An Giang: Nông dân Lê Chánh góp sức làm đẹp quê hương
Thời gian qua nhiều hội viên, nông dân xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu ( tỉnh An Giang) luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua do Hội cấp trên phát động.
Hội viên, nông dân xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu (An Giang) tích cực tham gia làm đường nôn thôn mới. Ảnh: H.H
Chủ tịch Hội ND xã Lê Chánh Trần Thanh Trung nhận xét: “Nói đến Phong trào nông dân SXKDG, đây là phong trào luôn được Hội ND các cấp đặc biệt quan tâm, thông qua phong trào còn xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế; Bên cạnh đó còn góp phần cùng địa phương không ngừng phát triển”.
Là một xã nông thôn, đặc thù làm kinh tế nông nghiệp, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, làm thuê và mua bán nhỏ. Toàn xã hiện có trên 1.320 hội viên, nông dân đang sinh hoạt tại 4 chi hội ấp trên địa bàn.
Thời gian qua, Hội ND xã Lê Chánh luôn tích cực chủ động trong công tác tuyên truyền, triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết công tác hội và phong trào nông dân. Trong đó, trọng tâm là Phong trào nông dân SXKDG luôn được Hội các cấp đặc biệt quan tâm.
Video đang HOT
Từ phong tào nầy đã xuât hiện nhiều cá nhân, điển hình tiên tiến góp sức xây dựng NTM ngày thêm khởi sắc. Tại ấp Phú Hữu 1, nông dân Nguyễn Hồng Kha là một trong những điển hình tiên tiến, với nhiều hoạt động thiết thực như: Tham gia làm các công trình cầu, đường, vận động nắm gạo tình thương, nhiều năm liền ông được tuyên dương nông dân giỏi cấp tỉnh…
Năm qua, ông cùng Hội ND xã đã vận động hơn 30 bà con nông dân trong ấp tổ chức cất mới và sửa chữa 2 cầu giao thông nông thôn thuộc ấp Phú Hữu 1, tổng kinh phí xây dựng cầu trên 300 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm thông qua các dịp lễ, tết cổ truyền dân tộc, ông còn tham gia vận động nắm gạo tình thương, hỗ trợ cho hộ nghèo ổn định cuộc sống.
Không chỉ tại ấp Phú Hữu 1, nông dân Đỗ Văn Xồm (ấp Phú Hữu 2) luôn nhiệt tình tham gia các công trình do địa phương tổ chức như: Xây cầu, làm đường, hỗ trợ quà cho hộ nghèo… Ông luôn sẵn sàng đóng góp tiền và hiện vật từ 5 – 10 triệu đồng/năm.
Ngoài ra khi thấy bà con sản xuất vụ mùa không có điểm tập kết lúa thu hoạch, trong khi xe công nông không được phép chạy ra Tỉnh lộ 953, Ông Xồm đổ mang cát đầu tuyến dân cư đường km9 (ấp Phú Hữu 2) với hơn 15 triệu đồng để bà con nông dân vận chuyển, tập kết lúa thuận lợi.
Anh Trần Thanh Trung cho biết thêm: “Có thể nói, thời gian qua công tác tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong hội viên, nông dân, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo. Qua đó thúc đẩy nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia xây dựng NTM”.
An Giang: Trồng sen Quan âm mang đến may mắn an lành, thương lái mua cả hoa, lá lẫn củ
Thời gian qua, trên địa bàn phường Long Phú, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang), một số bà con nông dân tận dụng diện tích vùng trũng, trồng lúa kém hiệu quả, chuyển sang trồng sen Thái hay còn gọi là sen Quan âm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình chị Võ Thị Quyến - chủ cơ sở Đại Sen, là một trong những hộ trồng sen lấy bông mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo chị Quyến chia sẻ, gia đình chị trồng sen đã được hơn 4 năm, trước đây chỉ với 1 công đất (1.000 m2) trồng thử thì nay gia đình chị có tổng diện tích hơn 40 công đất trồng sen quan âm.
Với giá dao động từ 2.000 - 3.000 đồng mỗi bông, sau mỗi đợt thu hoạch, lợi nhuận bình quân gia đình chị thu về khoảng hơn 3 triệu đồng.
Chị Quyến cho biết thêm, hoa sen có rất nhiều loại và nhiều màu khác nhau. Mỗi loài hoa sẽ có ý nghĩa và nét đẹp riêng. Hoa sen không chỉ dùng cho việc thờ cúng mà còn dùng để trang trí tiệc cưới. Sen quan âm mang đến ý nghĩa may mắn, an lành, hạnh phúc nên được bà con rất ưa chuộng.
Đặc biệt, không chỉ người dân trong địa bàn thị xã biết và tìm đến, gia đình chị Quyến còn giao đi các tỉnh thành khác như TP.Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Nội...
Cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân phường Long Phú, thị xã Tân Châu
Sen là loài cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, các sản phẩm của cây sen như gương sen, ngó sen, củ sen, hoa sen... đều được thị trường ưa chuộng. Lá sen cũng được bà con tận dụng để gói thực phẩm thay thế bọc ni lông, vừa tiết kiệm lại vừa thân thiện với môi trường.
Có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ sen như chè sen, cháo sen, mứt sen, trà sen.... được thị trường ưa chuộng nên hiện tại người trồng sen không lo đầu ra.
Sen là giống cây ngắn ngày, sau khi gieo trồng khoảng gần 3 tháng thì có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch cũng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, chi phí đầu tư thấp, đầu ra luôn ổn định. Tuy là loại dễ trồng, nhưng bà con nông dân trồng sen vẫn phải chú ý đi thăm đồng thường xuyên để theo dõi sự phát triển của cây, cũng như tình hình sâu bệnh để kịp thời xử lý.
Bên cạnh việc trồng sen lấy bông, hiện nay trên địa bàn phường Long Phú, bà con nông dân thực hiện mô hình trồng sen lấy củ cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các thương lái đến từ thành phố Châu Đốc (An Giang), thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp), thành Phố Hồ Chí Minh đến tận ruộng thu mua, với giá bán dao động từ 13.000- 14.000 đồng/kg củ.
Theo người trồng sen nơi đây, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận từ trồng sen lấy củ cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa. Các ruộng sen không chỉ mang đến thu nhập cho người trồng mà còn tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trên địa bàn phường, với ngày công khoảng hơn 300.000 đồng/người.
Từ thực tế cho thấy, cây sen đã mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trên địa bàn phường Long Phú. Đây được xem là một trong những mô hình đem lại kết quả tích cực, khả quan. Tuy nhiên để nghề trồng sen phát triển hơn nữa, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng.
Phòng, chống dịch bệnh nơi tuyến đầu biên giới "Chúng tôi xác định, nguồn lây nhiễm hiện nay đến từ 2 yếu tố, người nhập cảnh vào Việt Nam có đi qua các vùng dịch; người trên địa bàn có tiếp xúc với người bị lây nhiễm. Từ việc xác định đó, để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã quản lý chặt chẽ các đường...