An Hải Đông “4 an” khi Hội Nông dân vào cuộc
Ông Huỳnh Kim Hiếu – Chủ tịch Hội Nông (ND) dân phường An Hải Đông (quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cho biết, thực hiện chương trình hoạt động của Hội ND thành phố và chương trình hoạt động trọng tâm năm 2019; Hội ND phường đã xây dựng kế hoạch triển khai “Đoạn đường an toàn, văn hóa – văn minh”.
Đoạn đường an toàn, văn hóa-văn minh được Hội triển khai tại tuyến đường Phạm Cự Lượng, đoạn từ đường Lương Thế Vinh đến đường Nguyễn Công Trứ.
Hội ND phường đã vận động cán bộ, hội viên nông dân thường xuyên ra quân dọn vệ sinh môi trường, tháo gỡ những quảng cáo, rao vặt trái phép, phát quang bụi rậm che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị. Bên cạnh đó, hội còn tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông…
Theo đó, Hội tổ chức vận động hơn 50 hộ hội viên, nông dân và nhân dân 2 bên “Đoạn đường an toàn, văn hóa – văn minh” ký kết tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Video đang HOT
Nông dân phường An Hải Đông ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường. (ảnh: Đăng Bình)
Từ đầu năm đến nay, Hội ND phường An Hải Đông đã tổ chức hơn 35 đợt ra quân vệ sinh môi trường, định kỳ 2 lần 1 tháng và các dịp lễ, các đợt sau bão và mưa lớn, thu hút hơn 400 lượt hội viên, nông dân cùng tham gia.
Tại các cuộc ra quân, hội viên, nông dân đã xóa hơn 1.000 tấm quảng cáo, rao vặt trái phép, đồng thời kiến nghị về UBND phường có biện pháp xử lý những số điện thoại rao vặt trái phép; treo 2 pano tuyên truyền an toàn giao thông tại đoạn đường với thông điệp: Cán bộ và hội viên, nông dân chung tay vì một môi trường xanh – sạch – đẹp; Đã uống rượu bia thì không lái xe.
Mới đây nhất, ngày 3/11, sau cơn mưa kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 5, Hội ND phường An Hải Đông đã vận động hơn 20 cán bộ, hội viên, nông dân ra quân tại tuyến đường Phạm Cự Lượng để dọn dẹp vệ sinh, thu dọn và gom các cây ngã đổ để đưa đến nơi quy định và xử lý. Tại đây, Hội đã tuyên truyền, vận động bà con nông dân và nhân dân 2 bên tuyến đường chủ động dọn dẹp vệ sinh môi trường trước cửa nhà và tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn-Phó Chủ tịch UBND phường An Hải Đông khẳng định, Hội ND phường là đơn vị có nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp vào việc giữa gìn an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo vệ sinh môi trường. Hội thường xuyên tuyên truyền, vận động, huy động cán bộ, hội viên, nông dân và nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường ở các khu dân cư và các tuyến đường; tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị.
Qua đó, Hội đã góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình “Thành phố 4 an” về lĩnh vực an toàn giao thông ở địa phương.
Theo Danviet
Cả làng khá giả nhờ nuôi cá nước ngọt
Ông Trần Văn Mười- Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) cho biết, hiện nay trên địa bàn xã Hòa Khương ND nuôi cá nước ngọt rất phong phú, đa dạng và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Mười cho hay, trên địa bàn xã Hòa Khương có khoảng 340 hộ ND nuôi cá, trong đó chủ yếu tập trung ở các thôn Phú Sơn 1, Phú Sơn 2... với tổng diện tích mặt nước hơn 60ha. Nhờ có hệ thống kênh mương kiên cố từ hồ Đồng Nghệ cung cấp nguồn nước tự nhiên cho các cánh đồng nên rất thuận lợi trong việc nuôi cá.
Lão nông Trần Liễu ở thôn Phú Sơn 1 bày tỏ: "Trước đây, kinh tế gia đình tui chủ yếu trông chờ vào mấy sào ruộng. Vợ chồng tui xoay xở đủ kiểu nhưng thu nhập không được bao nhiêu, cuộc sống vẫn đầy rẫy khó khăn. Năm 2008, tôi chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá trê. Nuôi loại cá này, lãi cao nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nên từ năm 2013, tôi quyết định chuyển sang nuôi các loại cá trắng...".
Mô hình nuôi cá nước ngọt của nông dân xã Hòa Khương. (ảnh: Đăng Bình)
Theo ông Liễu, nuôi cá nước ngọt khá đơn giản, không phải bỏ ra quá nhiều công để chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao. Nguồn thức ăn cho cá rất dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, cám, bột các loại nên chi phí đầu tư thấp. Những nơi không bị nước lũ tràn qua thì có thể nuôi 2 vụ/năm. Trung bình 1 ao nuôi có diện tích 1.500m2 thì mỗi vụ xuất bán gần 1 tấn cá trắng các loại với giá từ 45 - 50 triệu đồng/tấn. Cũng nhờ nuôi cá nước ngọt mà đời sống của nhiều hộ dân khá giả hẳn lên, có tiền xây nhà mới, sắm sửa vật dụng gia đình và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
So với trồng lúa thì việc nuôi cá nước ngọt nhẹ nhàng và hiệu quả hơn nhiều. Từ năm 2016, Hội ND xã Hòa Khương cùng với Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng phối hợp xây dựng mô hình "Nuôi thủy sản nước ngọt theo hướng an toàn sinh học". Mô hình đã từng bước giúp người ND tiếp cận kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, hạn chế tối đa dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ môi trường...
Ông Cao Văn Mễ, thôn Phú Sơn 2, người tham gia nuôi cá tại mô cho biết, các hộ ND tham gia được trung tâm hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, hỗ trợ men vi sinh, kiểm nghiệm phân tích môi trường nước, mẫu cá, mẫu thức ăn. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá nước ngọt làm rút ngắn thời gian nuôi, tăng kích cỡ thương phẩm, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Khi được hỗ trợ thực hiện mô hình, các hộ ND nhận thức việc quản lý ao nuôi tốt để tăng giá trị, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nuôi, tạo được sản phẩm thủy sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng"- ông Mễ cho biết thêm.
Chủ tịch Hội ND xã Hòa Khương Trần Văn Mười, khẳng định mô hình nuôi cá nước ngọt của ND xã Hòa Khương đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giúp người ND thu nhập cao, làm giàu chính đáng trên phần đất canh tác của mình...
Theo Danviet
Đà Nẵng: Giỏ xinh trao tay, giảm ngay rác thải nhựa Sáng ngày 31/10 tại trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung phối hợp cùng UBND huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) và các đơn vị trao tặng 1.000 giỏ nhựa và 90 suất quà cho phụ nữ huyện Hòa Vang. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:...