An Giang: Nhặt thứ trái dại rụng đầy sông, cô Kiều mang về chế ra thứ rượu có 1 không 2
Từ cà na – loại trái cây hoang dã “rụng đầy sông không ai thèm hái”, chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, Chủ cơ sở rượu cà na Hòa Kiều (ấp Tân Thành, xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã chế biến thành loại rượu độc đáo.
Món quà quý của vùng quê này đang được tham gia Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang năm 2020.
Không ngừng cải tiến
Là người con của miền Tây sông nước, chị Nguyễn Thị Diễm Kiều đã quá quen thuộc với cây cà na – loài cây hoang dã mọc cặp bờ sông, trái chín rụng nổi lều phều trên mặt nước khi vào mùa nước nổi. Cây cà na đã gắn bó với tuổi thơ của bao thế hệ, trở thành nỗi nhớ, ký ức đẹp của những người con xa quê.
Chị Kiều cho biết, thấy trái cà na chín rụng lãng phí nên cách nay hơn 10 năm, chị đã gom lại làm cà na muối, mọi người khen ngon nên đặt chị làm nhiều hơn.
Chị Kiều quyết tâm xây dựng rượu cà na Hòa Kiều thành đặc sản An Giang.
Video đang HOT
“Bà con nông dân và các em học sinh trong vùng thấy tôi làm cà na muối nên hái trái bán cho tôi. Do cà na muối lúc đó chưa tiêu thụ được nhiều nên tôi mua không hết số lượng cà na tươi. Nhìn thấy mấy em nhỏ bán cà na kiếm tiền đi học mà mình không mua cũng thấy lòng xót xa. Thế là tôi nghiên cứu sản xuất rượu cà na với hy vọng tiêu thụ được nhiều cà na hơn cho bà con và học sinh” – chị Kiều nhớ lại.
Năm 2009, chị Kiều bắt tay thử nghiệm rượu cà na. Do đây là sản phẩm mới, chị lại là người làm đầu tiên nên chẳng có quy trình hay công thức nào để học hỏi, buổi đầu sản xuất rượu cà na gặp rất nhiều khó khăn.
“Đặc thù của trái cà na là có vị chua, chát nên sản xuất rượu cũng mang theo hương vị này. Nếu mình ướp đường nhiều thì rượu quá ngọt, không phù hợp với khẩu vị người dùng, còn để ít đường lúc ngâm thì rượu lại có vị chua nhiều.
Để tạo ra sản phẩm hợp khẩu vị người dùng, tôi tự mày mò điều chỉnh công thức ngâm rượu, tất cả các sản phẩm đều mời người quen dùng thử, góp ý. Mất 4 năm, tôi mới nghiên cứu hoàn chỉnh công thức sản xuất rượu cà na, sản phẩm có màu sắc đẹp tự nhiên, hương vị thơm ngon được nhiều người tiêu dùng chấp nhận” – chị Kiều thông tin.
Bên cạnh rượu cà na, trái cà na muối, cơ sở Hòa Kiều còn sản xuất thêm cà na ngào đường, mứt cà na để đa dạng sản phẩm. “Với rượu cà na, tôi chỉ sử dụng trái cà na mọc hoang dã, loại trái đặc trưng được thu mua từ các vùng quê của An Giang, chứ không sử dụng cà na Thái. Cà na hoang dã tuy chua, chát và ít thịt hơn cà na Thái nhưng chính những đặc tính này tạo ra hương vị rất riêng cho rượu cà na. Tôi muốn xây dựng sản phẩm thành quà tặng để bất cứ ai nếm qua rượu cà na đều có cảm giác tìm lại ký ức tuổi thơ ở miền quê sông nước” – chị Kiều bộc bạch.
Tâm huyết với quê hương
Dù là sản phẩm vùng quê nhưng rượu cà na Hòa Kiều vẫn mang dáng dấp của hiện đại. Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều cho biết, để lưu thông ra thị trường, chị đã chú trọng xây dựng thương hiệu, uy tín cho sản phẩm; nhãn hiệu, bao bì, vỏ chai đều được đặt thiết kế, sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2013, cơ sở rượu cà na Hòa Kiều được Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rượu. Sản phẩm rượu cà na đã được công bố chất lượng tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm An Giang; nhãn hiệu rượu cà na Hòa Kiều được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền.
