An Giang xây dựng 4 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2022
Năm 2022, tỉnh An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 5,2% và tỉnh xây dựng 4 kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý.
Nuôi cá tra tại An Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, trong quý I/2022, An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 4,28%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,78% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,06%.
Trong quý II/2022, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 5,56%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,91%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,79%; khu vực dịch vụ tăng 5,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp giảm 0,09%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng GRDP là 4,72%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,34%; khu vực dịch vụ tăng 6,14%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp giảm 0,01%.
Sang quý III/2022, An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 6,32%. Lũy kế 9 tháng tăng trưởng GRDP là 5,28%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,51%; khu vực dịch vụ tăng 8,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,13%.
Quý IV/2022 tăng trưởng GRDP là 4,98%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,25%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,03%; khu vực dịch vụ tăng 7,23%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,02%.
Lũy kế cả năm 2022 tăng trưởng GRDP là 5,2%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,70%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,75%; khu vực dịch vụ tăng 6,87%; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm tăng 0,01%.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Đây là năm An Giang tập trung mọi nguồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Video đang HOT
Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,2%, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông để tạo nền tảng phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; khai thác lợi thế so sánh của tỉnh trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh An Giang trên 3 trụ cột như: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới…
Thời gian tới, tỉnh An Giang tập trung ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, từng bước giảm thiểu tai nạn giao thông.
Năm 2021 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID -19 kéo dài từ năm 2020, đặc biệt làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế – xã hội của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm, giai đoạn theo diễn biến của dịch bệnh, tỉnh An Giang đã chủ động đề ra những biện pháp và giải pháp phù hợp vừa thực hiện hiệu quả trong phòng, chống dịch, vừa phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2021, kinh tế An Giang tăng trưởng hợp lý, GRDP cả năm đạt 2,15%, thực hiện đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu đề ra; trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản là động lực tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh trong giai đoạn phát triển khó khăn đầy thách thức do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Doanh nghiệp Hà Nội mong cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn
Tại "Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19" của Hà Nội, diễn ra sáng 6/11, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các kiến nghị, mong muốn chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, để doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực hỗ trợ.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Trong những năm qua, thực hiện phương châm xuyên suốt "đồng hành cùng doanh nghiệp", xác định "nguồn lực đầu tư xã hội là động lực phát triển kinh tế Thủ đô", thành phố Hà Nội đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tiếp nối các hoạt động, hôm nay, thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị "Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid19". Đây là một trong các nội dung công việc quan trọng trong nhiều nội dung, mà Thành phố đã và đang triển khai, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị.
Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế - xã hội từ đầu năm 2020; đặc biệt, từ quý II/2021 đã bùng phát với biến chủng Delta nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Cùng với cả nước, Hà Nội là một trong những địa phương phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhưng 9 tháng đầu năm 2021, Thành phố duy trì tăng trưởng GRDP đạt 1,28%. Sang tháng 10, một số hoạt động sản xuất, kinh doanh dần phục hồi, tuy nhiên lũy kế 10 tháng vẫn giảm sâu hoặc tăng thấp so với kế hoạch.
Để phục hồi kinh tế, ông Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Hà Nội có kế hoạch đề ra 3 mục tiêu chính: Hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh ; Bảo đảm ổn định kinh tế, cân đối ngân sách, củng cố nguồn thu cho ngân sách Thành phố. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; Đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trở lại trạng thái hoạt động bình thường mới trong thời gian ngắn nhất. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực còn dư địa phát triển; Đẩy nhanh khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thiết lập nền tảng phát triển bền vững.
Vân còn khoảng cách tiếp cận
Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội: Đại dịch COVID-19 đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ và những khó khăn vô cùng lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Chính phủ và Thành phố Hà Nội đã có những bước đi kiên quyết và đúng đắn, kiềm chế sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh.
Khu vực doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng rất nặng nề (số DN này chiếm 98,2% trên tổng số 318.000 DN của thành phố). Chính phủ, Thành phố luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động... thông qua các đề án hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh... Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế Thủ đô 10 tháng năm 2021 đạt 1,28% so với cùng kỳ năm 2020.
Các chính sách hỗ trợ và sự đồng hành của Chính phủ trong bối cảnh COVID-19 được các DN đánh giá cao, nhất là các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng; giảm lãi suất cho vay; cho vay mới; giảm tiền thuê đất; tiền điện. Kết quả cho thấy một số chính sách như gia hạn đóng thuế TNDN, GTGT nhìn chung dễ tiếp cận hơn cả.
Tuy nhiên, theo ông Mạc Quốc Anh, các DN cho rằng, một số chính sách hỗ trợ người lao động, đa phần DN không được hưởng lợi, vì các điều kiện hỗ trợ đi kèm khó thực hiện như số lượng lao động nghỉ việc, doanh thu của DN. Trong đó, việc vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động được đánh giá là chính sách khó tiếp cận nhất.
Đại diện các Bộ ngành tham dự Hội nghị.
Qua kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, Thành phố tiếp tục có các giải pháp tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính, cụ thể:
Nhóm vấn đề thứ nhất, đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có giá cho thuê ưu đãi, chương trình hỗ trợ thiết thực đối với các doanh nghiệp làng nghề để thu hút các doanh nghiệp này đưa nhà máy sản xuất vào các cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Nhóm vấn đề thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động, đào tạo, đào tạo lại, tạo việc làm và an sinh xã hội cho người lao động (ưu tiên tiêm vaccine nhanh nhất có thể cho đối tượng này); lãi suất cho vay tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với phương án kinh doanh của các doanh nghiệp (các điều kiện cho vay về tài sản đảm bảo cần có phương án phù hợp hơn).
Nhóm vấn đề thứ ba, doanh nghiệp đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cho phép doanh nghiệp được tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội hết năm 6/2022.
Nhóm vấn đề thứ tư, chi phí logistics ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các mắt xích logistics và có giải pháp ổn định chi phí này;
Nhóm vấn đề thứ năm, đề nghị Chính phủ ban hành chính sách có tính chất dài hơi để hỗ trợ doanh nghiệp như giảm lãi suất, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh; các chính sách phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước, hình thành các chuỗi liên kết Việt, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số.
Còn ông Lê Minh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất chủ lực Hà Nội kiến nghị đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm phủ vaccine với doanh nghệp; Thu xếp, bố trí nguồn lực hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp khó khăn. Khi xét duyệt sản phẩm công nghiệp trong thời gian tới, thành phố cần đề cao tiêu chí công nghệ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới áp dụng công nghệ cao.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện BRG cũng kiến nghị Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là tháo gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng liên quan đến khu vui chơi giải trí.
Từ những kiến nghị của doanh nghiệp, lãnh đạo Hà Nội cam kết tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đào tạo nghề cho LĐNT: Điều chỉnh để thích ứng Thời gian qua Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, giúp nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh, mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao...