An Giang: Rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về
Tại huyện An Phú (An Giang), buổi trưa dưới cái nắng gay gắt, những bè cá trên sông Bình Di rì rào tiếng cá điêu hồng, lóc bông, ba sa… tranh nhau ăn mồi, đớp bóng. Trên sông, tiếng bạn chài rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về…
Những ngày này, tại các huyện đầu nguồn lũ của tỉnh An Giang, Đồng Tháp… hai con sông Tiền, sông Hậu nước đã đục ngầu, ăm ắp phù sa cuồn cuộn đổ về xuôi. Sông Bình Di ở huyện An Phú (An Giang), bông điên điển bắt đầu nhuộm một màu vàng dọc triền sông cùng những chiếc xuồng đánh bắt cá linh dập dềnh trên mặt nước…
Đánh bắt cá linh trên sông – công việc vất vả nhưng mang lại thu nhập không hề nhỏ cho bà con vùng lũ.
Ngay từ cuối tháng 6 âm lịch, khi thấy nước son đổ về, người dân tại những làng nghề truyền thống đan lọp, lờ, thuyền… đánh bắt cá ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuẩn bị dụng cụ đánh bắt trong mùa nước lũ.
Khi nước bắt đầu tràn đồng cũng là lúc cuộc mưu sinh của người dân, đặc biệt vùng Đồng Tháp Mười trở nên tất bật. Hiện nước lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ mạnh, rất nhiều cánh đồng ở các khu vực giáp biên giới đầu nguồn của các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp đã mênh mông biển nước.
Tại huyện An Phú (An Giang), buổi trưa dưới cái nắng gay gắt, những bè cá trên sông Bình Di rì rào tiếng cá điêu hồng, lóc bông, ba sa… tranh nhau ăn mồi, đớp bóng. Trên sông, tiếng bạn chài rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về.
Đưa tay quệt dòng mồ hôi nhễ nhại, anh Hậu đưa tay gõ nhẹ mạn ghe dõi mắt theo tấm lưới vừa thả vội xuống dòng nước đục ngầu phù sa. Khoảng chừng 5 phút sau, anh và người bạn thuyền nhịp nhàng cất lưới. Dưới ánh nắng ban trưa, từng bầy cá linh non nhảy xoai xoãi phơi mình cuống cuồng tìm đường thoát thân.
“Nhờ cá linh mà gia đình anh dạo này đỡ lên thấy rõ. Đánh bắt cá linh non về, vợ con anh ở nhà sơ chế, móc bỏ ruột bán lại cho khách. Giá cá linh non đang “đắt như tôm tươi”, hơn 120.000 đồng/kg mà vẫn không đủ cung ứng cho thị trường. Hiện nước chưa về nhiều nhưng người dân ở huyện đã tranh nhau thuê mặt bằng nước trên sông đánh bắt cá linh cũng như trang bị 1-2 giàn dớn cho việc đánh bắt cá”, anh Hậu cho hay.
Ngoài cá linh, những sản vật mùa nước nổi khác như chuột, rắn… cũng giúp người dân vùng lũ ổn định cuộc sống.
Video đang HOT
Chiều chưa tắt nắng, nhưng anh Nguyễn Văn Thịnh ở ấp Cả Môn, xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng (Long An) đã tất bật chuẩn bị các dụng cụ chuẩn bị cho sớm mai “lên đường” ra đồng kiếm cá, rắn nước, chuột… Hai người con trai lớn của anh đang làm lao động phổ thông ở tỉnh Bình Dương cũng “tranh thủ” những ngày lũ về quê phụ cha “tăng gia sản xuất”.
Theo anh Thịnh, hiện rắn nước đang được thương lái thu mua lại với giá khá cao, khoảng từ 90.000 – 160.000 đồng/kg. Nếu may mắn gặp phải những loại được các “bợm” nhậu yêu thích như rắn hổ hành, rắn hổ ngựa… có giá cao hơn nhiều.
Tương tự, gia đình chị Trần Ánh Tuyết, nhà kế bên anh Thịnh, cũng đang tất bật sửa lại mấy tay lưới, lợp… để chuẩn bị mưu sinh trong mùa nước nổi. Gia đình thuộc diện nghèo có “số má” của xã, quanh năm đầu tắt mặt tối nhưng vẫn không đủ ăn.
