An Giang thành lập các đội chuyên xử lý vi phạm phòng dịch COVID-19
Chiều 27-2, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp khẩn trực tuyến với lãnh đạo 11 huyện, thị, TP trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Campuchia và khả năng nhiều người Việt nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định sẽ thành lập nhiều đội phản ứng nhanh COVID-19 để xử lý người không đeo khẩu trang – Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Phan Vân Điền Phương – phó giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang – cho biết đến thời điểm này tỉnh An Giang chưa có ca nhiễm và trong các khu cách ly cũng không có người nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, vẫn có một số người chủ quan, cho đây là “đất Phật”, “đất thánh” nên tập trung đông người đi chùa, lễ hội.
“Nguy hiểm hiện nay là Campuchia có 30 – 40 người nhiễm/ngày. Một số người ở Campuchia không buôn bán được do dịch bệnh nên đổ về Việt Nam. Những người này đa số đi đường mòn, lối mở nên khó kiểm soát, nguy cơ rất cao” – ông Phương nêu.
Lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang thông tin tính đến ngày 27-2, Campuchia có thêm 26 ca nhiễm COVID-19 mới, còn từ ngày 20-2 đến nay có 261 ca nhiễm. Dịch bệnh ở Campuchia rất phức tạp. Riêng địa bàn huyện An Phú, bộ đội vẫn đang căng mình túc trực cả ngày lẫn đêm.
Video đang HOT
Khu cách ly tập trung nhà khách Biên phòng, nơi ông N.H.S. bỏ trốn, sau đó bị bắt lại – Ảnh: BỬU ĐẤU
Đáng chú ý, ông Trần Bá Phước – phó chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên – cho biết Ban chỉ đạo huyện vừa tìm được ông N.H.S. (37 tuổi, ngụ thị trấn Tịnh Biên) trốn khỏi nơi cách ly tập trung tại nhà khách Biên phòng 2 ngày qua.
“Đề nghị UBND tỉnh triển khai việc thu phí cách ly và thu phí xét nghiệm COVID-19 tại cửa khẩu khi nhập cảnh vì giao đơn vị cách ly tập trung thu rất khó” – ông Phước nói thêm.
Kết luận buổi họp, ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh An Giang – yêu cầu các lực lượng biên phòng, công an và quân đội tăng cường kiểm soát chặt biên giới, không để xảy ra tình trạng xuất nhập cảnh trái phép.
Phó chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên thông tin về người bị cách ly bỏ trốn – Ảnh: BỬU ĐẤU
“Giờ không mang khẩu trang thì không nhắc nhở nữa, mà phạt 1 – 3 triệu đồng, chống đối thì bắt giữ về hành vi chống người thi hành công vụ. UBND tỉnh sẽ thành lập vài đội phòng chống dịch COVID-19 phản ứng nhanh, lưu động tuần tra ở các địa phương và biên giới. Đề nghị các huyện cũng thành lập và làm nghiêm.
Đối với các hàng, quán lần đầu nhắc nhở, lần sau sẽ bị xử phạt. Riêng người trốn khỏi khu cách ly, sau khi hết thời gian cách ly đề nghị các ngành tư pháp nghiên cứu nếu đủ yếu tố thì khởi tố để làm gương” – ông Bình yêu cầu.
Campuchia cho phép nhập khẩu trở lại 4 loài cá từ Việt Nam
Tối 9-2, ông Vũ Quang Minh - đại sứ Việt Nam tại Campuchia - xác nhận với Tuổi Trẻ Online, Campuchia chính thức cho phép nhập khẩu trở lại 4 loài cá tra, cá vồ, cá trê và cá lóc bông từ Việt Nam mà trước đó đã cấm.
Thông cáo chính thức của Campuchia về việc cho phép nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản trở lại đối với Việt Nam - Ảnh: Đại sứ quán cung cấp
Cụ thể, ngày 8-2, Bộ Nông lâm và ngư nghiệp Vương quốc Campuchia đã phát đi thông cáo báo chí tiếp tục cho phép nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản, đặc biệt là 4 loài cá: cá tra, cá vồ, cá trê và cá lóc bông theo nhu cầu thực tế trong nước căn cứ theo pháp luật và các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Bộ Nông lâm và ngư nghiệp Vương quốc Campuchia sẽ tiếp tục tham vấn, trao đổi với Hiệp hội nuôi trồng thủy sản Campuchia, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản và các cơ quan hữu quan - đối tác thương mại của Campuchia nhằm xây dựng và công nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hoạt động xuất nhập khẩu cá ở khu vực cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú, An Giang đã sôi động trở lại - Ảnh: BỬU ĐẤU
Thông qua cơ chế Ủy ban xúc tiến nuôi trồng thủy sản Campuchia, Bộ Nông lâm và ngư nghiệp Vương quốc Campuchia phối hợp các bộ liên quan sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề khó khăn của những người nuôi trồng thủy sản nhằm phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và củng cố năng lực cạnh tranh của những người nuôi trồng thủy sản phù hợp với nguyên tắc thương mại tự do, đồng thời đảm bảo việc bảo vệ sức khỏe con người, động vật, môi trường và thúc đẩy tăng trưởng thương mại.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ngày 8-1, Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Campuchia thông báo các loại cá nuôi như cá tra, cá trê, cá lóc và các loại cá khác mà người Campuchia nuôi được sẽ tạm thời bị cấm nhập khẩu từ các nước láng giềng, cho đến khi có thông báo mới.
Khu vực ĐBSCL có hàng trăm ngư dân sống bằng nghề nuôi cá để xuất khẩu sang Campuchia. Họ xuất khẩu chủ yếu bằng đường tiểu ngạch qua đường cửa khẩu Long Bình,huyện An Phú, An Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU
Các công ty kinh doanh thủy sản Campuchia cũng cam kết chỉ thu mua cá nuôi tại địa phương để bảo vệ người nuôi cá nước này. Lệnh cấm nhập khẩu cá nuôi của Campuchia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.
Trước đó, ngày 25-12-2020, Ủy ban Khuyến ngư Campuchia kêu gọi các công ty kinh doanh thủy sản tạm ngừng nhập khẩu cá từ Việt Nam, tăng cường thu mua từ ngư dân Campuchia để đối phó với việc giá cá bị sụt giảm mạnh.
Còn lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang khẳng định: "Việc này chỉ là đề xuất của Hiệp hội Thủy sản Campuchia, nhưng nếu Chính phủ Campuchia áp dụng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nuôi của tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh có xuất khẩu sang Campuchia. Còn mức độ thế nào tùy thuộc vào số lượng xuất khẩu mới biết".
Thủ tướng phê duyệt cho An Giang chuyển hơn 70ha đất trồng lúa Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh An Giang chuyển mục đích sử dụng 70,85 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt . Tạp chí Tài Chính Doanh Nghiệp cho biết theo đó, UBND tỉnh An Giang chỉ đạo thực...