Ẩn họa Covid-19 trong vòng một mét trên máy bay
Nghiên cứu cho thấy những giọt bắn khi người ho hay hắt hơi sẽ rơi trong bán kính một mét, ảnh hưởng người ngồi máy bay phạm vi 2-3 hàng ghế.
Sự lây truyền Covid-19 từ người sang người chủ yếu qua các giọt bắn, thường không bị ảnh hưởng bởi không khí. Giọt bắn rơi khá gần nơi phát sinh nguồn lây nhiễm, trong phạm vi một mét trở lại. Đó là lý do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa một bệnh nhân Covid-19 có thể lây cho người khác ở phạm vi 2-3 hàng ghế. Trong khi đó, nguy cơ nhiễm bệnh cho người ngoài phạm vi này thấp hơn nhiều.
Nhân viên y tế khử trùng máy bay của hãng Vietnam Airline để phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành.
Giáo sư Howie Weiss, Trung tâm Động lực học truyền nhiễm, Đại học Pennsylvania, Mỹ ,cho biết 5 năm trước, khi giảng dạy tại Học viện Công nghệ Georgia, ông đã thực hiện một nghiên cứu, hợp tác với Trường Y tế Công cộng Emory về các vấn đề về bệnh truyền nhiễm trong khoang máy bay.
10 chuyến bay nội địa ở Mỹ có thời lượng 3-5 giờ, chở khoảng 1.500 hành khách và phi hành đoàn đã tham gia vào nghiên cứu.
“Chúng tôi có 10 sinh viên tốt nghiệp đi trên mỗi chuyến bay ghi lại tất cả các hành vi, tần suất di chuyển và vị trí của các hành khách, phi hành đoàn trong khoang. Nghiên cứu cho thấy bất cứ ai ở trong phạm vi một mét cũng sẽ được khoanh vùng để xem mức độ lây lan”, giáo sư Howie Weiss cho biết.
Nghiên cứu tập trung vào việc truyền bệnh cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác chủ yếu lây lan qua giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi…
Video đang HOT
“Những giọt bắn sẽ rơi trong vòng một mét tính từ người ho. Đó là cơ hội lý tưởng lây bệnh cho hành khách ngồi trong phạm vi này. Những người khác không nằm trong phạm vi này, nguy cơ nhiễm bệnh tương đối nhỏ”, ông Weiss chia sẻ thêm.
Nghiên cứu cũng cho thấy ghế ngồi ở khu vực cửa sổ là lý tưởng nhất để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. “Chúng tôi nhận thấy, nếu ngồi ở ngay khu vực lối đi, bạn sẽ luôn trong phạm vi một mét của bất cứ ai đi qua đó. Trong khi khu vực cửa sổ sẽ cách xa hơn. Điều đó có nghĩa là nếu ngồi cố định ở khu vực cửa sổ, bạn sẽ không có nguy cơ nhiễm bệnh”. Tuy nhiên, giáo sư Weiss lưu ý rằng việc ngồi cạnh cửa sổ sẽ không an toàn nếu cấu hình của máy bay chỉ có hai chỗ ngồi tại khu vực cửa sổ.
Giáo sư Howie Weiss nói rằng nghiên cứu của ông không bao gồm lây truyền gián tiếp, tức mầm bệnh được truyền bởi một hành khách chạm vào một vật mà trước đó người bệnh chạm vào.
Phi công người Mỹ, Patrick Smith, chủ nhân blog nổi tiếng Ask The Pilot và tác giả của cuốn Tuyệt mật trong buồng lái cho rằng các hệ thống lọc trên máy bay xử lý 94-99,9% vi khuẩn trong không khí. Việc thay đổi thường xuyên không khí trong khoang máy bay đem lại luồng khí trong lành hơn nhiều so với ngồi làm việc tại văn phòng, đến lớp học, rạp chiếu phim…
Smith cũng cho rằng trừ khi bạn ngồi rất gần người bị nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm, còn lại thì khả năng lây bệnh trên máy bay cực thấp.
“Một người nhiễm bệnh trên máy bay thường là do họ chạm vào vật có khả năng lây nhiễm chứ không phải từ việc hít thở. Do đó, dung dịch khử trùng tay có lẽ là biện pháp phòng chống nhiễm bệnh tốt hơn so với việc đeo khẩu trang khi bạn đi máy bay”, Smith khuyên.
Những bước đơn giản để bảo vệ sức khỏe trên chuyến bay:
Tránh ngồi gần những người có triệu chứng bệnh đường hô hấp.
Ngồi ở khu vực cửa sổ, xa lối đi.
