An Giang: Xả stress, câu dính… cá sủ vàng nặng 3 kg
Khi câu được cá, anh Nam cùng đứa cháu chưa khẳng định là con cá mình câu là cá sủ vàng. Sau khi dò hỏi những người ngư dân gần chỗ câu thì anh và đứa cháu mới mừng rỡ vì biết đó là loài cá quý hiếm.
Anh Nguyễn Hoàng Nam (SN 1988, ngụ P.Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang), cho biết ngày 6.1.2020, anh câu dính 1 con cá sủ vàng nặng khoảng 3 kg, chiều dài khoảng 60cm, tại cửa sông cái ven bờ sông Hậu thuộc P.Mỹ Bình, TP.Long Xuyên.
Anh Nguyễn Hoàng Nam rất vui khi câu trúng cá quý – Ảnh: Tô Văn
Đến sáng ngày 8.1, anh Nam vẫn còn cất giữ cẩn thận con cá này trong thùng đá. “Sau khi tôi hỏi nhiều ngư dân sinh sống gần chân cầu Nguyễn Trung Trực thì họ luôn khẳng định đây là con cá sủ vàng vì các đặc điểm như miệng màu vàng, viền quanh mang cá màu vàng và thân cá có 1 đường như sợi chạy dọc, chia thân cá thành 2 phần”, anh Nam nói.
Cũng theo anh Nam, anh ít đi câu vì tập trung lo kinh doanh. Hôm đó có chuyện buồn nên anh xách cần cùng với người cháu đi câu xả tress. Anh Nam còn cho biết thêm, anh đã lên mạng internet và so sánh con cá mình bắt với cá sủ vàng thì biết chắc cá mình câu được là thứ cá quý này.
“Trước đây, ở nhiều vùng miền trong cả nước có những ngư dân bắt được cá này và bán với giá rất cao, có con lên tới hàng tỉ đồng. Hiện tại nếu ai có nhu cầu mua thì tôi bán theo giá thị trường”, anh Nam bộc bạch.
Theo tìm hiểu, cá sủ vàng sinh sống ở biển, đến mùa đẻ (tháng 1 – 4 và 9 – 10 âm lịch) sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ. Cá con ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống và sau khoảng 1 – 2 năm sẽ dần tìm ra biển (khi đã đạt trọng lượng lớn hơn 10 kg).
Trọng lượng cá sủ vàng đánh bắt được tại Việt Nam dao động trong khoảng 2 – 135 kg. Chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm. Nhiều người cho rằng, giá cá cao vì bong bóng cá có thể làm chỉ khâu tự tiêu, dùng trong y khoa. Nhưng ở miền Tây, một số người từng bắt được loại cá này, nhưng bán ra sao thì không ai rõ.
Tô Văn
Theo motthegioi.vn
"Đột nhập" nơi nuôi loài cá Mỵ tên nghe "số khổ" chỉ có ở Việt Nam
Loài cá Mỵ trước kia thường bơi lội thành đàn trên dòng Nho Quế giờ gần như tuyệt chủng bởi sự khai thác tận thu, thậm chí hủy diệt của con người.
Hành trình bảo tồn, nhân giống loài cá có cái tên nghe "số khổ" này cũng rất gian nan, nhưng không có nghĩa là không thể.
Người dân ở Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang) khi nhắc đến cá Mỵ vẫn tự hào đây là giống cá đẹp đặc trưng cho vùng cao nguyên đá. Tiếp xúc và trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, nhiều cụ cao niên ở Mèo Vạc kể rằng, vào những ngày thời tiết đẹp, nước trong và chảy chậm, cá Mỵ bơi thành từng đàn hàng chục con dưới các dòng sông, suối.
Cá Mỵ trước đây có rất nhiều ở sông Nho Quế, thường có trọng lượng từ 1 đến vài kg, cá biệt có con nặng đến 6 - 7kg. Người dân sống ven các hẻm núi vẫn thường bắt được loài cá đặc hữu cực kỳ quý hiếm này về thưởng thức hoặc nuôi làm cảnh.
Cá Mỵ có tên khoa học là Golden Sinilabeo Graffeuilli, thuộc họ cá chép. Ở một số địa phương của Hà Giang, bà con còn gọi cá Mỵ là cá My hay cá Mi. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Cá Mỵ có thân lớn, mình dài, vảy tương đối lớn, điểm dễ nhận biết là cá có 2 đôi râu, vây ngực, vây bụng có góc xám, ngọn vàng sẫm. Chất lượng thịt của loài cá Mỵ rất thơm, ngon, chính vì thế đây là loài cá quý hiếm của tỉnh Hà Giang nói chung và của vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, Cá Mỵ thường sống ở vùng đáy, trung lưu và thượng lưu các sông suối lớn, nơi có nước chảy và đảm bảo nguồn nước trong sạch. Đây là loài cá duy nhất chỉ có ở Việt Nam và cũng phân bố ở một số ít tỉnh, trong đó đặc biệt là tỉnh Hà Giang.
