An Giang: Nhiều nơi mong nước lũ vào đồng, nhưng vì sao nông dân ở đây lại xin không xả lũ?
Trong thời gian gần đây giá lúa tăng cao, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang xin không xả lũ để tiếp tục sản xuất.
Chủ trương sản xuất “2 năm, 5 vụ” đã được Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư chấp thuận cho huyện Phú Tân thực hiện thí điểm việc xả lũ 50% diện tích trong sản xuất vụ Thu Đông năm 2019 và 2020.
Việc này nhằm điều chỉnh lại lịch thời vụ, tạo phù sa cho đất, giảm sâu bệnh gây hại trên cây lúa, nếp…
Nhiều hộ nông dân sản xuất lúa, nếp ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang xin không xả lũ vào đồng.
Trong thời gian gần đây giá lúa tăng cao, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phú Tân xin không xả lũ để tiếp tục sản xuất.
“Vụ lúa Hè Thu, nông dân chúng tôi canh tác chịu thiên tai dịch bệnh nên năng suất thấp, vì thế chủng tôi muốn tiếp tục canh tác để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho từng gia đình vì hiện tại giá lúa cao mà không phải thời điểm nào cũng được như thế…”, nhiều hộ nông dân sản xuất lúa, nếp tại xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) trình bày.
Theo các hộ nông dân này, nếu xả lũ và không được canh tác lúa trong vụ Thu Đông này thì bà con cũng không biết làm nghề gì sống vì tại địa phương không có công việc làm khác thay thế. Có thể nước lũ không nhiều hoặc không có trong năm nay…
Theo Kế hoạch số 2332/KH-UBND của UBND huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) vụ Thu Đông năm 2020 sẽ xả lũ ở 10 tiểu vùng với diện tích 11.256ha, gồm 8 vùng sản xuất “2 năm, 5 vụ” là Tây trường học, Bắc Cái Tắc, Tây sườn Phú Lâm, Tây sườn 3, Bắc Hòa Bình, Bắc Phú Lạc, Đông Bảy Bích, Tây sườn Phú An…
2 vùng sản xuất theo chu kỳ “3 năm, 8 vụ là ” Bình Thạnh Đông, Đông sườn Phú Lâm và 128ha ngoài vùng đê bao.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Ngô Thanh Trí cho biết, UBND huyện vừa có văn bản số 2068/UBND-VP ngày 21/8/2020 yêu cầu địa phương tiếp tục tuyên truyền, giải thích để nông dân thực hiện kế hoạch sản xuất “2 năm 5 vụ” với các lý do sau:
-Thứ nhất: Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, môi trường.
-Thứ 2: Yêu cầu sản xuất lúa phải gắn với thị trường tiêu thụ…
-Thứ 3: Sản xuất lúa theo hướng đảm bảo chất lượng, sạch, an toàn.
-Thứ 4: Để điều chỉnh quy mô sản xuất lúa trên toàn huyện.
Đồng thời, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) cũng tiến hành tuyên truyền, giải thích rõ cho nông dân hiểu về tinh thần nhất quán thực hiện kế hoạch sản xuất “2 năm 5 vụ” theo chủ trương chung của Ban Thường vụ Huyện ủy và Kế hoạch số 2332 của UBND huyện để đảm bảo tính đồng bộ trong thực hiện.
An Giang: Bắt loài cá heo đuôi đỏ chót, kêu éc éc từ ngoài sông vô nuôi trong lồng, bán 360 ngàn/ký
Loài cá heo đuôi đỏ trước đây chỉ được đánh bắt ngoài tự nhiên, thời điểm đánh bắt thường vào mùa lũ hàng năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang đã tận dụng diện tích mặt nước, làm bè để thả nuôi cá heo.
Mô hình nuôi loài cá heo đuôi đỏ này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân tăng nguồn thu nhập so với việc nuôi trồng các loại thủy sản khác.
Nhiều hộ nông dân tỉnh An Giang đầu tư nuôi cá heo đuôi đỏ trong lồng bè. Nuôi cá heo đuôi đỏ mặc dù vốn đầu tư cao nhưng khả năng sinh lời lớn.
Trước đây, ông Hồ Văn Nhiều (ấp Hòa Bình, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) từng nuôi nhiều loại cá như: cá nàng hai, cá lóc, cá tra, cá bống tượng...nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho gia đình ông không cao, do thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Thêm vào đó là việc nuôi các loại thủy sản này cho năng suất không ổn định, "năm trúng, năm thất"... đã khiến ông nghĩ đến việc phải tìm loại vật nuôi khác thay thế các loại thủy sản đã từng nuôi.
Sử dụng cá heo đuôi đỏ giống ngoài tự nhiên
Để tìm kiếm mô hình mới, ông Nhiều đi tham quan nhiều nơi, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhiều loại thủy sản phù hợp với điều kiện của địa phương. Qua tìm hiểu nhận thấy, cá heo đuôi đỏ thích hợp nuôi trong lồng bè trên sông, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao nên ông quyết định lựa chọn vật nuôi này để phát triển kinh tế gia đình.
