Án hình sự nhưng lại xử… dân sự
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của VKSND cùng cấp liên quan đến vụ tranh chấp mua bán dược phẩm vì có dấu hiệu của tội phạm phải xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Nguyên đơn trong vụ án này là Công ty Cổ phần dược phẩm TV. Pharm (gọi tắt là Công ty TV. Pharm), bị đơn là Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa).
Sau hai lần kiến nghị khởi tố không thành, lẽ ra phải kiến nghị tiếp đến viện trưởng VKSND và giám đốc công an tỉnh chứ không được xử dân sự.
Tòa hai lần nói khởi tố, công an không chịu
Theo hồ sơ, TTYT huyện là đơn vị sự nghiệp có chức năng mua thuốc (dược phẩm) theo quy định để điều trị cho bệnh nhân. Theo quy trình thì đơn vị cung cấp thuốc cho TTYT phải tham gia đấu thầu do Sở Y tế tỉnh tổ chức và phải trúng thầu. Ngoài ra, đơn vị trúng thầu còn phải làm hợp đồng và bản thương thảo hợp đồng với TTYT, căn cứ vào hợp đồng đơn vị trúng thầu mới được cung cấp thuốc.
Về quy trình nhập thuốc, các bộ phận của TTYT phải lập dự trù thuốc báo cáo lên lãnh đạo. TTYT sẽ lập hội đồng thuốc và điều trị xem xét, rồi giao bộ phận dược để liên hệ đơn vị trúng đấu thầu cung cấp thuốc, chuyển thuốc đến kèm theo hóa đơn. Cuối cùng, TTYT căn cứ vào hóa đơn sẽ thanh toán cho đơn vị cung cấp thuốc.
TTYT huyện và Công ty TV. Pharm đã ký hai hợp đồng mua bán thuốc vào tháng 7-2011 (giá trị 7,5 triệu đồng) và hợp đồng vào tháng 9-2013 (giá trị hơn 23 triệu đồng). Nhưng từ ngày 19-10-2012 đến 21-1-2014, lạm dụng chức vụ kế toán và sự quản lý lỏng lẻo của TTYT và Công ty TV. Pharm, bà Nguyễn Thị Thắm đã yêu cầu Công ty TV. Pharm cung cấp thuốc ngoài hợp đồng. Nhưng các hóa đơn cung cấp thuốc đều thể hiện Công ty TV. Pharm xuất bán thuốc cho TTYT với tổng giá trị hơn 2,9 tỉ đồng.
Sau khi nhận thuốc, bà Thắm không nhập kho đơn vị mà đem ra ngoài bán số thuốc có giá trị 2,7 tỉ đồng, đã thanh toán được hơn 661 triệu đồng, còn lại chưa thanh toán. Để che đậy hành vi của mình, bà Thắm giả mạo chữ ký của giám đốc TTYT trong biên bản đối chiếu công nợ với Công ty TV. Pharm lập ngày 24-1-2014, sau đó đóng dấu của TTYT gửi cho Công TV. Pharm.
Từ đó Công ty TV. Pharm có đơn khởi kiện yêu cầu tòa án buộc TTYT huyện Khánh Sơn phải liên đới cùng bà Thắm thanh toán số tiền còn lại là hơn 2,1 tỉ đồng.
Sau khi thụ lý đơn khởi kiện, TAND huyện Khánh Sơn nhận thấy hành vi của bà Thắm có dấu hiệu tội phạm nên đã có công văn kiến nghị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa xử lý hình sự và tạm đình chỉ vụ án chờ kết quả giải quyết. Nhưng ngày 3-12-2015, công an tỉnh có công văn xác định đây là quan hệ dân sự. Tháng 8-2016, TAND huyện tiếp tục có công văn đề nghị khởi tố, điều tra làm rõ hành vi của bà Thắm và trách nhiệm của ban giám đốc TTYT. Nhưng lần này cơ quan CSĐT công an huyện cũng không thụ lý, điều tra vì cho rằng đã có kết luận của công an tỉnh. Cuối cùng, TAND huyện phải tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục dân sự.
Dấu hiệu tội phạm
Video đang HOT
Tháng 4-2017, TAND huyện xử tuyên buộc bà Thắm phải thanh toán cho Công ty TV. Pharm hơn 2,1 tỉ đồng. Đồng thời bản án sơ thẩm cũng nhận định hành vi của bà Thắm có dấu hiệu tội phạm, tòa án huyện đã yêu cầu công an cùng cấp khởi tố điều tra nhưng cơ quan này không làm nên tòa án phải giải quyết vụ án theo pháp luật tố tụng dân sự.