Tránh đi lại trong máy bay.
Không chạm tay vào bất cứ vật gì trên máy bay.
Sau khi đi vệ sinh cần rửa tay sạch với xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi trở về chỗ ngồi. Đừng quên rửa tay đúng cách với xà phòng trong ít nhất 20 giây để đảm bảo sát khuẩn hiệu quả.
Nguyễn Hòa (Theo Asiaone)
Theo vnexpress.net
Bí ẩn MH370: Tìm ra cách máy bay "tàng hình", không bị ai phát hiện
Những kẻ không tặc đánh cắp MH370 được cho là đã sử dụng một kỹ thuật hàng không đặc biệt để tránh bay vào các lãnh thổ tranh chấp giúp máy bay không bị các quốc gia chú ý, báo Anh Express dẫn lời một chuyên gia hàng không cho biết.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích vào ngày 8/3/2014 cùng với 239 người trên máy bay trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Cuộc điều tra chính thức kết luận rằng, máy bay đã bay về phía nam qua Ấn Độ Dương và dừng lại ở vùng biển phía tây Perth, Australia. Tuy nhiên, 2 cuộc tìm kiếm quốc tế tốn kém trong khu vực này đã ra về tay trắng, không thể phát hiện bất cứ mảnh vỡ nào của MH370. Điều này khiến một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu đây có phải là tuyến đường thực sự của MH370.
Chuyên gia hàng không Jeff Wise trong cuốn sách xuất bản năm 2015 có tựa đề "Chiếc máy bay không ở đó" cho rằng MH370 thực tế đã bay về phía bắc châu Á và dừng lại ở Kazakhstan. Nhưng có một điểm cần lý giải ở giả thuyết này đó là: Nếu MH370 thực sự bay về phía Bắc thì nó sẽ bay phía trên vùng lãnh thổ châu Á rộng lớn chứ không phải trên đại dương. Vậy mà không một quốc gia nào chú ý đến chiếc máy bay?
Ông Wise giải thích, MH370 sẽ bay qua quần đảo Andaman, thuộc về Ấn Độ nhưng trạm radar ở đây không hoạt động thường xuyên và dường như chỉ được bật khi một cuộc khủng hoảng nổ ra.
Chánh văn phòng chỉ huy trạm radar trên quần đảo Andamans của Ấn Độ từng thừa nhận rằng: "Chúng tôi hoạt động trên cơ sở được yêu cầu".
Sau đó, MH370 được cho là bay qua Assam, Ấn Độ và sau đó vào không phận Nepal. Vì Nepal là một quốc gia nhỏ bé, nghèo nàn, không có mối lo ngại khẩn cấp nào về cuộc tấn công từ trên không nên radar quân sự của nước này rất có thể cũng không hoạt đông, ông Wise giải thích.
Tuy nhiên, sau đó, MH370 sẽ bay qua Kashmir, được mô tả là vùng lãnh thổ tranh chấp nhất trên Trái đất. Ấn Độ vốn thường xuyên giám sát biên giới Pakistan và thường xuyên chặn các máy bay dân sự đi lạc vào không phận của nước này mà chưa được cấp phép.
Tương tự, Trung Quốc và Ấn Độ cũng là đối thủ từ lâu và thường xuyên giám sát biên giới lẫn nhau. Vậy MH370 đã làm thế nào để không bị radar quân sự của các nước này chú ý. Theo ông Wise, thực tế, MH370 đã bay ngay trên ranh giới của các quốc gia này. Đây là một kỹ thuật hàng không đặc biệt khiến mỗi quốc gia tin rằng chiếc máy bay này đang ở trên không phận của quốc gia khác và không can thiệp.
Một cựu phi công quân sự của Anh tên là Steve Pearson đã tiết lộ với ông Wise rằng kỹ thuật này được các phi công Không quân Anh đôi khi sử dụng để lướt qua không phận mà họ không được phép. Bằng cách áp dụng kỹ thuật này, MH370 dường như đã có thể tránh được bất kỳ sự chú ý nào khi bay gần các khu vực tranh chấp.
Theo danviet.vn
Tiêm kích Đài Loan chặn máy bay ném bom TQ lần thứ hai trong 2 ngày Đài Loan đã triển khai tiêm kích ngăn chặn nhóm máy bay ném bom Trung Quốc xâm nhập vùng trời hòn đảo này, lần thứ 2 chỉ trong 48 giờ. Theo South China Morning Post, nhà chức trách Đài Loan cho biết một số máy bay Trung Quốc, gồm máy bay ném bom H-6, vượt qua đường phân giới tại eo biển Đài...