những sợi dây dù bé xíu lao ầm ầm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, quận 7. Ảnh: Hữu Công.
Chỉ vài phút ở trên cầu Khánh Hội (nối quận 1 và quận 4), nhưng đã có 4 xe chở sắt thép cuộn lớn hàng chục tấn từ cảng Tân Thuận phóng ào ào về hướng đường Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh. Người đi đường giật mình né sang sát thành cầu vì sợ đống sắt nằm chình ình trên xe.
Hình ảnh tương tự cũng thường xuyên xảy ra tại khu vực Liên tỉnh lộ 25B, cảng Cát Lái(quận 2),các xe chở sắt thép chạy với tốc độ cao, bất chấp nguy cơ gây tai nạn.
Từng chứng kiến một vụ sắt rơi xuống đường, chị Ngà ở quận 2 kể lại, hôm đó chị đi từ Sài Gòn về Thủ Đức thì bất ngờ xe kéo chở mấy chục tấn sắt thép rơi xuống xa lộ Hà Nội. “Tôi sợ muốn đứng tim luôn, may mà không chạy gần chiếc xe đó”, chị Ngà nói.
Anh Hoan nhà ở quận 7 cũng cho hay, hàng ngày vẫn theo đường Khánh Hội để qua quận 1 làm việc nên các xe chở sắt thép là nỗi ám ảnh của anh bởi không biết chúng có thể rơi xuống đường bất cứ lúc nào.
“Thử tưởng tượng nếu không may xe bị xóc, dây buộc đứt và những cuộn thép khổng lồ đó rơi xuống đường… Nghĩ đến đó thôi cũng đã rùng mình. Thanh tra, cảnh sát giao thông phải phạt thật nặng khi gặp trường hợp như thế chứ không phải chờ đến lúc xảy ra tai nạn rồi mới giải quyết”, anh Hoan bức xúc.
Xe chở 4 ống thép nhưng chỉ một cuộn được cột vào xe bằng sợi xích nhỏ, 3 ống thép còn lại được cột vào nhau nhưng không buộc vào xe. Ảnh: Hữu Công.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Văn Tuấn (Đội trưởng đội thanh tra giao thông số 5 phụ trách địa bàn quận 2, 9 và Thủ Đức) cho biết đội vẫn thường xuyên thanh tra trên những tuyến đường có nhiều xe chở vật liệu và xử phạt về những lỗi chở hàng không an toàn, quá khổ, quá bề rộng của xe. “Nhưng do lực lượng mỏng nên không thể có mặt giám sát trên tất cả tuyến đường”, ông Tuấn nói.
Cũng theo vị đội trưởng này, hành vi chở hàng buộc lỏng lẻo, không chắc chắn chỉ bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng. Với mức phạt được quy định nhẹ như thế thì dù có bị xử phạt cánh tài xế vẫn không sợ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tường (Phó ban chuyên trách Ban an toàn giao thông thành phố), để bảo đảm an toàn giao thông, Ban này và UBND TP HCM đã giao cho công an và thanh tra giao thông tăng cường tuần tra hơn nữa, đặc biệt là những lỗi như chở quá tải.
“Cần phải xử lý, ngăn chặn từ những khâu đầu tiên khi mới chất hàng lên xe. Các chủ doanh nghiệp, các cảng cũng phải có trách nhiệm trong việc này. Đồng thời các tài xế cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng, chở đúng trọng tải”, ông Tường nói.
Ông Tường cũng cho rằng mức xử phạt hiện nay đối với hành vi chở hàng không an toàn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Phó Ban chuyên trách ban an toàn giao thông thành phố kiến nghị TP HCM nên tăng mức xử phạt vì là nơi có mật đô xe đông nhất cả nước.
