Ẩn họa khó lường trên Youtube
Cùng với sự phát triển vũ bão của công nghệ, Internet trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống. Youtube – mạng xã hội chia sẻ video của ‘gã khổng lồ’ trong lĩnh vực tìm kiếm Google đã và đang thu hút nhiều người truy cập để giải trí và học tập.
Thế nhưng, cũng chính từ mạng xã hội ấy ngày càng xuất hiện những thông tin rác rưởi, tác động sâu rộng tới cộng đồng mà khi nhìn lại, không ít người phải giật mình.
Ảnh minh họa
Theo thống kê, mỗi phút trên Youtube có hơn 400 video mới được đăng tải, con số “khủng” cho thấy độ phủ sóng của mạng chia sẻ video trực tuyến này. Vậy nên, chẳng mấy ngạc nhiên khi hiện nay việc sản xuất các nội dung ở mọi lĩnh vực và đưa lên Youtube như mốt thời thượng đồng thời cũng là để kiếm tiền. Lượng người xem càng nhiều, đồng nghĩa với việc tiền quảng cáo càng nhiều. Vì thế, không ít người làm nội dung bất chấp các giá trị về văn hóa, giáo dục, làm các clip phản cảm nhưng gây tò mò, kích thích, dung tục để thu hút người xem và kiếm tiền.
Mặc dù nhiều nội dung nhạy cảm đã được Youtube giới hạn độ tuổi người xem, tuy nhiên, chỉ bằng thao tác tạo một tài khoản Google, người xem có thể dễ dàng tiếp cận bất cứ nội dung nào. Đáng chú ý, đa số khán giả của các kênh nội dung này đều là người trẻ với lượng theo dõi và tương tác gây kinh ngạc.
Không thể phủ nhận, không gian rộng lớn của Youtube đã và đang là môi trường thuận lợi để phát tán các video có nội dung độc hại, và càng nguy hiểm hơn là ai cũng có thể là chủ nhân của một kênh trên Youtube chỉ bằng vài bước click chuột, sau đó mặc sức “tung hoành”. Cũng vì thế mới nảy nòi ra những Khá Bảnh, hay “thánh chửi” Dương Minh Tuyền cũng như nhiều Youtuber khác với lối dẫn chuyện bằng những hành vi trái với chuẩn mực xã hội, đã gây mầm họa cho xã hội.
Video đang HOT
Đặc biệt, sau khi những cái tên Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa Hồng… cùng vô số kênh Youtube “giang hồ” bỗng chốc rầm rộ xuất hiện, tung lên những hình ảnh phản cảm, dung tục, bạo lực đã trở thành “thần tượng” được giới trẻ chào đón ồn ào ngoài đời thực, cộng đồng bỗng giật mình nhận ra Youtube đang là một đống hổ lốn, chứa chấp, cổ vũ cho vô số hành động nhảm nhí để gây sốc, câu view.
Mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trên Youtube có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật. Mặc dù thời gian qua, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video clip xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của nhà chức trách nhưng do cơ chế quản lý nội dung trên Youtube còn rất nhiều vấn đề, nên việc ngăn chặn gỡ bỏ này như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Có một thực tế là Youtube thừa nhận không có hệ thống tự động nào là hoàn hảo và chính họ cũng không thể xem thủ công tất cả các video, từ đó khuyến cáo người dùng nếu thấy trường hợp vi phạm thì tốt nhất nên báo cáo cho họ.
Điều này cho thấy Youtube đang đẩy sự “kiểm duyệt nội dung” cho người dùng mà không có biện pháp triệt để ngăn chặn những nội dung độc hại.
Vậy nên ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng, thì hơn hết mỗi người trong chúng ta hãy là “người tiêu dùng thông thái”, vừa lên tiếng đấu tranh, vừa tự tạo cho mình “liều thuốc miễn nhiễm”.
Theo kỷ nguyên số
Mạnh tay dẹp 'giang hồ mạng'
Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị nhà cung cấp dịch vụ YouTube khóa các kênh 'giang hồ mạng' trên YouTube như kiểu của Khá Bảnh
Trưa 3-4, kênh YouTube của Khá Bảnh đã biến mất trên YouTube. Kênh YouTube của Khá Bảnh trước khi bị khóa có 1,99 triệu người đăng ký và hơn 400 video được đăng tải.
