Ăn hạt táo lợi hay hại?
Hạt táo chứa hợp chất amygdalin, có thể tiết ra chất độc xyanua khi tiếp xúc với các enzyme trong cơ thể.
Làm gì để hoá chất độc hại không mua bán dễ như mua rau?
Các loại hoá chất độc hại, thậm chí các chất kịch độc như xyanua được mua bán một cách dễ dàng trên mạng.
Một số đối tượng đã dùng các loại hoá chất này như một thứ vũ khí để đầu độc, gây thương tích nặng nề cho người khác nhằm trả thù. Phải chăng các cơ quan chức năng đang buông lỏng việc quản lý kinh doanh mặt hàng này? Làm thế nào để hoá chất độc hại không mua bán dễ dàng như mua rau?
Mới đây, một học sinh tiểu học ở Quảng Nình, mua nước uống tại cổng trường, đã bị người bán hàng đưa nhầm chai axit thay vì nước uống thông thường khiến em phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hiện vẫn đang phải điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương với tình trạng bệnh là bị loét dạ dày hành tá tràng mức độ 3a, vùng miệng bị tổn thương nặng, không thể ăn uống bình thường.
Tai nạn hy hữu này được cho là do lỗi vô ý của người bán hàng. Theo giải thích của người bán hàng với gia đình, do con trai của người bán hàng làm nghề sửa chữa máy nổ, máy bơm nên có tích trữ axit sulfuric trong chai lavie để ở trong nhà dùng để rửa ắc quy. Vì giống chai nước uống nên người bán hàng đã để lẫn vào đồ uống mang bán cho học sinh trước cổng trường, và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Tuy nhiên, xét ngược lại, cho thấy có nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra, thậm chí có những vụ án mạng xảy ra mà "phương tiện gây án" chính là axit và các hoá chất độc hại. Cách đây một tuần, toà án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tuyên đưa vụ án "Giết người" ra xét xử đối với bị cáo Lại Thị Kiều Trang bởi hành vi bỏ thuốc độc xyanua vào trà sữa nhằm hạ độc chị họ để được tự do yêu anh rể. Hành vi của Trang đã khiến một nhân viên Y tế Bệnh viện Phổi tỉnh Thái Bình bị tử vong.
Bị cáo Lại Thị Kiều Trang lĩnh án tử vì mua xyanua trên mạng để đầu độc chị họ khiến 1 người tử vong
Trưa 20.4.2020, tại Công ty bất động sản Á - Âu ở TP Thanh Hoá, ông Đặng Phạm Viên - chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Thanh Hóa đã tử vong do uống rượu có chất độc cyanua do Trần Xuân Minh bỏ vào trước đó nhằm đầu độc nhiều người.
Đây là những vụ án xảy ra thời gian gần đây. Trước đó, có không ít vụ án mà kẻ gây án sử dụng các loại hoá chất độc hại để đầu độc, gây thương tích cho nạn nhân. Nhiều nạn nhân đã may mắn không tử vong nhưng bị tàn phế suốt đời do axit tàn phá cơ thể. Họ còn bị những di chứng tinh thần nặng nề do nhan sắc bị tàn phá.
Xyanua là một loại chất độc, nhưng vì sao đối tượng lại có thể mua và sử dụng dễ dàng để thực hiện hành vi của mình? Câu chuyện này đặt ra câu hỏi về vấn đề quản lý hóa chất. Những quy định hiện hành liệu đã kiểm soát được hoạt động trong lĩnh vực này hay chưa?
Liên quan đến hóa chất và quản lý hóa chất chúng ta đã có khá đầy đủ Luật và các Nghị định kèm theo. Trước hết là Luật Hóa chất sau đó kèm theo Nghị định của Chính phủ, gần nhất là Nghị định 113/2017/NĐ-CP trong đó có hướng dẫn đầy đủ và quản lý hóa chất như thế nào, và phân trách nhiệm của từng ngành,...
Trong Luật Hóa chất quy định rất rõ, hóa chất độc hại có loại 1,2,3 và yêu cầu dán nhãn lên các bao bì ấy một cách rõ ràng và yêu cầu người kinh doanh, cũng như người quản lý phải thực hiện. Những hóa chất nào bán buôn phải có giấy giới thiệu, lượng bao nhiêu và khi mang về kho các đơn vị nghiên cứu cũng như sản xuất Thủ trưởng cơ quan ấy phải quản lý. Và khi xuất kho phải được chữ ký của thủ trưởng.
Đối với kinh doanh thì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên phải có giấy phép đặc biệt mới được kinh doanh. Còn đối với người tiêu dùng, khi đến mua phải có giấy giới thiệu, có công văn, nói rõ việc mua bán, sử dụng vào mục đích gì?
Một cô gái xinh đẹp đã trở thành tàn phế vì a xít. Ảnh: Cù Hiền
Tuy nhiên, từ những vụ án nêu trên, có thể thấy, vấn đề quản lý thị trường đối với các loại hoá chất độc hại còn lỏng lẻo, việc kiểm tra, xử lý vi phạm cũng chưa chặt chẽ. Trên thực tế, việc mua bán các hoá chất độc hại này rất dễ dàng và không cần phải thủ tục, giấy tờ gì, người mua chỉ cần lên mạng, chuyển tiền và nhận hàng. Và người mua sử dụng hoá chất đó vào mục đích gì, cũng không ai kiểm tra, kiểm soát.
Việc mua bán các loại hoá chất độc hại, trong đó có những loại kịch độc, quá dễ dàng, đã trở thành phương tiện cho một số kẻ gây ra những vụ án đau lòng hoặc sử dụng vào những mục đích phi pháp khác. Vì vậy, bên cạnh việc rà soát lại tất cả các điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh hoá chất, Chính phủ phải nghiên cứu chế tài tương xứng, phạt nặng những cơ sở, đối tượng bán hoá chất bừa bãi. Phải kiểm tra xem các cửa hàng hoá chất kinh doanh có đúng chủng loại, số lượng không? Thậm chí có thể kiểm tra họ bán cho ai. Nếu phát hiện ra các sai phạm, cần phải xử lý một cách nghiêm khắc để ngăn ngừa hậu hoạ.
Phiên tòa giả định: Cặp tình nhân dùng chất độc Xyanua trộm gần nửa tấn chó Cơ quan công an đã bắt quả tang Nguyễn Văn Phương (SN 1977; ngụ ấp Đ., xã B.S, huyện A.T, tỉnh H.Y) và Hoàng Thị Phương (SN 1985; ngụ xã P.Đ, huyện C.G, tỉnh H.D) đang dùng bả có chứa Xyanua để trộm chó tại xã T.H, huyện N.X. Cặp tình nhân dùng chất độc Xyanua trộm gần nửa tấn chó Theo cáo...