Đến nay, cá Mỵ được phát hiện có ở các sông Nho Quế, huyện Mèo Vạc; một số suối ở khu vực các xã Hữu Vinh, Mậu Duệ, huyện Yên Minh; khu vực suối Má, huyện Vị Xuyên và khu vực xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang. Vùng Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi phát hiện có nhiều cá Mỵ nhất.
Khu vực ao nuôi cá Mỵ tại Trung tâm Thủy sản Hà Giang. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Trong vài chục năm qua, môi trường sống của cá Mỵ dần bị thu hẹp nghiêm trọng, các bãi đẻ tự nhiên của loài cá quý hiếm này gần như không còn. Việc xây dựng các đập thủy điện làm thay đổi dòng nước, biến đổi khí hậu cũng như các cánh rừng tự nhiên giảm đã làm cá Mỵ thay đổi tập tính sinh sản. Hơn nữa, quá trình khai thác theo kiểu tận thu, thậm chí hủy diệt cũng đã khiến cho cá Mỵ ngày càng "hiếm có khó tìm" trên các dòng sông, suối ở tỉnh Hà Giang.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại một số địa phương trong tỉnh Hà Giang, nhận thấy sự nguy cấp của loài cá Mỵ cũng như nhận thấy những giá trị đặc biệt của loài cá này, từ năm 2018 Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang đã xây dựng đề tài nhân giống, bảo tồn loài cá Mỵ.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Nguyễn Anh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, cá Mỵ là một loài cá bản địa có sản lượng tự nhiên rất ít, nơi sinh sống đã và đang bị thu hẹp, bị săn bắt nhiều. Hiện cá Mỵ đang là 1 trong 8 loài cá có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong Sách Đỏ Việt Nam. Hiện, cá Mỵ có được nuôi rải rác trong ao của các hộ dân ở Hà Giang nhưng số lượng cực kỳ ít ỏi, chỉ có 1-2 con/ao.
Anh Nguyễn Anh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Thủy sản Hà Giang cho biết, hiện Trung tâm đang nuôi khoảng 1.000 con cá Mỵ giống, con to nhất có trọng lượng trên 1kg. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Khi bắt đầu thực hiện đề tài, Trung tâm đã tìm nguồn cá Mỵ tự nhiên và thu gom cá Mỵ giống từ người dân, nghiên cứu các tập tính của loài và thuần hóa trong ao với môi trường và các loại thức ăn như rong, rêu, chất hữu cơ mục nát... giống hệt như ở ngoài môi trường tự nhiên.
Tuy vậy, anh Nguyễn Anh Tú cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, thời gian đầu vẫn có những cá thể cá Mỵ không thích nghi được và chết. Những cá thể cá Mỵ thích nghi được sinh trưởng tốt và đang bắt đầu cho sinh sản. Hiện nay Trung tâm đang nuôi khoảng 1.000 con cá Mỵ giống, con to nhất có trọng lượng trên 1kg.
Anh Tú khẳng định, việc nghiên cứu, nhân giống tiến tới bảo tồn loài cá Mỵ là một việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh những loài cá đặc hữu, đặc biệt và quý hiếm đang có nguy cơ biến mất trong môi trường sống thiên nhiên ngày càng biến đổi.
Cán bộ Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang đang làm kỹ thuật thăm trứng cá Mỵ mẹ. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Việc nhân giống loài cá Mỵ cũng mở ra hướng đi cho một loài cá tự nhiên có thể trở thành vật nuôi kinh tế cho người dân bởi nhu cầu ngày càng cao, nguồn cung khan hiếm. Với hình thức đẹp, có đôi râu đặc trưng, màu sắc xanh, vàng, cá Mỵ cũng được coi là một loài cá như cá bỗng, được nhiều gia đình nuôi trong các bể lớn, ao trong vườn làm cảnh.
Một điều mà các cán bộ Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN là, đối với khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, giống cá Mỵ khi được phục hồi, nhân rộng sẽ bổ sung thêm sự đa dạng sinh học cho những dòng sông, suối, nổi bật là dòng Nho Quế xinh đẹp.
Ngoài cá Mỵ, Trung tâm Thủy sản Hà Giang đang thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo nhiều loại cá quý hiếm, đặc sản như cá dầm xanh, cá Anh Vũ, cá chiên, cá lăng chấm, chày đất....Tất cả đều là những loài cá quý hieems được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức độ nguy cấp, cần được bảo vệ.
Theo Danviet
Miên man trước Biển Đã 57 năm, giờ dáng đi của người dân vạn chài quê tôi không còn cúi gập trên đôi chân vòng kiềng nữa. Tôi nhận ra điều không hiện hình: Mồ hôi, nước mắt và cả máu của bao thế hệ vạn chài đã hòa trong mặn chát muôn đời của biển, đã hòa trong bến bờ - còn gọi là vùng bãi...