Bản án sơ thẩm nêu: “Tuy vậy, HĐXX xét thấy cần thiết phải kiến nghị đến viện trưởng VKSND tỉnh, giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa xem xét chỉ đạo khởi tố điều tra hành vi có dấu hiệu tội phạm của bà Thắm, tránh bỏ lọt tội phạm”. Cùng ngày, TAND huyện đã ban hành công văn kiến nghị nội dung nêu trên.
Tại quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của TAND tỉnh nêu lý do vì người kháng cáo đã triệu tập hợp lệ hai lần nhưng vắng mặt.
Ngày 17-1, VKSND Cấp cao tại TP Đà Nẵng có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cùng cấp hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của TAND tỉnh và bản án sơ thẩm của TAND huyện để giải quyết lại theo pháp luật.
Tại phiên xử giám đốc thẩm mới đây, HĐXX chấp nhận kháng nghị, giao cho tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án. TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng nhận định sau khi thụ lý vụ án, TAND huyện đã kiến nghị cơ quan điều tra xử lý hình sự đối với bà Thắm là đúng quy định. Tuy nhiên, khi không được cơ quan CSĐT chấp nhận, tòa án lại giải quyết theo tố tụng dân sự, buộc bà Thắm phải thanh toán tiền cho Công ty TV. Pharm là không đúng Điều 1 và 2 BLTTDS. Lẽ ra tòa án sơ thẩm phải tiếp tục kiến nghị viện trưởng VKSND tỉnh và giám đốc công an tỉnh xử lý hình sự và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Theo HĐXX, giám đốc thẩm hành vi của bà Thắm có dấu hiệu tội phạm của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sảntheo Điều 355 BLHS 2015. Vì thế hành vi này phải được xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự, đồng thời xem xét, làm rõ trách nhiệm của TTYT huyện. Việc xét xử của TAND huyện theo thủ tục tố tụng dân sự đồng thời lại kiến nghị khởi tố điều tra đối với hành vi chiếm đoạt hơn 2,1 tỉ đồng của bà Thắm là không đúng về tố tụng và bản chất vụ án.
Mới đây, viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đã thông báo rút kinh nghiệm về việc giải quyết vụ án này đến VKSND các tỉnh, TP khu vực miền Trung – Tây Nguyên để nghiên cứu, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự.
Một vụ khác tương tự
Tương tự vụ án trên là vụ kiện giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương (Công ty VIDPHA) đòi TTYT huyện Khánh Sơn phải liên đới cùng bà Thắm trả lại tiền (bà Thắm cũng được xác định là người liên quan). Vụ án này cũng được thụ lý cùng ngày với vụ án trên, sau khi xử sơ thẩm dân sự, VKSND tỉnh Khánh Hòa đã có báo cáo đề nghị VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị giám đốc thẩm.
Theo đó, từ tháng 9-2013 đến tháng 4-2014, bà Thắm đã yêu cầu Công ty VIDPHA cung ứng số thuốc trị giá hơn 290 triệu đồng, trong đó số thuốc theo hợp đồng là hơn 22 triệu đồng. TTYT đã thanh toán đủ cho Công ty VIDPHA, số thuốc ngoài hợp đồng hơn 260 triệu đồng thì bà Thắm không nhập về kho của TTYT mà tự ý mang ra ngoài bán, chưa thanh toán đồng nào cho Công ty VIDPHA.
Vụ án này sau khi xử sơ thẩm cũng có kháng cáo nhưng sau đó đương sự rút kháng cáo nên TAND tỉnh đình chỉ xử phúc thẩm và bị kháng nghị như trên. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, bản án dân sự sơ thẩm cũng bị tuyên hủy để xem xét lại từ đầu với nhận định vụ án có dấu hiệu hình sự rất rõ.
ĐẠI HƯNG
Theo PLO
Sau hai lần kiến nghị khởi tố không thành, lẽ ra phải kiến nghị tiếp đến viện trưởng VKSND và giám đốc công an tỉnh chứ không được xử dân sự.
Đà Nẵng: Vụ án trong quá trình giải quyết, nguyên đơn phát hiện thêm nhiều tài sản bị mất
Mới đây bà Na tiếp tục có đơn trình báo và đề nghị khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ việc tài sản kinh doanh của bà đã bị mất không rõ lý do, trong lúc vụ án đang được giải quyết.
Cho rằng đang trong thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng còn hiệu lực nhưng ông Nguyễn Bá Cờ, bà Nguyễn Thị Sơn (có địa chỉ tại 83-Âu Cơ, P.Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) khóa cửa không cho kinh doanh nên bà Nguyễn Thị Lê Na (SN 1968, tạm trú Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã có đơn khởi kiện ra TAND Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Đáng nói, mới đây bà Na tiếp tục có đơn trình báo và đề nghị khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ việc tài sản kinh doanh của bà đã bị mất không rõ lý do, trong lúc vụ án đang được giải quyết.
