Ẩn hoạ ‘bóng cười’: Dễ như ‘mua rau’, cần bao nhiêu cũng có
Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo và ngay tại Hà Nội, UBND Thành phố cũng đã có công văn khẳng định ngành Y tế không cấp phép cho việc sản xuất, nhập khẩu, lưu hành bóng cười. Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh, buôn bán bóng cười công khai vẫn diễn ra, đặc biệt là trên thị trường Online.
Trước thực trạng một số thanh niên và học sinh đang có xu hướng sử dụng bóng cười ( khí N2O) làm thú vui và những hệ luỵ khó lường, cùng những vụ việc liên quan đến bóng cười xảy ra, UBND TP Hà Nội đã có công văn cấm học sinh sử dụng bóng cười, đồng thời tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng bóng cười trong giới trẻ và học sinh.
UBND TP yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân tác hại của việc sử dụng bóng cười, sử dụng khí N2O trong các cơ sở y tế theo đúng quy định. Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường học tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh tác hại của việc sử dụng bóng cười, nghiêm cấm sử dụng.
Cùng với đó, Công an TP Hà Nội chỉ đạo công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã phối hợp đơn vị liên quan tăng cường phòng ngừa, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan hoạt động kinh doanh bóng cười.
Nhiều bạn trẻ hiện vẫn đang coi bóng cười là một “thú vui” không thể thiếu trong các cuộc ăn chơi. Bất chấp các lời cảnh báo, thị trường Online vẫn rất nhộn nhịp. Ảnh: Facebook bán bóng cười quảng cáo.
Tuy nhiên, theo khảo sát của PV Tiền Phong, muốn mua được “bóng cười” hiện tại không mấy khó khăn. Thậm chí, người mua kẻ bán khá tấp nập, chỉ cần nhấc điện thoại và với vài dòng từ khoá, muốn mua bao nhiêu cũng có, bóng cười có thể được ship đến tận nhà người mua.
Chỉ cần gõ cụm từ “bóng cười”, hàng loạt các cửa hàng kinh doanh online với những lời rao kích thích sự tò mò để thu hút khách hàng được các đối tượng rao bán tận dụng triệt để. Các chủ cửa hàng Online này còn quảng cáo, hít loại khí trong quả bóng này vào trong người sẽ có cảm giác “tê tê”, “phê”, sau đó là… sảng khoái.
Để kích thích người mua, các chủ cửa hàng cho biết, nếu mua số lượng lớn sẽ được khuyến mại hấp dẫn. Một bình 3 kg giá 1,1 triệu đồng, bình 6 kg giá 1,6 triệu đồng với đủ các mùi dâu, dưa gang, nho v.v… Không phê không lấy tiền, bóng cười giúp gây cười, xả stress, tâm hồn sảng khoái… mỗi bình bơm được từ 300 đến 400 quả.
Thực tế, vài năm trước bóng cười chỉ có trong các quán bar, karaoke với giá lên tới 50.000-60.000 đồng/quả, một số quán cao cấp còn bán tới 100.000 đồng/quả, mua một tặng một, thì hiện nay được rao bán công khai với giá rẻ hơn rất nhiều. Thường chỉ có giá 20.000-30.000 đồng.
Hình ảnh nhóm bạn trẻ sử dụng bóng cười với cô gái “phê” ngã ngửa từng gây xôn xao thời gian qua. Ảnh: Facebook.
Chia sẻ với PV, nhiều bạn trẻ tại Hà Nội đã từng sử dụng bóng cười cho biết, bóng cười hiện vẫn là “mốt” trong các cuộc ăn chơi từ café vỉa hè đến quán bar, karaoke, muốn mua bao nhiêu bóng cười cũng có. Đa phần các bạn trẻ này đều không mấy quan tâm đến tác hại của các loại bóng cười được quảng cáo là hàng “nhập khẩu”. Chỉ cần “phê” là đủ (!?)