“Mùa lũ đồng nghĩa với mùa khai thác, mùa mưu sinh của bà con nghèo, không có đất sản xuất. Khi nước dâng cao, những nghề như chở đất, xắn đất, câu ếch, săn chuột, bắt rắn, hái bông điên điển… rất được bà con ưa chuộng vì dễ làm, không đòi hỏi vốn đầu tư lại đáp ứng được nhu cầu mưu sinh thường nhật”, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho hay.
Năm nay, ngành nông nghiệp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp… tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án khai thác tài nguyên mùa nước nổi với hàng chục mô hình sản xuất được phân theo 3 nhóm trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và các ngành nghề dịch vụ.
Ngoài việc khai thác nguồn lợi tự nhiên như bắt ốc bươu vàng làm thức ăn chăn nuôi thuỷ sản, cua đồng… hàng chục ngàn hộ nông dân nghèo được hướng dẫn kỹ thuật tận dụng lợi thế lũ để trồng bông điên điển, sen, ấu, rau nhút… cải thiện cuộc sống.
Khai thác và có biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên thuỷ sản vùng lũ góp phần hạn chế cạn kiệt là vấn đề các ngành chức năng nghĩ tới.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành, từ đầu mùa lũ, các địa phương cần chú ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân và cộng đồng nâng cao tinh thần tự giác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cũng như hạn chế sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ đánh bắt thủy sản hay sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định đánh bắt thủy sản…
Các sản phẩm mùa lũ, đặc biệt là cá linh rất được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên thực tế, giá trị của cá linh được nâng lên nhưng nguồn cung lại sụt giảm, có nguyên nhân chính là do tình trạng đánh bắt khi cá còn quá non, phá vỡ sự phát triển của đàn, ảnh hưởng khả năng tái tạo nguồn cá tự nhiên…
“Cá linh là loài đặc hữu của sông Mekong, thuộc giống Cirrhinus, phân bố phạm vi lưu vực khá rộng trên sông chính, sông nhánh thuộc Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Lợi thế khai thác cá linh gần như là đặc quyền của vùng ĐBSCL. Thường đầu mùa lũ, cá linh bắt đầu sinh sản, lúc này cá linh non di cư theo dòng nước phía hạ lưu xuôi về các tỉnh An Giang và Đồng Tháp để kiếm ăn và sinh trưởng. Vì vậy, cần có biện pháp làm sao cân bằng được công việc mưu sinh của bà con và bảo vệ, phát triển được nguồn lợi thuỷ sản quý giá này là điều cần thiết”, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, nói thêm.
Theo Lê Nghĩa (Báo Tin Tức)
Miền Tây đón mùa lũ mới: Những giai thoại về cá linh
Hồi nhỏ, mẹ tôi thường ngân nga mấy câu hò dân dã "Nước không chưn (chân) sao kêu nước đứng/ Con cò không nhát sao gọi cò ma/ Con cá không thờ sao gọi cá linh..." hay các câu ca dao "Muốn ăn bông súng cá linh (mắm kho)/ Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm". Tuy nhiên vì sao loại cá này có tên "Linh" thì có rất nhiều giai thoại.
Nói đến mùa nước nổi miền Tây, người ta thường nhắc đến hai loại đặc sản truyền thống: cá linh non và bông điên điển.
Hồi nhỏ, mẹ tôi thường ngân nga mấy câu hò dân dã "Nước không chưn (chân) sao kêu nước đứng/ Con cò không nhát sao gọi cò ma/ Con cá không thờ sao gọi cá linh..." hay các câu ca dao "Muốn ăn bông súng cá linh (mắm kho)/ Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm".
Tuy nhiên vì sao loại cá này có tên "Linh" thì có rất nhiều giai thoại. Đầu tiên là giai thoại cho rằng cá linh lúc đầu từ biển Hồ trôi xuống sông Tiền, sông Hậu sau đó lại quay về cố hương tức xứ chùa Tháp, hiện tượng đó gọi là "cá lên", lâu ngày bà con đọc trại thành "cá linh" (?).
Lẩu cá linh, bông điên điển.
Giai thoại thứ hai cho rằng loài cá này có tánh linh thiêng đặc biệt, cứ đến ngày mùng 10 tháng 10 âl là chúng lại quay về nguồn cội. Chính vì vậy mà dân gian mới gọi là "cá linh".