Phải xử lý các đối tác địa phương
Đến trưa 4-4, tới lượt kênh YouTube của một "giang hồ mạng" khác là Dương Minh Tuyền cũng đã bị YouTube khóa đi kèm thông báo do "vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng chính sách của YouTube về bạo lực".
Theo các chuyên gia công nghệ, với động thái mạnh này thì trong thời gian tới, YouTube có thể tiếp tục khóa các kênh "giang hồ mạng" khác. Đây được xem là động thái cứng rắn hiếm hoi của YouTube sau một thời gian dài để cho các kênh này lộng hành khiến cộng đồng bức xúc.
Sự bùng nổ của những kênh YouTube như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Dương Minh Tuyền, Ngân Trọc... bắt nguồn từ các đối tác địa phương của YouTube. Các đối tác này hợp tác với YouTube dưới hình thức Mạng đa kênh (MCN). Đây là các nhà cung cấp dịch vụ của bên thứ ba liên kết với nhiều kênh YouTube để cung cấp dịch vụ, có thể bao gồm cả tăng lượng người xem, dựng chương trình nội dung, cộng tác với người sáng tạo, quản lý quyền kỹ thuật số, kiếm tiền và/hoặc bán hàng. Các MCN này kiểm soát các kênh địa phương về nội dung, kiếm tiền, quảng cáo... Vì lợi nhuận nên các MCN này đã làm ngơ với các "giang hồ mạng".
Những vụ việc trên cũng cho thấy trách nhiệm của YouTube. Cách đây 2-3 năm, ngay từ khi đăng tải những video đầu tiên, nội dung trên các clip của Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền thực tế đã vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, chuẩn mực ứng xử xã hội. Không những thế, YouTube còn khuyến khích các "giang hồ mạng" bằng cách trao tặng nút vàng, nút bạc cho các kênh này. Do đó, YouTube phải thay đổi chính sách vì cộng đồng sao cho chặt chẽ hơn, phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục của Việt Nam để không bị lọt các clip tục tĩu, bạo lực, quảng cáo cờ bạc, cổ vũ sử dụng chất kích thích... như thời gian qua.
Một số video trên YouTube có nội dung bạo lực, giang hôÀnh: HOÀNG TRIỀU
Nước ngoài mạnh tay với YouTube
Quốc hội Úc hôm 4-4 thông qua Đạo luật chia sẻ nội dung bạo lực ghê rợn (SAVM) nhằm ngăn chặn video bạo lực trên mạng xã hội. Theo đó, các công ty mạng xã hội hoạt động tại Úc sẽ bị phạt 10% doanh thu toàn cầu hằng năm và giám đốc điều hành của họ sẽ bị phạt 3 năm tù giam nếu các công ty này không khẩn trương xóa những nội dung bạo lực ghê rợn.
Theo kênh Al Jazeera, đây là một động thái phản ứng đối với vụ việc liên quan đến công dân Úc Brenton Tarrant, nghi phạm xả súng tại 2 nhà thờ Hồi giáo ở TP Christchurch - New Zealand khiến 50 người thiệt mạng vào ngày 15-3. Quá trình gây án được y quay trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội Facebook và đoạn video này sau đó được phát tán rộng rãi, kể cả trên những trang mạng xã hội khác như YouTube và Twitter.
"Chúng ta phải cùng hành động để bảo đảm rằng thủ phạm và đồng phạm của chúng không thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để truyền bá nội dung bạo lực và cực đoan. Những nền tảng này không thể trở thành vũ khí của cái ác" - Bộ trưởng Tư pháp Úc Christian Porter tuyên bố trước Quốc hội trong lúc đệ trình luật.
Trước đó, vào tháng 5-2018, YouTube đã xóa hơn 30 video ca nhạc bị Cảnh sát đô thị Anh (BMP) xem là "nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực đường phố gia tăng ở London". Giới chức London khẳng định những video ca nhạc này dường như cổ xúy bạo lực đường phố khi nói về sự đối đầu của các băng đảng.
Theo Người Lao Động
YouTube tắt kiếm tiền kênh 450 triệu đồng/tháng của Khá Bảnh Ngày 2/4, theo ghi nhận của Zing.vn, YouTube đã tắt kiếm tiền toàn bộ các video của Khá Bảnh. Tuy vậy, các kênh có nội dung tương tự vẫn đang kiếm tiền bình thường. Ngày 2/4, theo ghi nhận của Zing.vn toàn bộ 410 video trên kênh YouTube của Khá Bảnh đã bị tắt kiếm tiền. Người dùng không xem được bất kỳ...