“Nhiều lần em đã sử dụng bóng cười cùng với bạn bè, nó không phải ma tuý mà chỉ để xả tress, mua vui thôi. Lần đầu “chơi” có cảm giác hơi choáng một chút rồi lâng lâng, buồn cười. Em cũng không biết nó có độc không, nhưng sau đó thấy bình thường nên nghĩ không có vấn đề gì”, N.M.K (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.
Video đang HOT
Loại bóng được sử dụng để bơm khí N20 tạo thành bóng cười. Ảnh: Facebook bán bóng cười quảng cáo.
Thực tế, tâm lý “không gây nghiện” của bóng cười khiến nhiều bạn trẻ cho rằng bóng cười không mấy tác hại khiến nhiều người vô tư “chơi tới bến” trong các cuộc vui.
“Em cũng có đọc nhiều thông tin trên Internet nói về tác hại của bóng cười. Ban đầu cũng hơi sợ nhưng thỉnh thoảng dùng chắc cũng… không sao. Nghe nhạc mà không có chút bóng cười thì thấy nó… thiếu thiếu. Với lại, đi chơi một nhóm với nhau mà các bạn thổi bóng mà mình không dùng có vẻ không ổn, không hoà đồng cho lắm”, N.M.T (Đống Đa, Hà Nội) cho biết.
Bóng cười thực chất là bóng bay được bơm khí Nitrous oxide (N2O). Chất khí nitrous oxide khi hút vào sẽ có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hoá, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, loại khí trong bóng cười là N2O, thực tế, thường được sử dụng trong y tế với mục đích gây mê không mất tri giác. Với nồng độ thấp, N2O sẽ kích hoạt trung tâm gây cười trong não. Khí này khi hít vào cơ thể sẽ tan vào máu, tác động đến thần kinh, gây cười.
Ông Côn cũng cho biết, với những người có bệnh tim mạch, hô hấp, nhạy cảm về thần kinh không nên sử dụng bóng cười, bởi dễ bị sốc và ảnh hưởng hoạt động của tim. Ngoài ra, khí N2O có thể bị pha lẫn NO, NO2, nên rất có hại cho cơ thể.
Trong khi đó, theo BS. Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, trong trường hợp cười do hít bóng cười, việc cười quá mức, liên tục cũng đã có thể gây ngạt do thiếu ôxy. Nguy cơ tử vong do biến chứng về tim mạch, rối loạn nhịp tim cũng là tác hại của loại khí này.
BS. Nguyên khuyến cáo các bạn trẻ không nên sử dụng các loại khí này vì tính chất nguy hiểm của nó gây tổn thương thần kinh, gây liệt, rối loạn cảm giác, đồng thời có thể gây thiếu máu, ức chế tủy xương và một loạt tác động khác lên cơ thể, thậm chí khả năng sinh sản cũng bị giảm. Không nên giải trí bằng bóng cười, không nên dại dột thử rồi thành thật, rồi bị lạm dụng dẫn đến hậu quả khôn lường.
TRÍ ANH
Theo TPO
"Bóng cười" được chơi công khai ở quán cà phê, vỉa hè Hà Nội
Với giá vài chục nghìn một quả, bóng cười được sử dụng tràn lan trong nhiều quán cà phê ở Hà Nội kèm chất kích thích khác.
"Cơn bão bóng cười" từng tràn qua hàng loạt tụ điểm tập trung đông bạn trẻ và khách Tây ở Hà Nội, và từ tháng 5.2017, thành phố có văn bản nêu rõ việc kinh doanh các chất gây nghiện như cỏ mỹ, tem giấy, bóng cười, shisha... là hành vi trái phép, nhưng hiện tình trạng này vẫn tồn tại ở nhiều nơi.
Tối 20.9, chúng tôi đến một quán cà phê trên đường Xã Đàn. Nhìn từ ngoài qua cửa kính, tầng một của quán chỉ vài bạn trẻ ngồi tán gẫu bình thường. Nhưng trên tầng 2 khoảng 30 m2 của quán là một thế giới hoàn toàn khác với tiếng nhạc mạnh dồn dập.