Cá heo đuôi đỏ được cho là cá đặc sản, được nhiều người tiêu dùng tìm mua dù giá bán khá đắt đỏ. Chình điều này đã trở thành động lực để nhiều hộ nông dân tỉnh An Giang đầu tư nuôi cá heo đuôi đỏ trong lồng bè. Ảnh: Nguyễn Thị Mén.
Năm 2016, ông Nhiều bắt đầu đóng bè, tận dụng diện tích mặt nước sông gần nhà và mua cá heo giống về thả nuôi. Lúc đầu, ông thử nghiệm với 1 bè, nuôi cá heo đuôi đỏ với mật độ thưa. Sau thời gian chăm sóc, ông Nhiều nhận thấy đây là loài cá phát triển tốt, lớn nhanh, ít bệnh...
Cá heo đuôi đỏ ông Nhiều nuôi sau hơn 7 tháng đã cho thu hoạch. Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá heo đuôi đỏ mang lại đã giúp ông tự tin hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất.
Ông Nhiều tập trung nguồn vốn và đầu tư thêm 3 bè nuôi loài cá heo đuôi đỏ. Trong đó, bè lớn có diện tích 24m2 ông thả 1 tấn cá heo giống, thu hoạch được 3 tấn cá heo đuôi đỏ thương phẩm. Bè nhỏ diện tích 15m2, ông thả nuôi 300-500kg cá heo giống, thu hoạch được trên 1 tấn cá heo đuôi đỏ thương phẩm.
Ông Nhiều cho biết, để mô hình nuôi cá heo đuôi đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao thì việc lựa chọn cá heo giống là vấn đề quan trọng nhất. Theo đó, ông chọn mua cá heo giống trong tự nhiên ở huyện đầu nguồn An Phú.
Vào những tháng đầu mùa nước nổi, cá heo đuôi đỏ tự nhiên có giá bán dao động 120.000-140.000 đồng/kg, số lượng đạt 600-700 con/kg. Trong lồng bè, ông Nhiều đặt các ống tre và ống nhựa kết lại để làm nơi trú ngụ cho đàn cá heo, cho cá heo ăn 3 lần/ngày. Thức ăn của cá heo đuôi đỏ chủ yếu là cá tạp trộn với cám hoặc thức ăn công nghiệp.
Với phương pháp này, sau thời gian nuôi từ 7-9 tháng là cá heo đủ trọng lượng để xuất bán cho thương lái. "Thời vụ và thời gian nuôi cá heo đuôi đỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn nước lũ. Mùa nước về sớm thì có cá heo giống sớm, thả sớm, thời gian nuôi sẽ được rút ngắn lại" - ông Nhiều chia sẻ.
Nuôi cá heo đuôi đỏ-Lợi nhuận khá
Dù đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi cá nước ngọt nhưng theo ông Nhiều, nuôi cá heo không dễ, tỷ lệ hao hụt rất lớn do cá heo dễ mắc bệnh về nấm. Bù lại, nhờ giá bán cá heo đuôi đỏ cao, khoảng 290.000-360.000 đồng/ký nên người nuôi vẫn có lãi.
Nuôi cá heo đuôi đỏ được đánh giá là rất có tiềm năng, triển vọng tốt đối với thu nhập của nông dân tỉnh An Giang, nhưng hiện nay việc phát triển nghề nuôi cá heo đuôi đỏ trong lồng bè đang gặp khó khăn, trong đó có việc chưa nhân giống được loài cá đặc sản này...Ảnh: Hội Nông dân tỉnh An Giang.
"So với các loại thủy sản khác, nuôi cá heo đuôi đỏ mang lại lợi nhuận cao hơn do được thương lái, nhà hàng ưa chuộng" - ông Nhiều thông tin.
Việc phát triển mô hình nuôi cá heo đuôi đỏ bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Hồ Văn Nhiều. Tuy nhiên, điều làm ông Nhiều lo lắng nhất hiện nay là nguồn cá heo ngoài tự nhiên đang ngày càng khan hiếm; chi phí đầu tư cho các bè nuôi khá lớn.
Theo đó, vốn đầu tư mỗi bè nuôi cá heo khoảng 200 triệu đồng, con cá heo giống và thức ăn suốt vụ nuôi có thể lên đến 400 triệu đồng. Do đó, ông mong muốn các ngành chuyên môn có thể nghiên cứu để lai tạo giống cá heo, từ đó khi người nông dân có nhu cầu mở rộng sản xuất sẽ có được nguồn cá heo giống chất lượng.
Ông Hồ Ngọc Lợi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) cho biết, từ khi cá tra rớt giá, nhiều hộ nuôi cá ở địa phương chuyển sang các loại cá nuôi khác như: cá nàng hai, cá lóc, các loại cá giống... trong đó có cá heo đuôi đỏ.
Việc nuôi cá heo đuôi đỏ tạo ra hướng đi mới, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thủy điện thuộc EVNGENCO 2: Chủ động triển khai các giải pháp ứng phó thiên tai Nhằm chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn vận hành trong mùa mưa lũ cho công trình và vùng hạ du, ngay từ đầu năm 2020 Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó. Ngay từ đầu năm Công ty TSHPCo đã xây dựng và...