Trước đó, báo Công lý đã thông tin, vào ngày 5/6/2015, bà Na ký hợp đồng thuê nhà của vợ chồng ông Cờ, bà Sơn tại địa chỉ nêu trên, thời hạn hợp đồng là 4 năm 7 tháng kể từ ngày 1/6/2015. Bà Na thuê nhà để kinh doanh cà-phê giải khát, cuối tháng 2-2017, gia đình bà ở Hà Tĩnh có việc cần giải quyết nên bà về quê và có nhờ một người bạn đến trông hộ việc kinh doanh.
Thời điểm này ông Cờ, bà Sơn yêu cầu bà thanh toán tiền thuê nhà năm 2017, cụ thể con rể của ông bà Cờ - Sơn là ông Đặng Xuân Thủy đã nhắn tin đề nghị bà Na gửi tiền vào số tài khoản mang tên ông Thủy. Theo đó, bà Na nhờ người thân chuyển 3 lần với tổng số tiền là 140 triệu đồng vào tài khoản của ông Thủy.
Tuy nhiên, ngày 23/3/2017, trong khi quán vẫn đang hoạt động thì ông Cờ khóa quán không cho bà kinh doanh. Cho rằng việc ông Cờ đóng quán đã gây thiệt hại lớn cả về tiền bạc và tài sản, đồng thời quá trình giải quyết hai bên không thống nhất ý kiến nên bà Na đã gửi đơn khởi kiện ông Cờ, bà Sơn ra TAND Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Ngày 31/5/2017, TAND Q.Liên Chiểu đã thụ lý giải quyết vụ việc.
Đến nay tầng trệt bà Na thuê kinh doanh vẫn không được khóa cửa
Bà Na trình bày: "Ngày 13/7/2018 TAND Q. Liên Chiểu tiến hành tổ chức xem xét, thẩm định tại chỗ, Hội đồng này do thẩm phán giải quyết vụ án chủ trì, có sự tham gia của các bên đương sự, đại diện CAQ Liên Chiểu và CAP Hòa Khánh Bắc (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Sau khi làm các thủ tục, ông Cờ không chịu đóng các cửa của mặt bằng nên tôi đã yêu cầu Hội đồng xem xét, thẩm định can thiệp để giải quyết, đồng thời lập biên bản ghi nhận việc ông Cờ không chịu khóa cửa nhưng Hội đồng không thực hiện. Tài sản của tôi ông Cờ ngang nhiên giữ thì bây giờ ông Cờ phải giữ nguyên như vậy cho đến khi nào vụ án kết thúc. Hơn một năm, tài sản của tôi hư hỏng như thế nào, chưa có cơ quan nào thẩm định, đánh giá chất lượng ra sao thì không thể nói giao là giao ngay được".
Bà Na cho biết thêm, không đồng ý với cách làm việc của Hội đồng xem xét, thẩm định bà đã có đơn khiếu nại nên ngày 17/7/2018 Hội đồng tiếp tục thực hiện thẩm định lần hai (sau lần một 4 ngày). Theo bà, lần thẩm định này mục đích là để Hội đồng giao tài sản cho bà quản lý, việc mà trước đó Hội đồng chưa thực hiện. Tuy nhiên, bà vẫn giữ nguyên quan điểm của mình, không nhận lại tài sản khi vụ việc chưa được giải quyết. Và, bà tiếp tục có đơn khiếu nại gửi TAND TP Đà Nẵng đồng thời có đơn kêu cứu gửi Báo Công lý.
Trong đơn gửi Báo Công lý, bà Na cho rằng quá trình giải quyết vụ án, thẩm phán Phạm Thị Xuân Hương vi phạm tố tụng: Lập Biên bản hợp thức hóa hồ sơ đối với phiên xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 13/7/2018; hợp thức hóa biên bản giao nhận, tài liệu chứng cứ lập vào hồi 08 giờ 15 phút ngày 13/7/2018 do ông Nguyễn Bá Cờ bàn giao và có sự chỉnh sửa trong Biên bản hòa giải ngày 29/6/2018.
Trả lời Báo Công lý về những nội dung này, ngày 2/10/2018 TAND TP Đà Nẵng đã có Công văn số 832/CV-TA cho rằng, đối với khiếu nại những vấn đề liên quan đến việc xem xét, thẩm định tại chỗ đã được Chánh án TAND Q.Liên Chiểu; TAND TP Đà Nẵng giải quyết tại các quyết định giải quyết khiếu nại số 02/2018/QĐ-TA ngày 27/7/2018 và số 673/2018/QĐ-TA ngày 10/8/2018.