Trước lối vào phòng có 3 nhân viên cầm những quả bóng cười đã được bơm căng để sẵn sàng chuyển cho khách. Nơi bơm bóng đặt ở góc khuất. Mỗi quả bóng cười ở đây có giá 55.000 đồng. Khách thường đi theo nhóm từ 2 đến 4 người, ngồi quây tròn với "thực đơn" phổ biến là bia lon và bóng cười.
Khách ngậm bóng cười ở quán cà phê. Ảnh: PV
Khoảng 22h, căn phòng chật kín khách với hơn 30 người. Một cô gái ngồi cạnh chúng tôi trong vòng hơn 10 phút đã gọi liên tiếp 3 quả bóng để chơi. Những quả bóng bơm căng và to hơn đầu người liên tục được cô hít vào, mắt lim dim.
Xung quanh, những người khác cũng miệng ngậm bóng, đầu lắc lư, sau một lúc một số khách nằm gục xuống bàn. Không khí trong căn phòng nhỏ ngày càng ngột ngạt bởi mùi bóng cười và khói thuốc shisha.
Nhân viên quán tiếp bóng cười cho khách. Ảnh: PV
Theo rỉ tai của một nhóm bạn trẻ, chúng tôi đến hai quán cà phê ở hồ Văn Quán (Hà Đông) và đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), cũng được nhân viên ở đây chào đón bằng gợi ý dùng bóng cười hoặc shisha.
Ở hai cơ sở này, thậm chí bóng cười còn được in trong menu của quán. Bình bơm khí cho bóng cười của cửa hàng đặt ở khu vực pha chế, góc đối diện là các khay hút shisa và dụng cụ đi kèm.
Bóng cười ở đây có hai mức giá, 19.000 đồng với loại bóng nhỏ và 49.000 đồng cho bóng to. Còn shisa thì có nhiều mức giá, chia theo vị và combo cùng nước ngọt, từ khoảng từ 99.000 đến 159.000 đồng.
Bình khí N2O được dùng để bơm bóng cười tại một quán cà phê ở Hà Nội. Ảnh: PV
Chơi bóng cười ngay trên trên vỉa hè
Bên cạnh những địa chỉ bán bóng cười bên trong quán, nhiều nơi còn cho khách chơi chất độc hại trái phép này ngang nhiên trên vỉa hè.
Cũng trên đường Xã Đàn có một quán cà phê nơi khách có thể chơi bóng cười trên tầng hai, hoặc ngồi ngậm bóng ngay vỉa hè.
Khoảng nửa đêm, trên phố Nguyễn Hữu Huân, chúng tôi ghé vào một quán cà phê chập hẹp mà khách chơi bóng cười, hút shisha ngồi tràn ra vỉa hè, đa số các các cô gái chỉ ngoài 20 tuổi.
Chơi bóng cười từ bốn năm trước, Nam (22 tuổi, Hà Nội) cho biết, những người mới chơi bóng sẽ cảm giác nhẹ nhàng, tưởng như không gây hại nhưng khi ngậm từ 2 quả trở lên và dùng nhiều lần thì bóng sẽ khiến người chơi hưng phấn, mất kiểm soát.
"Mới đầu chỉ theo bạn bè đi ngậm bóng cho vui, sau thành nghiện và khi thiếu chất kích thích thì cảm thấy mồ hồi ra ở lòng bàn tay, có lúc chân run lẩy bẩy. Hơn nữa, tôi cảm thấy rõ chất lượng khí không như cũ nên quyết tâm từ bỏ", Nam nói.
Hoàng (24 tuổi, Hà Nội) cho biết, bóng cười, shisha được dùng nhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây, tuy nhiên đó chỉ là hai loại chất kích thích nhẹ thường được dùng với bia rượu. Cũng trong thời gian này, từ bóng cười, nhiều dân chơi ở Hà Nội dùng sang các chất có "đô" nặng hơn được gọi là ketamin, "tem giấy", "nấm", tobaco, "nước biển", "đông trùng", cần sa, "cỏ Mỹ"...