Theo VNExpress
Ẩn họa từ những "tổ lái, đội bay" xe đạp điện
Tổng kết Tháng ATGT tại Hải Phòng, một cán bộ PC67 - Công an TP Hải Phòng cho biết: song hành với vấn nạn container phóng nhanh, vượt ẩu, giao thông nội đô ở thành phố Cảng hiện đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nhức nhối từ... xe đạp điện. Chuyện tưởng khôi hài nhưng đó lại là sự thực trăm phần trăm.
Thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng thành phố cho thấy, hiện ở Hải Phòng ước tính có tới trên 10.000 phương tiện này đang hoạt động tham gia giao thông và trở thành "thành phố xe đạp điện" với tỷ lệ người sử dụng nhiều nhất cả nước (tính theo đầu người). Đáng nói trong số đó, có tới 60 - 70% đối tượng thường xuyên đi xe đạp điện lại là sinh viên các trường cao đẳng, đại học; học sinh các trường THPT, thậm chí còn ở cấp THCS đóng trên địa bàn thành phố. Số ít còn lại là những người già cả, các bà nội trợ...
Chuyện "bùng nổ" xe đạp ở đô thị lớn như Hải Phòng ở thời điểm hiện tại không có gì lạ. Điều đáng báo động ở đây là thực trạng vi phạm nghiêm trọng luật GTĐB do người sử dụng xe đạp điện. Hàng ngày, vào các giờ cao điểm, tại hàng loạt các tuyến phố chính ở Hải Phòng như Cầu Đất, Lạch Tray, Tô Hiệu, Lê Lợi, Nguyễn Đức Cảnh... người tham gia giao thông vô cùng lo ngại và bức xúc trước hàng tốp sĩ tử đầu trần đèo nhau trên những chiếc xe không phát ra tiếng nổ động cơ tung hoành "lướt gió" hoặc vượt đèn đỏ lạng lách, đánh võng, chèn ép các phương tiện khác trên đường. Để... tạo phong cách và tỏ ra "sành điệu", rất nhiều bạn trẻ cả nam lẫn nữ còn vắt chân chữ ngũ lên khung xe, điều khiển bằng một tay mà không cần biết tới những hiểm họa đang tiềm ẩn.
Xe đạp điện "cõng" vô tư một lúc 3 người trên đường phố Hải Phòng.
Nghiêm trọng hơn, gần đây tại một số trường THPT, nhiều học sinh còn hình thành những "tổ lái", "đội bay" lớp mình với những chức danh rất kỳ quặc như: "cơ trưởng", "cơ phó", "phi hành đoàn" v.v... để đua tài trên đường tới trường hoặc khi tan lớp. Rồi nữa, vào những ngày thứ 7, chủ nhật hoặc vào những ngày lễ, tết, một số "teen" còn bày ra trào "đua xe điện" như một thú vui.
Theo đó, các nhóm tụ tập tại khu vực Trung tâm Nhà hát Lớn thành phố thực hiện các cuộc đua xem ai phóng nhanh hơn, ắc quy chạy lâu hơn... Ai cũng muốn thắng và những "cuộc đua" này diễn ra rất gay cấn. Sau hiệu lệnh xuất phát, các "cơ trưởng" nhảy lên xe, vặn hết tay ga với tốc độ xấp xỉ 60km/h trên đường không kém gì xe máy.
Hiện chưa có thống kê thật đầy đủ về những tai nạn xuất phát từ việc sử dụng xe đạp điện vi phạm Luật GTĐB, song chỉ riêng tại khoa chấn thương, chỉnh hình - Bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Phòng), số các bệnh nhân vào cấp cứu trung bình hàng tháng tới hàng chục ca từ gãy chân, gãy tay đến chấn thương sọ não...
Theo CAND
Nổ bóng bay - Ẩn họa khôn lường Ẩn họa khôn lường từ những quả bóng bay. (Ảnh minh họa) Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn nổ bóng bay khiến nhiều người bị thương. Vậy đâu là nguyên nhân khiến những quả bóng bay nhiều màu sắc, là niềm yêu thích của không chỉ trẻ...