Giai thoại thứ 3 là vào tháng 6/1885, Nguyễn Ánh từ Vàm Nao định ra biển, nhưng vì thấy cá này nhảy vào thuyền nên sinh nghi không đi.
Sau rõ mới phát hiện nếu đi thì đã rơi vào binh phục của Tây Sơn tại Thủ Chiến Sai, vì vậy người đặt tên cá này là "cá linh" để tri ân (?).
Mùa lũ-mùa vớt cá linh ở miền Tây.
Nhiều bậc cao niên sống ven sông Tiền, sông Hậu kể rằng: Mỗi năm đến mùa nước nổi, cá linh từ thượng nguồn sông Mekong trôi dạt theo dòng nước rồi tràn trên các sông rạch và ruộng đồng.
Trong quá trình di chuyển, từ con cá mén chúng to bằng đầu ngón tay, ngón chân, để rồi đến nửa tháng 9 hoặc tháng10 âm lịch, chúng lại từ ruộng đồng, kinh rạch tuôn ra sông cái để quay về thượng nguồn.
Nhiều bậc lão nông tri điền kể rằng: Trước năm 1980, cá linh có rất nhiều. Cá bắt được, ăn không hết phải ủ làm nước mắm hoặc làm mắm dự trữ dành cho mùa khô hạn.
Cá linh đánh bắt ở miền Tây mùa lũ bao giờ cũng là sản vật có giá bán cao và luôn luôn "cháy" hàng, cung không đủ cầu trong những năm gần đây.
Nước mắm cá linh rất thơm ngon và phổ biến. Hiện nay, một số cư dân miền sông nước Cửu Long vẫn còn ủ cá linh để chế biến nước mắm truyền thống dùng quanh năm. Thời Pháp thuộc, nhiều người còn nấu cá linh để lấy mỡ thắp đèn.
Mùa sinh sản của cá linh thường bắt đầu từ tháng 5 âm lịch. Cá con nở ra sẽ lớn dần theo con nước và khi mùa mưa xuống mát mình, cá con lần theo các sông, rạch rồi tràn vào các biển lúa mênh mông.
Người bơi xuồng đụng phải luồng, xem cá nhảy lao xao mà đoán biết năm đó cá linh nhiều hay ít. Đến khi trời chuyển sang thu, tiết trời se lạnh, điên điển vàng đồng, mực nước rút dần cũng là lúc con cá trưởng thành, bụng đầy mỡ và lấp lánh ánh bạc, mọi người tha hồ đánh bắt.
Phương tiện đánh bắt cá linh phổ biến nhất là lưới giật, chài, đặt dớn và đóng đáy. Cá "linh mén" còn gọi là linh non, linh sữa rất thơm ngon và bán giá cao nên bà con tích cực khai thác để tăng thêm thu nhập. Ngày nay, cá linh đã trở thành đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng khắp mọi nơi. Hấp dẫn nhất là các món cá linh lăn bột chiên, cá linh nấu lẩu mắm, nấu canh chua, kho lạt,...
Năm nay, theo dự báo khí tượng thủy văn Nam Bộ, lũ sẽ về sớm, mực nước sẽ lên cao khiến cho nhiều ngư dân ở An Giang, Đồng Tháp, Long An vô cùng phấn khởi. Nhiều người đang chuẩn bị xuồng ghe, ngư cụ để đánh bắt, hy vọng sẽ có một mùa bội thu cá linh. Thú vị lắm khi được ăn món ngon này với vài xị rượu đế chính tông, trong những cơn mưa tầm tã, nhất là ngồi trên những chiếc ghe chòng chành vì nước lũ và được nghe kể nhiều giai thoại về cá linh trên sông nước miền Tây.
Theo Phương Anh (Báo Vĩnh Long)
Cá linh non đang về, giá 150.000 đ/kg muốn ăn phải đặt trước Trong những ngày qua, cá linh đã bắt đầu xuất hiện trở lại trên địa bàn huyện biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Do lương ca linh xuât hiên chưa nhiêu nên gia hiên đang ơ mưc cao, đat tơi 150.000 đông/kg va ngươi mua phai đăt trươc mơi co ca ngon đê thương thưc. Ngươi dân thu hoach ca linh non...