Đối với khiếu nại về biên bản giao nhận, tài liệu chứng cứ do ông Nguyễn Bá Cờ, TAND TP Đà Nẵng cho rằng việc bà Na nói "hợp thức hóa" là không có có sở. Giải thích về Biên bản hòa giải ngày 29/6/2018 của TAND quận Liên Chiểu có nhiều chỗ ông Cờ sửa và ghi thêm vào, TAND TP Đà Nẵng cho rằng biên bản này là lời trình bày của đương sự sẽ được Thẩm phán, Hội đồng xem xét trong quá trình giải quyết xét xử vụ án nên không ảnh hưởng đến nội dung vụ việc.
Để Hội đồng xem xét, thẩm định vào làm việc, phải thuê người đến phá các múi hàn
Trao đổi ý kiến với PV Báo Công lý về diễn biến vụ việc và quá trình giải quyết đơn khiếu nại của các cấp, bà Na bức xúc: "Cách giải quyết của Tòa án không thỏa đáng. Tài sản của tôi bỗng nhiên bị vợ chồng ông Cờ khóa giữ, giờ lại muốn giao lại cho tôi. Trong trường hợp này nếu TAND Q.Liên Chiểu làm đúng làm đủ thì phải mời một đơn vị độc lập về thẩm định lại tài sản, giá trị sử dụng hiện tại như thế nào... để sau này còn có cơ sở giải quyết đền bù thiệt hại cho tôi, như vậy mới có thể nói đến chuyện bàn giao tài sản".
Vấn đề ở đây, quán là do vợ chồng ông Cờ tự khóa (bằng các múi hàn kiên cố), ngày Hội đồng xem xét, thẩm định làm việc, ông Đặng Xuân Thủy phải thuê người dùng máy để phá các múi hàn ở cửa mới vào được. Cho nên, bà Na cho rằng Hội đồng thẩm định giao tài sản cho bà trong điều kiện này là làm khó, thậm chí ép bà vào thế bí.
Bà Na lý giải thêm: "Cửa đã bị tháo bung hoàn toàn, trong khi Tòa chưa giải quyết xong vụ án, tôi không thể tự ý gọi người đến để tự hàn, đấu nối các múi cửa (vì đây là tài sản của vợ chồng ông Cờ), nếu xảy ra kiện tụng ai chịu trách nhiệm?".
Ở một chiều hướng khác của vụ việc, trong khi vụ án đang được TAND Q.Liên Chiểu tiếp tục giải quyết thì ngày 11/10/2018, bà Na phát hiện mất thêm một số tài sản của trong quán như: 02 loa cục, 01 cái quạt đại và đồ dùng bên trong...(trước đó, trong ngày tiến hành xem xét tại chỗ, sau khi ông Thủy phá múi hàn cửa vào thì đã phát hiện mất: 01 máy chiếu; 01 bộ máy vi tính tính tiền; 01 máy in hóa đơn tính tiền; 08 ghế mây trắng (nhựa); 08 bình cây cảnh; 01 quạt đại; 03 quạt nhỏ và đồ đạc bên trong quán bị đập phá...).
Bà Na nói: "Ngay tại buổi xem xét, thẩm định tại chỗ tôi đã từ chối nhận tài sản theo kiểu "tay ngang" nhưng Hội đồng thẩm định vẫn không có biện pháp nào để bảo vệ tài sản cho tôi. Đáng lý ra, vợ chồng ông Cờ giữ tài sản của tôi trước giờ như thế nào thì sau khi xem xét phải có trách nhiệm tiếp tục giữ cho đến khi vụ án được Tòa án giải quyết. Đằng này, khi vợ chồng ông Cờ không chịu khóa cửa lại, các cơ quan chức năng không can thiệp dẫn đến tình trạng tài sản của tôi "lộ thiên" từ ngày 13/7/2018 cho đến nay. Bây giờ, tài sản của tôi bị mất, tôi đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ trách nhiệm của từng người để xử lý theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho tôi".
Có thể thấy, việc bà Na từ chối nhận tài sản như đề nghị của ông Cờ và Hội đồng xem xét, thẩm định tại chỗ là hoàn toàn có cơ sở. Bởi trên thực tế, ông Cờ đã giữ tài sản của bà Na hơn 1 năm, trong khi Hội đồng thẩm định lại không đánh giá được chất lượng tài sản hiện nay và đã tiến hành trao trả "tay ngang" khiến mâu thuẫn giữa các bên càng kéo dài, chưa được giải quyết thỏa đáng.
Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Trâm Trần
Theo congly7
Đòi nhà cho thuê, gia chủ bị người lạ đe dọa, đập phá tài sản Nhiều lần chậm thanh toán tiền thuê nhà, Công ty Sao Kim đã bị ông Vũ Mạnh Hùng (chủ nhà) ra thông báo lấy lại căn nhà 7 tầng ở quận 10 (TP.HCM). Sau đó, ông Hùng thấy xuất hiện một số người lạ kéo đến nhà đe doạ, đập phá tài sản. Ngày 2/10, Công an quận 10, TP.HCM cho biết đơn...