Ẩn họa từ cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới
Ngay trước khi mà quyền bảo vệ tài sản trí tuệ của trùm phát xít Adolf Hitler sắp sửa hết hạn vào hồi năm ngoái, nước Đức từng phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn về việc nên xử lý thế nào với các văn bản viết của người đàn ông được xem là tâm điểm của chương đen tối nhất trong lịch sử của nhân loại.
Cuốn sách Mein Kampf mang tư tưởng hệ chính trị bài Do Thái của trùm phát xít Hitler. (Nguồn: DPA).
Trong suốt 70 năm, Bộ Tài chính của bang Bavaria (Đức) đã luôn đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của Hitler. Và bởi vậy mà họ đã ngăn chặn việc công bố cuốn sách luận thuyết nói về tư tưởng bài Do Thái của trùm phát xít, có tên Mein Kampf (Đời tranh đấu của tôi), tại nước Đức.
Nước Đức đã phải đối mặt với lựa chọn khó khăn, một là đi theo hướng tiếp cận tự do mà Mỹ, Anh, Canada và Israel đề xuất, tức công bố cuốn sách nguy hiểm này. Lựa chọn còn lại là, như Áo và nhiều quốc gia khác từng làm trong quá khứ, công bố một lệnh cấm thẳng thừng đối với cuốn sách của Hitler.
Nhưng thực tế là nước Đức đã từ chối cả hai lựa chọn trên và thay vào đó đi theo một hướng tiếp cận gia trưởng hơn. Chính quyền bang Bavaria đã đầu tư hàng triệu Euro cho Viện nghiên cứu Lịch sử đương đại có trụ sở ở Munich (IfZ) để họ sản xuất ra một phiên bản được diễn giải của cuốn sách Mein Kampf.
Cùng lúc, họ tuyên bố rằng bất cứ ai xuất bản thêm các ấn phẩm chưa được diễn giải của cuốn sách này sẽ bị kiện ra tòa. Chính quyền bang Bavaria còn có một nước đi thông minh hơn là cố gắng gây ấn tượng với công chúng rằng họ đã rút hết nguồn tài trợ cho IfZ liên quan đến việc xuất bản ấn phẩm này, bởi vậy mà Viện nghiên cứu trên gần như là bên chịu trách nhiệm duy nhất.
Chiến lược thất bại
Đến tháng 1-2016 vừa qua, khi phiên bản Mein Kampf của IfZ đã được xuất bản, Viện nghiên cứu này cùng với các quan chức chính phủ Đức đều rất lo lắng về việc sắp xảy đến với họ. IfZ từng nói rằng họ cực kỳ lo ngại về khả năng cuốn sách của Hitler sẽ trở thành một món hàng “hot” và bán chạy nhất ở Đức.
Tuy nhiên, cùng lúc, họ đảm bảo với công chúng rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Giám đốc của IfZ, Andreas Wirsching, tuyên bố rằng sẽ thắt chặt bản quyền và quyền bình luận về cuốn sách này, bởi nếu không ai cũng có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với cuốn sách của Hitler.
Video đang HOT
Và đúng như vậy, cuốn sách Mein Kampf mà IfZ xuất bản dường như rất ít xuất hiện trên các kệ sách. Với trọng lượng tới 5,4 kg bao gồm 3.700 ghi chú, dù là giới chuyên gia cũng tỏ ra ngán ngẩm với nó.
Và trong suốt nhiều tuần liền, người ta gần như không có khả năng mua được một bản của cuốn sách này, bởi Viện Lịch sử đương đại quyết định xuất bản một số lượng rất hạn chế, khiến cho cuốn sách này phải mãi một thời gian dài sau đó mới đến được các hiệu sách.
Tuy nhiên, biện pháp tiếp cận mà IfZ và chính quyền Đức áp dụng cuối cùng lại thất bại vì không thể ngăn cản phiên bản Mein Kampf trở thành một trong số các cuốn sách bán chạy nhất ở nước này.
Tờ nhật báo Il Giornale của Italy bị chỉ trích mạnh mẽ sau khi phát không cho độc giả một bản của cuốn sách này. (Nguồn: AP).
“Bestseller” ở nước Đức
Tất cả những gì mà họ làm được chỉ là trì hoãn việc cuốn sách của Hitler lọt vào danh sách các cuốn sách bán chạy nhất ở Đức. Trớ trêu thay, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc này chính là do người dân Đức rất hứng thú với những thứ bị cấm đoán.
Vào giữa tháng 4/2016, Mein Kampf đã đứng đầu bảng trong danh sách “bestseller” do tờ Spiegel xếp hạng, và giữ nguyên vị trí này trong suốt nhiều tuần. Thậm chí đến thời điểm này, nó vẫn đang giữ vị trí 14 trong danh sách trên, dù nhiều cửa hiệu sách không còn phiên bản nào để trưng bày trong khi nhiều cửa hiệu khác liên tiếp đặt thêm cuốn sách này.
Nhưng dù cho hướng tiếp cận của chính quyền Đức thất bại, may mắn thay, những quan ngại về hậu quả của việc tung ra cuốn sách này dường như đã được xóa bỏ. Không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy những người mua Mein Kampf học tập theo tư tưởng nguy hiểm của Hitler, mà họ chỉ đơn giản là mua để thỏa trí tò mò.