Theo Hoàng, một gói "đông trùng" dạng bột có giá khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng dành cho ba người sử dụng một lần. Người mua "đông trùng" sẽ được kèm thêm một lọ nước pha sau đó hòa lẫn để sử dụng. Còn "tem giấy" hay còn gọi là "bùa lưỡi" là những miếng giấy nhỏ, in hình ngộ nghĩnh. Người dùng chỉ cần ngậm ở đầu lưỡi trong vài phút sẽ đem lại cảm giác ngất ngây.
Công khai rao bán khí bơm bóng cười
Dù thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị chức năng xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, kinh doanh bóng cười, shisha.., nhưng nhiều trang web, Fanpage vẫn công khai rao bán; cam kết cung cấp bóng cười, khí cười N2O đến tận nhà.
Trên một Fanpage, nhiều câu hỏi được đưa ra để mời gọi khách mua bóng cười, bình khí N2O như: Bạn đang muốn vui tới bến? Bạn cần đưa cô nàng đang cưa lên luôn? Bạn đang thất tình, muốn giải sầu? Bạn đang cần căng đét với nhóm bạn? Bạn đang cần tập trung suy nghĩ sự đời? Hay đơn giản là bạn muốn chơi bóng cười tại nhà?...
Trên một trang web, bóng cười được báo giá mỗi bình khí N2O nặng 5kg là gần 1,6 triệu đồng; bình 20 kg giá 4 triệu đồng; miễn phí vận chuyển nội thành Hà Nội đồng thời tặng một bịch bóng khi mua hàng.
Trao đổi với VnExpress, Thượng tá Bùi Đức Thiêm - Phó trưởng Phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cho biết, chất bơm vào quả bóng là loại khí N2O (Dinitow monoxit hay Nitrous oxide), khi hít vào cơ thể có khả năng tác động, kích thích mạnh lên một vài điểm của hệ thần kinh, tạo cảm giác lâng lâng, gây cười cho người sử dụng.
Theo ông Thiêm, việc mua bán, sử dụng bóng cười để hít trực tiếp vào cơ thể người là không đúng mục đích, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
"Khí N2O trong bóng cười chỉ được cấp phép để sử dụng trong công nghiệp, không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho người", Thượng tá Thiêm nhấn mạnh.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Côn - Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cảnh báo khí cười tạo ra hưng phấn ảo, rất giống cảm giác phê ma túy, sử dụng nhiều có thể gây nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh.
"Khi đã quen cảm giác phê ảo giác, người dùng rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác mạnh hơn như ma túy, thuốc lắc. Thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển, thần kinh còn chưa ổn định nên lạm dụng loại khí cười là rất nguy hiểm", TS Côn nói.
Vào tối 16.9, Lễ hội âm nhạc mang tên Du hành tới mặt trăng (Trip to the moon) được tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây, ước tính gần 5.000 người tham gia.
Cho tới khi kết thúc chương trình, liên tục xe cứu thương được điều đến để đưa người bị ngất đi cấp cứu. Nhà chức trách xác nhận 7 người chết và 5 người khác đang hôn mê, trong số này có 3 cô gái. Những trường hợp tử vong đều có phản ứng dương tính với ma túy, độ tuổi 22-29.
Công an Hà Nội cho biết đã thu được nhiều bóng cười và nhiều chất nghi là ma túy khi khám nghiệm hiện trường.
Theo Ban Thời sự (VNE)
Trộn ma túy vào trong shisha, bóng cười để "hút khách" Hiện nay, bóng cười và shisha được bày bán tràn lan tại những quán bar, karaoke, quán cafe... Tuy nhiên, nhiều đối tượng kinh doanh đưa thêm các loại ma túy vào shisha và bóng cười nhằm tăng phấn khích cho người sử dụng, làm biến tướng hoạt động kinh doanh này. Nhiều thanh niên chuộng bóng cười. Ảnh minh hoa, Shisha là...