An Giang: Thầy giáo sáng chế máy nén thức ăn chăn nuôi siêu rẻ khiến nông dân mê tít
Chỉ với chi phí 9 triệu đồng, một thầy giáo chuyên toán ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã khiến nhiều người nể phục với chiếc máy nén thức ăn đa năng và tự động của mình.
Trong một giờ, chiếc máy này có thể ép, nén và cho ra từ 60-100kg thức ăn cho vật nuôi dạng viên vô cùng tiện ích.
Đây là thành quả của thầy giáo Nguyễn Văn Chúng ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang sau 2 năm miệt mài nghiên cứu và sáng chế.
Vốn là một giáo viên chuyên toán ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), thế nhưng từ những phế liệu tưởng chừng như bỏ đi, thầy giáo này đã cải biến và cho ra đời chiếc máy nén thức ăn đa năng. Với chiếc máy này, chỉ vài thao tác người nuôi có thể tạo ra những viên thức ăn cho gà, vịt, heo, thậm chí là cá một cách dễ dàng.
Máy nén thức ăn cho vật nuôi là thành quả nghiên cứu trong thời gian dài của thầy giáo Chúng. Ảnh: MA.
Video đang HOT
Anh Chúng chia sẻ: “Lúc trước khi làm cái máy này tôi có mua một cái máy ngoài chợ để nghiền chung hạt bắp và lúa cho gà ăn, nhưng khi đổ ra gà chỉ lựa những cái nó muốn ăn thôi như lúa, còn bắp thì nó bỏ lại. Tôi mới suy nghĩ làm sao trộn hết các nguyên liệu này lại vật nuôi không lựa được, từ đó mới bắt tay vào làm cái máy nén thức ăn này”.
Nghĩ là làm, vào năm 2017, thầy giáo này đã bắt tay vào việc sáng chế. Từ những thông tin góp nhặt được trên báo và mạng xã hội, anh Chúng tìm đến các chợ để “săn” thiết bị và tìm mua sắt phế liệu, rồi tự mài mò, chế tạo nên chiếc máy nén thức ăn.
Với thiết kế đơn giản, máy nén thức ăn cho vật nuôi của thầy giáo Chúng rất đa năng và tiện ích. Ảnh: MA.
Chật vật gần cả tháng, chiếc máy cũng dần hoàn thiện thì lại không nén được thành viên, vì nguyên liệu trong lúc nghiền bị đóng cục xung quanh máy, năng suất không cao. Không bỏ cuộc, anh Chúng lại tiếp tục nghiên cứu và khắc phục, sau vài ngày anh Chúng cho ra đời chiếc máy hoàn thiện như hiện nay.
Cấu tạo của chiếc máy gồm một mô tơ HP; bộ nhông nghiền thức ăn; một tấm ép khoan lỗ. Khi bỏ nguyên liệu vào máy, thức ăn hỗn hợp sẽ được dồn xuống khoang nén đi qua tấm ép khoan lỗ để tạo thành viên. Tùy theo kích thước tấm ép khoan lỗ mà kích thước từng viên thức ăn cũng sẽ khác nhau.
Nếu lỗ khoan có kích thước to trong 1 giờ máy nén có thể tạo ra 100kg thức ăn dạng nén, còn viên nén nhỏ thì khoảng 60kg/giờ. Ảnh: MA.
Máy nén thức ăn của thầy giáo Chúng rất tiện ích cho nông dân và siêu rẻ. Ảnh: MA.
Ưu điểm của chiếc máy là có thể xay nát, nghiền, nén các loại thức ăn khác nhau; đồng thời kiểm soát được nguyên liệu và chất lượng thức ăn. Với cách làm này người nuôi có thể tận dụng được những loại thức ăn sẵn có như: Lúa, bắp, cám gạo, bã tàu hủ để tự phối trộn tạo thành viên nén thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra còn có thể phối trộn thêm các chất dinh dưỡng hay các loại thuốc.
Với chi phí khoảng 9 triệu đồng để hoàn thành, chiếc máy nén thức ăn cho vật nuôi của anh Chúng hoạt động đơn đơn lại rất tiện ích cho nông dân. Sắp tới, thầy giáo này còn dự kiến bổ sung thêm chức năng sấy khô viên nén để lưu trữ được lâu hơn.
Lên liếp trồng dưa leo đẹp như tranh, hái 19 tấn trái bán hết veo
Trong thời gian gần đây, không ít bà con nông xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã khá thành công với mô hình trồng màu có giá trị kinh tế cao, trong đó bà con rất thích trồng dưa leo vì hiện nay giá bán dưa leo khá cao và ổn định.
Ngoài cây lúa ra thì dưa leo cũng là một cây ngắn ngày thích hợp cho người nông dân để trồng nhằm tăng thu nhập thêm cho hộ gia đình. Cho nên từ đầu năm đến nay diện tích trồng dưa leo của bà con nông dân xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đã tăng lên đáng kể.
Gia đình anh Dương Thanh Nghĩa, ấp Láng Hầm C, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đang thu hoạch dưa leo. Đến nay, anh Nghĩa đã thu hoạch, bán được gần 20 tấn dưa leo trên diện tích trồng ở 6 công đất lúa.
Trong đó phải nói đến hộ anh Dương Thanh Nghĩa, nông dân ấp Láng Hầm C, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, với diện tích 6.000m2 đất ruộng, vụ Đông Xuân 2019 - 2020 vừa rồi, anh không trồng lúa mà lên liếp xuống giống trồng dưa leo.
Anh chia sẻ nếu trồng lúa thì sẽ lợi nhuận không cao, riêng dưa leo rất dễ trồng ít sâu bệnh, chi phí thấp. Tuy nhiên để bán được giá cao và có năng suất thì nên xuống giống dưa leo sớm, sau khi nước rút khoảng vào ngày 20-25 tháng 10 âm lịch là anh xuống giống dưa leo.
Bởi vì trồng dưa leo vào thời điểm này tuy tốn công chăm sóc nhiều nhưng đến khi thu hoạch năng suất dưa leo ổn định giá bán dưa leo cũng khá cao. Với diện tích 6.000m2 anh Dương Thanh Nghĩa đã thu hoạch khoảng 19,2 tấn dưa leo, với giá bán 8.500 đồng/kg thì anh thu về hơn 160 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí ang còn lãi trên 100 triệu đồng nhờ trồng dưa leo.
Như vậy theo anh Nghĩa chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa leo thì anh áp dụng khá thành công. Kết quả thu được khá khả quan và đem lại lợi nhuận cao so với nhiều loại cây màu khác. Hy vọng bà con quan tâm phát triển và tự nhân rộng mô hình trồng dưa leo ra trong khu vực, nhằm giúp tăng cao thu nhập kinh tế góp phần giảm hộ có mức thu nhập trung bình lên khá giàu tại địa phương.
Mai Thanh Vũ
Trai An Giang trồng na Hoàng hậu ra toàn trái "khủng", bán đắt hàng Năm 2017 anh Trương Văn Tài, ngụ ấp Hòa Lợi 3, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn đầu tư mua 80 gốc na Hoàng Hậu ( mãng cầu Thái) từ tỉnh Bến Tre về trồng trên 2.000m2 đất của gia đình. Đến tháng 9/2018, anh Tài bắt đầu cho thu hoạch trái vụ đầu, bước đầu đem...