Không chỉ ở Đức, nhiều quốc gia cũng từng thể hiện sự quan ngại rằng cuốn sách của Hitler có thể khơi dậy làn sóng bài Do Thái mới. Quan ngại này càng gia tăng sau khi nhà xuất bản Schelm của Đức tuyên bố sẽ in một phiên bản Mein Kampf không diễn giải. Nhưng sau đó chính quyền bang Bavaria đã yêu cầu giới công tố đưa nhà xuất bản này ra tòa.
Mới cách đây gần 2 tuần lễ, tờ nhật báo Il Giornale của Italy cũng có quyết định tương tự, sau khi tuyên bố rằng họ sẽ phát miễn phí cho độc giả các bản in của cuốn sách Mein Kampf. Điều này cho thấy sự nguy hiểm của cuốn sách này vẫn ẩn khuất đâu đó trong bóng tối, chứ chưa xuất hiện tức thì.
Cuốn sách Mein Kampf
Lần đầu tiên được in năm 1925, 8 năm sau khi Hitler lên nắm quyền. Được biên tập bởi cấp phó của Hitler, Rudolf Hess, thể hiện hệ tư tưởng chính trị của Hitler.
Mein Kampf bao gồm các kế hoạch tương lai cho nước Đức, trong đó gồm cả việc lập thuộc địa ở các nước láng giềng.
Sau Thế chiến II, bản quyền của Mein Kampf được trao cho chính quyền bang Bavaria, và họ từ chối công bố do lo ngại khơi dậy sự thù hận.
Bản quyền này chấm dứt vào cuối năm 2015 và phiên bản mới được diễn giải đã bán ra được hàng chục nghìn bản.
Theo_Giáo dục thời đại
Nhật báo Ý 'hứng đá' vì tặng sách của Hitler
Tờ báo Il Giornale của Ý bị chỉ trích dữ dội sau khi tặng kèm một cuốn sách của trùm phát xít Đức Adolf Hitler cho độc giả mua báo.
Cuốn sách Mein Kampf của trùm phát xít Hitler được phát hiện tại một căn hộ của ông ta ở thành phố Munich, bang Bavaria (Đức). AFP
Tờ Il Giornale (Ý) số ra ngày 11.6 tặng kèm độc giả bản sao cuốn sách của trùm phát xít Đức Adolf Hitler mang tựa đề Mein Kampf (tạm dịch Cuộc đấu tranh của tôi), theo AFP. Hitler viết cuốn sách này vào năm 1924, nói đến tư tưởng và cương lĩnh của ông ta về một Đế quốc Đức theo chủ nghĩa phát xít khi ông lên nắm quyền.
Tờ Il Giornale, do ông Paolo Berlusconi - em trai cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi - sở hữu, lý giải việc tặng kèm cuốn sách tranh cãi này là nhằm giáo dục để bạn đọc biết được lịch sử và tránh những sai lầm.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi gọi động thái này là "bẩn thỉu" trong khi nhiều người khác chỉ trích tờ báo này dùng sách của Hitler để tăng doanh số bán báo.
"Tôi cảm thấy việc tờ nhật báo Ý phát sách Mein Kampf của Hitler cho độc giả là bẩn thỉu", ông Renzi nói.
Một ấn bản của cuốn sách Mein Kampf trưng bày tại viện bảo tàng ở thủ đô Berlin, Đức. AFP
Cộng đồng người Do Thái tại Ý, bao gồm 30.000 người (một trong số những cộng đồng Do Thái lâu đời nhất châu Âu), cũng lên án vụ việc này. Ông Renzo Gattegna, chủ tịch Hiệp hội Những cộng đồng người Do Thái ở Ý, gọi đây là một hành động "dơ bẩn và không đứng đắn".
Hitler xuất bản quyển sách Mein Kampf vào năm 1925, 8 năm trước khi lên cầm quyền. Hitler nắm quyền từ năm 1934 đến năm 1945 và đã kích ngòi chiến tranh thế giới thứ 2 khiến hàng chục triệu người chết, bao gồm 6 triệu người Do Thái dưới thời Đức Quốc xã.
Tờ báo Il Giornale đã in lại ấn bản năm 1937 của quyển sách kèm lời chú giải của nhà sử học Francesco Perfetti.
Ban biên tập tờ báo này cho biết đây chỉ là một trong số 8 quyển sách thời Đức Quốc xã mà tờ báo này sẽ tặng kèm các số báo tiếp theo.
Trong vòng 70 năm qua kể từ năm 1945, bang Bavaria của Đức nắm bản quyền cuốn sách, và không cho phép tái bản vì tôn trọng những nạn nhân bị giết dưới thời Đức Quốc xã. Tuy nhiên, bản quyền của Mein Kampf hết hạn trong năm nay và chính quyền Đức chỉ cho phép xuất bản những ấn bản có chú giải, phê bình.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tự truyện của Hitler gây sốt tại Đức Bất chấp giá bán khá đắt, cuốn tự truyện của trùm phát xít Adolf Hitler vẫn đứng đầu danh sách bán chạy nhất ngay tuần đầu tiên phát hành tại Đức. Bìa cuốn tự truyện Mein Kampf do viện Sử học đương đại Munich phát hảnh. Ảnh:AFP Cuốn tự truyện "Mein Kampf" của Adolf Hitler đã hết thời hạn bảo hộ bản quyền...