Năm 2015, rượu cà na Hòa Kiều đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện Tịnh Biên, rồi đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh An Giang 1 năm sau đó (2016). Năm 2018, cơ sở rượu cà na Hòa Kiều được UBND tỉnh khen thưởng cơ sở thường xuyên tham gia kết nối giao thương.
Năm 2019, được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao cúp và chứng nhận Thương hiệu Việt uy tín. Sản phẩm rượu cà na Hòa Kiều vừa được Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP huyện Tịnh Biên đánh giá đạt yêu cầu, tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, chuyển Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP tỉnh An Giang thẩm định trong năm nay.
Theo chị Kiều, từ khi sản xuất rượu cà na đến nay, cơ sở luôn có nguồn cà na hoang dã ổn định, do người dân ở Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên cung ứng thường xuyên. Từ loại trái “rụng trôi đầy sông”, giá trị kinh tế của cà na ngày càng tăng.
An Giang: 6 tháng đầu năm số người chết vì TNGT tăng 85%
6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh An Giang xảy ra 45 vụ TNGT, làm chết 48 người, bị thương 11 người, so với cùng kỳ TNGT tăng...
Hiện trường vụ TNGT xảy ra trên địa bàn huyện Châu Phú vào chiều ngày 30/4 khiến 1 người tử vong.
Ngày 1/7, Ban ATGT tỉnh An Giang cho biết, 6 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra 45 vụ TNGT, làm chết 48 người, bị thương 11 người. So với cùng kỳ 2019 tăng 17 vụ (tăng 60%), tăng 22 người chết (tăng 85%), giảm 2 người bị thương (giảm 15%).
Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 40 vụ, làm 44 người chết, 11 người bị thương; đường thủy xảy ra 5 vụ làm 4 người chết.
Các địa phương có số vụ TNGT tăng cao gồm huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên, TP Long Xuyên. Đặc biệt, huyện An Phú và huyện Phú Tân tăng 300% về số vụ, tăng 250% về số người chết đối với huyện An Phú và tăng 300% đối với huyện Phú Tân.
Ông Lê Việt Cường, Chánh VP Ban ATGT tỉnh An Giang nhìn nhận, so với cùng kỳ năm 2019, TNGT tăng cả về số vụ và số người chết.
Nói về nguyên nhân, Chánh VP Ban ATGT tỉnh An Giang cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục về trật tự ATGT của trực tiếp đến người dân không được tổ chức do thực hiện giản cách xã hội.
Mặc khác, cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân hạn chế ra đường, giao thông trên các tuyến đường thông thoáng, việc này đã khiến cho nhiều người tham gia giao thông chủ quan dẫn đến tình trạng chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện, đi không đúng làn đường, phần đường dẫn đến TNGT. Ngoài ra là tình trạng tụ tập có biểu hiện đua xe trái phép của một số thanh thiếu niên vẫn còn xảy ra tại một số địa phương
"Một nguyên nhân nữa đó là năm nay Ban ATGT TP thống kê luôn cả số liệu từ các bệnh viện. Việc này là những năm về trước không có từ đó dẫn đến số liệu về số vụ TNGT và số người chết bị tăng cao", ông Lê Việt Cường thông tin thêm và cho biết, trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm về vi phạm trật tự ATGT, đặc biệt là kiểm tra nồng độ cồn qua khí thở, kết hợp chặt chẽ giữa công tác cưỡng chế và tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, bảo đảm đủ trang thiết bị nghiệp vụ và lực lượng không chỉ khu vực thành thị mà còn ở nông thôn. Đặc biệt là vào các đợt cao điểm nghĩ lễ Quốc khánh 2/9 và Tết Dương lịch năm 2021.
Mặc khác, tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm về vi phạm trật tự ATGT đối với học sinh, nhất là các hành vi vi phạm nguy hiểm như điều khiển mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm,...
Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án lắp đặt Camera quan sát, giám sát giao thông trên QL 91, địa bàn huyện Châu Thành, huyện Châu Phú, TP Châu Đốc và huyện Tịnh Biên. Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh tăng cường xử lý vi phạm qua hình ảnh theo các quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Chung tay bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn Chiều 12/6, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề "Chung tay bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn" nhằm đánh giá kết quả việc bảo đảm cung cấp nước an toàn năm 2019 so với mốc kế hoạch Chương trình Quốc gia năm 2020 đến năm 2025; những vấn đề còn vướng...